Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 51-53

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được những yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân; biết xác định mục tiêu, nội dung một bản kế hoạch cá nhân.

2. Kỹ năng: Trao dồi cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập hiện tại và công tác sau này

3. Thái độ:Hình thành ý thức làm việc hiệu quả và khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc SGK, thảo luận nhóm, xây dựng bài.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 51-53, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết: 51
Bài: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được các yêu cầu cơ bản của việc trình bày một vấn đề trước nhiều người, tức là khả năng lập ngôn và thuyết phục người nghe đồng ý, đồng cảm, đồng tình với luận điểm của mình.
2. Kỹ năng: Trau dồi cách thức trình bày một vấn đề theo đề cương đã chuẩn bị
3.Thái độ: Nâng cao khả năng vận dụng tiếng Việt trong quá trình nói, viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng, bảng phụ.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Kết hợp đọc diễn cảm, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Giảng bài mới: 	
-Giới thiệu bài: Cuộc sống có bao vấn đề đặt ra cần giải quyết và mong muốn người khác cùng chia sẻ. Do vậy, việc trình bày một vấn đề cùng mọi người để mong người khác hiểu, cảm thông, chia sẻ là công việc bức thiết, nhất là trong cuộc sống hôm nay. Bài học giúp ta giải quyết những điều này.( 1’)
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 3’
 HĐ1: hướng dẫn hs tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
 GV thuyết giảng.
Tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ:
 Đây là nhu cầu bức thiết trong cuộc sống hiện nay.
 15’
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu công việc chuẩn bị trình bày. 
-Trước khi trình bày một vấn đề, cần chuẩn bị những gì?
+Nên chọn những vấn đề nào?
+ Trước khi trình bày, cần phải làm gì để đạt hiệu quả?
Tìm hiểu công việc chuẩn bị trình bày.
- HS đọc SGK, thảo luận, phát biểu xây dựng bài:
+Chọn đề tài.
+Xác định điều kiện chuẩn bị cho lời nói. 
+Xác định đối tượng nghe (đọc).
+Xác định mục đích nói.
+Dự liệu cách thức nói.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ:
1.Chọn vấn đề trình bày:
-Chọn đề tài.
-Xác định điều kiện chuẩn bị cho lời nói: vấn đề trình bày phải được am hiểu sâu sắc; có hứng thú chuẩn bị và trình bày; có tư liệu, số liệu phong phú về những vấn đề liên quan.
-Xác định đối tượng nghe (đọc).
-Xác định mục đích nói.
-Dự liệu cách thức nói.
2.Lập dàn ý cho bài trình bày:
-Xác định các ý chính.
-Chia tách ý chính thành các ý nhỏ.
-Sắp xếp trình tự các ý theo một trật tự hợp lí.
15’
HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách thức trình bày.
 -Quy trình trình bày một vấn đề cần tiến hành như thế nào?
Tìm hiểu cách thức trình bày.
-HS đọc SGK, thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
+Bắt đầu trình bày
+ Trình bày nội dung chính
+Kết thúc
III.TRÌNH BÀY:
1.Bắt đầu trình bày:
-Chuẩn bị tâm thế.
-Chào cử tọa và tự giới thiệu, dẫn dắt trình bày.
2.Trình bày nội dung chính:
-Trình bày lần lượt từng nội dung.
-Chú ý cách thức chuyển ý.
-Theo dõi phản ứng của cử tọa và điệu chính tư thế, cử chỉ, ngữ điệu phù hợp.
3.Kết thúc:
-Tóm tắt, nhấn mạnh các ý chính.
-Cám ơn người nghe.
8’
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.
-GV gợi dẫn theo hệ thống câu hỏi yêu cầu trong bài tập.
 Luyện tập.
-HS tự xác lập các ý cần trình bày cho từng đề tài.
IV.LUYỆN TẬP:
1.Vị trí tương ứng của mỗi câu trong phần trình bày:
 a) Bắt đầu trình bày: (5), (6), (7).
 b) Trình bày nội dung chính: (4).
 c) Chuyển qua chủ đề khác: (1), (2).
 d) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày.
2.Dự kiến các ý cần trình bày cho nội dung sau :
a) Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày.
 b) Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
1’
HĐ 4: củng cố. 
Nắm vững cách thức lựa chọn, lập ý và trình bày một vấn đề .
Củng cố bài.
4. Dặn dò: -Về nhà thực hiện các bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị bài : LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN.( 1’)
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết: 52
Bài: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được những yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân; biết xác định mục tiêu, nội dung một bản kế hoạch cá nhân.
