Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66: Thái sư Trần Thủ Độ

Sự kiện 1: Trần Thủ Độ với người hặc.

- Người hặc dám nói những điều thiên hạ dị nghị, nghi ngờ lòng trung thành về ông vì vua còn quá nhỏ.

- Trần Thủ Độ: không biện bạch, không thù oán, trừng trị; công nhận lời nói phải, thưởng tiền lụa cho người dũng cảm.

 =>Đó không chỉ là sự thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân mà còn khích lệ cấp dưới trung thật, dũng cảm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16104 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66: Thái sư Trần Thủ Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết:
Bài:
(Đọc thêm)	 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
	 (Trích “Đại Việt sử kí toàn thư”)	
 (Ngô Sĩ Liên)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư của nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ, thái độ trân trọng, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của ông. 
2. Kỹ năng: Nắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên; Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm lịch sử có nhiều giá trị văn học.
3.Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống của cha ông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp (1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Cảm nhận của em về phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn?
Yêu cầu: Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:
- Trung quân ái quốc:
 +Hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân.
 +Lòng trung được đặt trong hoàn cảnh có thử thách.
-Là vị tướng anh hùng, đầy tài năng và mưu lược:
 +Đời Trùng Hưng, từng lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang đến tận phương Bắc.
 +Lời nói đầy dũng khí: Bệ hạ chém đầu tôi trước đã rồi hãy hàng.
 +Cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị.
 +Có tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc.
-Đức độ lớn lao:
 +Khiêm tốn, luôn kính cẩn giữ tiết làm tôi dù được vua trong đãi.
 +Suốt đời chủ trương khoan thư sức dân, tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ hiền tài, phòng xa hậu sự.
* Tóm lại: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một tướng lĩnh toàn đức, toàn tài, luôn bất tử trong lòng nhân dân qua các thời đại
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài mới (1’):	Người viết sử kí phải có ít nhất hai phẩm chất : một là tài năng và học vấn, hai là dũng khí và trung thực. Dũng khí ở sự khen chê rõ ràng, không khuất phục trước cường quyền, bẻ cong ngòi bút. Dũng khí và trung thực cộng với tài năng lựa chọn sự kiện, không miêu ta dài dòng là yêu cầu cần thiết đối với một sử gia lớn. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ”ä của Ngô Sỹ Liên là một minh chứng cho điều đó.	 
- Tiến trình bài dạy:
5’
HĐ 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác giả, đoạn trích.
- Phần tiểu dẫn cho ta biết những nội dung gì?
- Nêu những nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm và đoạn trích?
Tìm hiểu chung
 HS đọc SGK, trình bày vắn tắt theo hướng dẫn.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công dựng nên nhà Trần, giúp Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông dựng nên triều chính.
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích được rút trong “Đại Việt sử kí toàn thư”. Tập sử kí được một nhóm tác giả do Ngô Sĩ Liên đứng đầu, hoàn thành năm 1498.
30’
HĐ2: GV hướng dẫn hs đọc hiểu đoạn trích.
-Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, người viết đã chọn 4 sự kiện, đó là những sự kiện nào? Hãy phân tích những sự kiện ấy. Qua đó, nhận xét về con người Trần Thủ Độ?
-Hãy so sánh Trần Thủ Độ với Tô Hiến Thành.
-Nhận xét của em về bút pháp sử kí của Ngô Sĩ Liên qua đoạn văn?
Đọc hiểu văn bản
Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, tác gia Ngô Sĩ Liên đã chọn 4 sự kiện. Mỗi sự kiện bộc lộ một khía cạnh về nhân cách của nhân vật lịch sử.
* Nhân cách của Trần Thủ Độ
