Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 49,50

Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau, miễn là nêu bật được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu sơ lược về xuất xứ bài thơ: Cảnh ngày hè là bài thơ Nôm số 43, được trích từ mục Bảo kính cảnh giới của tập thơ Quốc âm thi tập.

- Qua bài thơ Cảnh ngày hè có thể thấy ba vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai : Tình yêu thiên nhiên – Yêu đời, yêu cuộc sống – Yêu nhân dân, đất nước.

+ Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế, tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, khứu giác Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hoà giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật

+ Tình yêu thiên nhiên có cội nguồn sâu xa là lòng yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của tác giả : Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh lao xao chợ cá dội tới từ phía làng chài hay chính lòng tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh sống bình yên của người dân nơi thôn dã ? Tiếng cầm ve dắng dỏi như hoà cùng khúc nhạc lòng Ức Trai.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 49,50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12 /08
Tiết: 49 - 50.
Bài: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I.
I. MỤC TIÊU.
-Kiến thức : Giúp học sinh củng cố và hệ thống hĩa tồn bộ kiến thức cơ bản trong học kì I.
-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn.
-Thái độ: Cĩ ý thức học tập, thi cử nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ.
-Thầy: Đề cương, đề kiểm tra, nội dung ơn tập cho học sinh.
-Trị: Ơn tập theo đề cương, kiểm tra theo lịch nhà trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
ĐỀ
Câu 1( 2 điểm): Nêu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam? Một số phương diện biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo?
Câu 2 (1 điểm): Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Cĩ sức người sỏi đá cũng thành cơm.
	(Hồng Trung Thơng)
Câu 3 ( 7 điểm):
	Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.
	Văn bản:
	Rồi hĩng mát thuở ngày trường,
Hịe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên cịn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ cĩ Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp địi phương.
	(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1). 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu 1(2 điểm):
	Học sinh cần nêu được ba đặc điểm cơ bản với một số phương diện biểu hiện sau:
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, biểu hiện rất phong phú, đa dạng nhưng được thể hiện tập trung ở một số phương diện: Ý thức độc lập, tự chủ, tự hào dân tộc, lịng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, tự hào trước truyền thống lịch sử, trước chiến cơng thời đại, biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước, yêu thiên nhiên đất nước,… (1,25 điểm)
- Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lịng thương người, lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người, khẳng định, đề cao tài năng, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, cơng lí, chính nghĩa,…của con người, đề cao những quan hệ đạo đức, truyền thống đạo lí giữa con người với con người. (1,25 điểm)
- Cảm hứng thế sự. (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm): Học sinh phân tích các ý:
- Xác định biện pháp tu từ: Hốn dụ (0.5 đ).
- Phân tích (0.5 đ):
+ bàn tay: chỉ con người lao động cần cù chăm chỉ.
+ sức người: lịng kiên trì, bền bỉ và sự đồn kết của con người trong lao động.
+ sỏi đá: những khĩ khăn, gian khổ cần vượt qua.
+ cơm: thành quả đem lại từ sự lao động kiên trì, bền bỉ của con người.
Câu 3 ( 7 điểm):
1) Yêu cầu về kĩ năng :
	Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận có kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, bố cục lôgic, diễn đạt tốt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,….
2) Yêu cầu về kiến thức :
 	Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau, miễn là nêu bật được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu sơ lược về xuất xứ bài thơ: Cảnh ngày hè là bài thơ Nôm số 43, được trích từ mục Bảo kính cảnh giới của tập thơ Quốc âm thi tập.
- Qua bài thơ Cảnh ngày hè có thể thấy ba vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai : Tình yêu thiên nhiên – Yêu đời, yêu cuộc sống – Yêu nhân dân, đất nước.
+ Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế, tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, khứu giác …Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hoà giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật …
+ Tình yêu thiên nhiên có cội nguồn sâu xa là lòng yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của tác giả : Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh lao xao chợ cá dội tới từ phía làng chài hay chính lòng tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh sống bình yên của người dân nơi thôn dã ? Tiếng cầm ve dắng dỏi như hoà cùng khúc nhạc lòng Ức Trai.
+ Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông thiết tha với dân với nước : Mong dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc - điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở nhân dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc - hạnh phúc cho mọi người, mọi nơi. Ước mơ đó thể hiện tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, ngày nay vẫn mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc.
- Nghệ thuật: Bài thơ thể hiện nghệ thuật thơ Nôm điêu luyện của Nguyễn Trãi: Dùng từ tinh tế, ngắt nhịp sáng tạo, hình ảnh giản dị, cách chen vào một số câu lục ngôn làm cho ý thơ chắc khỏe, cân đối và góp phần Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.	
3) Gợi ý chấm bài.
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, cĩ nhiều phát hiện mới mẻ, văn cĩ cảm xúc, mang tính nghệ thuật, cĩ thể cịn vài sai sĩt nhỏ, khơng đáng kể.
- Điểm 6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên, hành văn trơi chảy, cĩ cảm xúc, mắc ít lỗi chính tả. 
- Điểm 5: Biết cách triển khai vấn đề nhưng phân tích chưa sâu sắc, văn cĩ cảm xúc, mắc một số lỗi nhỏ.
- Điểm 4 : Tỏ ra hiểu yêu cầu đề bài nhưng phân tích chưa rõ ràng, đơi chỗ diễn đạt cịn vụng về. Chữ viết rõ ràng.
- Điểm 2 - 3 : Cho các bài trình bày được một nửa số ý, sai từ 3 lỗi chính tả, dùng từ trở lên.
- Điểm 0 - 1: Cho các bài viết được một đoạn, lạc đề, bỏ giấy trắng.
( Khi chấm giáo viên linh động ghi điểm cho phù hợp)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docTIET 49- 50.doc
Giáo án liên quan