2. Kỹ năng: Trao dồi cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân trong học tập hiện tại và công tác sau này
3. Thái độ:Hình thành ý thức làm việc hiệu quả và khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc SGK, thảo luận nhóm, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
-Câu hỏi: Trình bày quan điểm của em về việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
-Yêu cầu trả lời: Dựa theo dàn ý bài tập 2, điểm e – Tiết 51.
3. Giảng bài mới: 	 
- Giới thiệu bài: Để có thể thực hiện tốt những công việc hàng ngày, mỗi người phải biết cách phân phối thời gian hợp lí cho từng nội dung hoạt động. Nói cách khác đó chính là kĩ năng Lập kế hoạch cá nhân.Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta một số kĩ năng Lập kế hoạch cá nhân.( 1’)
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 5’
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân.
 -GV thuyết giảng.
Tìm hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân.
 -HS liên hệ trong thực tế cuộc sống chính minh xem mình đã từng làm kế hoạch cá nhân chưa, làm như thế nào. Liên hệ trực tiếp bài học rút ra kết luận tầm quan trong của kế hoạch cá nhân.
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN:
-Kế hoạch cá nhân giúp mỗi người sống và làm việc một cách có ý thức, có tổ chức và hiệu quả.
- Giúp mỗi người có thể chủ động tổ chức cuộc sống của mình một cách khoa học, thoải mái, có thời gian làm việc, vui chơi giải trí hợp lí.
- Cuộc sống hiện đại càng đặt ra vấn đề có kế hoạch để nâng cao hiệu quả công việc.
16’
HĐ 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch cá nhân.
-Nêu cách thức xây dựng kế hoạch cá nhân?
Tìm hiểu cách xây dựng kế hoạch cá nhân.
 - HS thảo luận, xây dựng bài. 
II. CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÁ NHÂN:
1.Các bước thực hiện:
-Xây dựng yêu cầu, nội dung và quỹ thời gian của công việc.
-Xây dựng kế hoạch cụ thể.
2.Yêu cầu trình bày:
-Nội dung công việc.
-Cách thức thực hiện.
-Thời gian thực hiện.
-Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng.
15’
HĐ 3: hướng dẫn Hs thực hành luyện tập.
 GV hướng dẫn cách thức tiến hành lập kế hoạch cá nhân..
Thực hành luyện tập.
 HS thực hiện bài tập theo yêu cầu. Lưu ý lập kế hoạch cụ thể cho một công việc gần gũi với đời sống học tập, rèn luyện.
III.LUYỆN TẬP:
 * Tiến hành lập bảng kế hoạch cá nhân gồm các cột mục sau:
-Nội dung công việc.
-Yêu cầu.
-Cách thực hiện.
-Thời gian hoàn thành.
 1’
HĐ 4:Hướng dẫn Hs củng cố. Nắm vững cách thức lập bảng kế hoạch cá nhân
Củng cố bài.
4. Dặn dò: - Học sinh học bài cũ.
 -Hoàn thành bài tập đã hướng dẫn; chuẩn bị bài:THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ.( 1’)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết: 53
Bài:
( Đọc văn)	 THƠ HAI- KƯ CỦA BA- SÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua việc tự học có hướng dẫn ở nhà và trên lớp, học sinh bước đầu làm quen với văn học Nhật Bản, hiểu được thơ hai-cư; những nét độc đáo trong thơ hai-cư của Ba-sô.
2. Kỹ năng: Cách thức đọc diễn cảm và cảm nhận thơ hai-cư.
3.Thái độ: Bồi dưỡng cảm quam thẩm mĩ tinh tế, bbồi đắp những tình cảm nhân văn cao cả cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Dọc tài liệu, soạn giảng; bảng phụ về các văn bản thơ hai-cư của Ba-sô.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: đọc điễn cảm, thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp:Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.( 1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: Không.	
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa độc đáo lâu đời. Quê hương của hoa anh đào là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Những thi sĩ trên đất nước Phù tang đã góp vào văn học thế giới một hình thức thi ca đặc sắc: thơ hai-cư. Trong thời gian ngắn ngủi, chúng ta dành chút thì giờ quý hiếm để đắm mình trong không gian nghệ thuật độc đáo của loại hình thi ca xứ sở Mặt trời.( 1’)
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 10’
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
 - GV thuyết giảng nhanh về đặc điểm nghệ thuật :
 +Mỗi tứ thơ có một phong cảnh, một vài sự vật, sự việc cụ thể, một cảm xúc, suy tư của người viết.
 +Mỗi bài có một quý ngữ (từ chỉ mùa) thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. 
 +Khai thác triệt để thủ pháp tượng trưng. Mang đậm tính hàm súc. Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông. Cảm thức thẩm mĩ rất riêng, rất tinh tế. 
- Vài nét về tác giả?
Tìm hiểu chung
 HS theo dõi, ghi chép nhhững nội dung cơ bản.
- Thể thơ truyền thống của Nhật Bản.