 a. Đối với người hặc tội mình: Thông thường người ta ghét kẻ vạch tội mình hoặc khuyết điểm của mình. Nhưng Trần Thủ Độ không như vậy.
 - Trước hết, ông thừa nhận người vạch tội mình là đúng “đúng như người ấy nói”.
 - Bất ngờ hơn, ông còn lấy “tiền lụa thưởng cho anh ta”.
 b. Thái độ đối với người quân hiệu giữ thềm cấm đã phản ánh cách đối xử với bề dưới của Trần Thủ Độ. Ông khích lệ những người dưới giữ nghiêm phép nước dù họ có làm ảnh hưởng đến gia đình riêng của mình.
 c. Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước, Trần Thủ Độ có cách đối xử tế nhị: vừa răng đe kẻ hay ỷ thế, vừa răng đe vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bay.
 d. Trần Thủ Độ cũng chống lại việc đưa anh em, họ hàng vào nắm những chức vụ quan trọng trong triều đình để kéo bè kết đảng.
=> Qua bốn sự kiện trên chúng ta thấy Trần Thủ Độ là người giữ nghiêm phép nước, chi công vô tư, thẳng thắn và luôn khích lệ cấp dưới làm như mình.
* Nghệ thuật
- Lối viết sử của tác giả rất hấp dẫn, gay được yếu tố bất ngờ.
- Lối viết sử của tác giả viết Đại Việt sử kí toàn thư rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí mà tính cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc và thái độ khen chê của tác giả cũng bộc lộ rõ ràng.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân cách Trần Thủ Độ:
Sự kiện 1: Trần Thủ Độ với người hặc.
- Người hặc dám nói những điều thiên hạ dị nghị, nghi ngờ lòng trung thành về ông vì vua còn quá nhỏ.
- Trần Thủ Độ: không biện bạch, không thù oán, trừng trị; công nhận lời nói phải, thưởng tiền lụa cho người dũng cảm.
 =>Đó không chỉ là sự thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân mà còn khích lệ cấp dưới trung thật, dũng cảm.
Sự kiện 2: Trần Thủ Độ với người lính giữ thềm cấm.
- Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua thềm cấm, người quân hiệu ngăn lại không cho. Về nhà, khóc và kể với TTĐ.
- Trần Thủ Độ: Rất giận, sai người bắt về, tìm hiểu rõ sự việc; không trách tội lại khen thưởng khích lệ kẻ giữ đúng pháp luật.
 =>Là người chí công vô tư, giữ nghiêm phép nước, không thiên vị người thân.
Sự kiện 3 : Trần Thủ Độ với người xin làm “câu đương”. 
- Linh Từ Quốc Mẫu trực tiếp xin cho riêng một người làm câu đương.
- Trần Thủ Độ: đồng ý với vợ, ghi tên họ nhưng gọi lên và ra điều kiện (chặt một ngón chân). 
 =>Biết cách giữ gìn sự công bằng, nghiêm minh, bài trừ tệ nạn chạy chọt chức tước, dựa dẫm thân thích.
Sự kiện 4: Trần Thủ Độ với việc làm tướng của anh trai.
-Vua Trần Thái Tông muốn phong tướng cho anh Trần Thủ Độ. 
- Trần Thủ Độ: Kiên quyết từ chối, thẳng thắn trình bày quan điểm chống lại thói gia đình trị, sử dụng người không có thực lực.
 => Luôn đặt việc nước lên trên, không tư lợi, gây bè kết cánh.
 * Nhận xét :
- Thái sư Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết.
- Đó là một nhân cách lớn, là tấm gương sáng cho muôn đời, muôn người đặc biệt là những người có chức, có quyền.
2. Đặc sắc về nghệ thuật:
- Cách kể chuyện rất hấp dẫn:
 + Tạo yếu tố bất ngờ, kịch tính.
 + Rất tiết kiệm lời mà vẫn giàu chất nghệ thuật, giàu chất văn chương.
- Tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét qua những tình huống độc đáo.
- Bày tỏ thái độ ngợi ca, tôn vinh đúng mực đối với nhân cách của danh nhân lịch sử.
1’
HĐ 3: GV định hướng hs tổng kết bài học.
- Bài học gợi cho em suy ngẫm gì về phẩm chất con người Việt Nam?
Tổng kết
Học sinh tổng kết
III. KẾT LUẬN:
-Những nét đẹp trong phẩm chất và nhân cách của thái sư Trần Thủ Độ chính là vẻ đẹp trong nhân cách của con người Việt Nam: chính trực, chí công vô tư, trung thành, trí tuệ và đầy bản lĩnh.
-Những tình huống đầy kịch tính trong mạch văn ngắn gọn, chặt chẽ đã tạo nên sức hấp dẫn trong bút pháp nghệ thuật già dặn của Ngô Sĩ Liên.
1’
HĐ 4: GV củng cố: Nắm vững những việc làm và suy ngẫm uyên thâm của TTĐ cùng hình thức văn chương sử kí độc đáo của tác giả.
Củng cố
4. Dặn dò (1’): 
Học sinh học bài cũ.
 chuẩn bị bài PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET66.doc
Giáo án liên quan