-Hình thành vào XVI, đỉnh cao vào XVII.
-Dung lượng thơ ngắn nhất thế giới.
 - HS đọc SGK, vắn tắt những nội dung chính về tác giả.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Thơ hai-cư:
 - Thể thơ truyền thống của Nhật Bản.
-Dung lượng thơ ngắn nhất thế giới.
-Đặc điểm nghệ thuật :
 +Mỗi bài có một quý ngữ (từ chỉ mùa).
 +Khai thác triệt để thủ pháp tượng trưng. 
- Hai-cư đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại …
2.Về tác giả Ba-sô:
-Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694) quê ở I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) là nhà thơ hàng đầu Nhật Bản.
-Xuất thân gia đình võ sĩ cấp thấp.
-Sống và phiêu bạt ở nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản.
-Sáng tác nhiều thơ ca, nhưng nổi tiếng là tập thơ: Lối lên miền Ô-ku. (1689)
	30’
 HĐ 2: Hướng dẫn hs 
 đọc hiểu văn bản.
-Tám bài thơ tập trung biểu hiện những ý tưởng lớn nào?
-Nét độc đáo của những bài thơ về tình cảm quê hương là gì?
-Tình cảm đối với mẹ biểu hiện tập trung ở chi tiết nào? Thử cảm nhận.
-Nét cảm động ở bài thơ số 4-5 là ở chỗ nào?
-Sự tương giao, tương hợp của thiên nhiên, vạn vật thể hiện thế nào trong hai bài thơ?
 -Khát vọng sống phiêu du, tự do, lãng mạn thể hiện thế nào trong bài thơ?
Đọc hiểu văn bản.
 -HS thảo luận, phát biểu.
1.Tình cảm quê hương: (Bài 1-2)
- Quý ngữ: chim đỗ quyên
2.Tình cảm sâu sắc đối với mẹ:(Bài 3)
- Quý ngữ: làn sương thu
3.Tình thương trước số phận hẩm hiu: (Bài 4-5)
- Quý ngữ: tiếng mưa
4. Sự tương giao, tương hợp của vạn vật, con người: (Bài 6-7)
- Quý ngữ: hình ảnh đá.
5. Khát vọng sống phiêu du, tự do, lãng mạn: (Bài 8)
- Quý ngữ: cánh đồng 
II. ĐỌC HIỂUVĂN BẢN:
1.Tình cảm quê hương: (Bài 1-2)
-Những tứ thơ độc đáo, bất ngờ thể hiện tình cảm thấm thía với quê hương. Tình yêu đã làm cái xa lạ trở nên gần gũi; cái vô tư trở nên có hồn.
-Những quý ngữ có sức khơi gợi tâm tư, tình cảm rất lớn.
2.Tình cảm sâu sắc đối với mẹ:(Bài 3)
-Qúy ngữ Làn sương thu hàm súc:
 +Làn tóc mẹ.
 +Cuộc đời chua xót, mong manh.
 +Sự xót đau, giá lạnh…
-Tình cảm sâu lắng và nỗi tiếc nuối, xót đau khi mẹ qua đời.
3.Tình thương trước số phận hẩm hiu: (Bài 4-5)
-Hình ảnh gợi cảm; ý tưởng bất ngờ; những quý ngữ có khả năng gợi liên tưởng lớn.
-Tình cảm nhận hậu trước những số phận mong manh, lạc loài đáng thương.
4. Sự tương giao, tương hợp của vạn vật, con người: (Bài 6-7)
-Những sắc màu, những thanh âm …có sức xao động lớn, gợi sự tương giao tương hợp sâu xa.
-Sự tinh tế và những cảm thức sâu lắng trước cái đẹp và sự sống của tạo vật.
5. Khát vọng sống phiêu du, tự do, lãng mạn: (Bài 8)
-Tứ thơ đặc biệt trong nghịch cảnh.
-Khát vọng sống không cùng, thanh thoát, lãng mạn.
1’
 HĐ 3: Hướng dẫn Hs tổng kết bài.
 -Đánh giá vai trò của thơ Hai- cư? 
Tổng kết bài.
HS kết luận.
III. TỔNG KẾT:
-Hai-cư là thành tựu văn học độc đáo của người Nhật.
-Ba-sô là người có công lớn để đưa văn học miền quốc đảo đến với bạn đọc năm châu.
1’
HĐ 4: Hướng dẫn Hs củng cố bài.
Nét độc đáo của thơ Hai- cư.
Củng cố bài.
4. Dặn do ø( 1’): - Học sinh học thuộc bài cũ.
 -Tìm hiểu thêm nét độc đáo của thơ hai-cư nói chung và thơ của Ba-sô nói riêng.
 IV.RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET51-53.doc
Giáo án liên quan