Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 46: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)

+ Ngọc lộ: sương như hạt ngọc, sương trắng- hình ảnh đẹp.

+ Điêu thương: tiêu điều, buồn thương.

+Hỡnh ảnh chọn lọc: Rừng phong, sương thu.

- Rừng phong bị sương móc (sương muối có hại) làm cho tiêu điều, xơ xác. Mùa thu hiện lên với hình ảnh lạ. Cảnh thu gắn với địa danh cụ thể (Vu Sơn, Vu Giáp, đất Quỳ Châu) nhưng đều hiu hắt trong hơi thu.

=> Hai câu thơ đầu với vài nét chấm phá, tác giả đã dựng lên bức tranh về mùa thu vừa quen, vừa lạ, vừa tiêu điều, tàn tạ, hiu hắt, buồn thương nhưng lại vừa mang dáng dấp hiểm trở hùng vú.

- Hướng nhìn bức tranh thu của nhà thơ di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.

- Cảnh vật hoang sơ, tiêu điều, bi thương, cho thấy nỗi u hoài của tác giả:

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12900 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 46: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2012
Tiết : 46
Bài dạy: Đọc văn 	 CẢM XÚC MÙA THU
	 (Thu hứng) 
Đỗ Phủ
I. MỤC TIấU 
	Sau bài học này, học sinh cần: 
-Kiến thức: Hiểu được tõm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li: Nỗi nhớ quờ hương và nỗi ngậm ngựi xút xa cho thõn phận của người xa quờ. Biết thờm một khớa cạnh và đặc điểm của thơ Đường luật: Kết cấu chặt chẽ, tớnh cụ đọng, hàm sỳc của hỡnh ảnh và ngụn từ.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Thỏi độ: Bồi dưỡng tỡnh yờu quờ hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
- Trũ: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phỳt): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phỳt): Đọc thuộc lũng bài thơ:Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiờn đi Quảng Lăng. Phõn tớch bỳt phỏp tả cảnh ngụ tỡnh trong bài thơ?
TIEÁN TRèNH TIEÁT DAẽY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu nêu vài nét về tác giả?
GV: Thuyết giảng thêm: Đỗ Phủ thi tiến sú nhiều lần nhưng bị đánh hỏng. Năm 752 ông dâng vua tập sách: Tam đại lễ phú; 755 được bổ chức: Quản lí kho vũ khí. Sau sự kiện An Lộc Sơn, gia đình ông chạy loạn lâm vào nạn đói rét (ông chết vì đói rét trên chiếc thuyền độc mộc ở Lỗi Dương khi 58 tuổi).
Nguyễn Du đã tôn vinh Đỗ Phủ là; “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư” ( Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời).
GV:Em hãy nêu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, trả lời.
HS: Thảo luận trả lời.
I. Đọc - hiể kháI quát.
1) Taực giaỷ
- Đỗ Phủ (712-770), tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.
- Cuộc đời nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
- Ông là nhà thơ hiện thực vú đại của Trung Quốc.
- Thơ ông hiện còn khoảng hơn 1500 bài, được gọi là “thi sử” - Sử viết bằng thơ. 
- Người đời xưng tụng ông là “Thi thánh”.
2) Văn bản 
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 766 Đỗ Phủ đến Quỳ Châu ông đã sáng tác chùm thơ Thu hứng nổi tiếng, gửi gắm nỗi niềm thương nhớ quê hương.
3) Bố cục: Hai phần: 
+ Cảnh thu (4 câu đầu).
+ Tâm trạng của nhà thơ (4 câu sau).
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu chi tiết.
GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm văn bản bài thơ?
GV:Cảnh mùa thu trong bài thơ được hiện lên qua những hình ảnh nào?
GV: Em có nhận xét gì về hai câu thơ trên?
GV: Cảnh vật tàn tạ hay chính lòng người buồn, điêu linh. Cảm giác bất ổn, đổ vỡ.
GV: Điểm nhìn của nhà thơ thay đổi như thế nào ở hai câu thơ sau.
GV: Tác giả vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thu buồn, nhưng rất hoành tráng, dữ dội, kì vú.
GV: Gọi học sinh đọc bốn câu thơ sau.
GV: Biện pháp nghệ thuật gì được nhà thơ sử dụng ở hai câu luận? 
GV:Nhận xét về hình ảnh con thuyền?
GV: Qua âm thanh tác giả miêu tả cảnh gì?
HS: Đọc văn bản, chú ý giọng điệu khi đọc.
HS: Thảo luận, phát biểu: Những hình ảnh: Rừng phong, sương thu. 
HS: Thảo luận khái quát: Hai câu thơ đã dựng lên bức tranh về mùa thu vừa quen, vừa lạ, vừa tiêu điều, tàn tạ, hiu hắt, buồn thương nhưng lại vừa mang dáng dấp hiểm trở hùng vú.
HS: Thảo luận, trả lời: Điểm nhìn từ cao xuống thấp và bao quát theo chiều rộng.
HS: Thảo luận, phát biểu: Nghệ thuật đối lập.
HS: Thảo luận, nhận xét: Vừa là hình ảnh thực, vừa mang ý nghúa tửụùng trửng cho thaõn phaọn ủụn chieỏc, daùt troõi, phieõu baùt cuỷa cuoọc ủụứi taực giaỷ.
HS: Thảo luận, trả lời: Cảnh sinh hoạt nhưng chính là nỗi lòng tác giả.
II- Đọc - hiểu chi tiết
1) Bốn câu đầu : Cảnh thu.
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm
+ Ngọc lộ: sương như hạt ngọc, sương trắng- hình ảnh đẹp.
+ Điêu thương: tiêu điều, buồn thương.
+Hỡnh ảnh chọn lọc: Rừng phong, sương thu.
- Rừng phong bị sương móc (sương muối có hại) làm cho tiêu điều, xơ xỏc. Mùa thu hiện lên với hình ảnh lạ. Cảnh thu gắn với địa danh cụ thể (Vu Sơn, Vu Giáp, đất Quỳ Châu) nhưng đều hiu hắt trong hơi thu. 
=> Hai câu thơ đầu với vài nét chấm phá, tác giả đã dựng lên bức tranh về mùa thu vừa quen, vừa lạ, vừa tiêu điều, tàn tạ, hiu hắt, buồn thương nhưng lại vừa mang dáng dấp hiểm trở hùng vú.
- Hướng nhìn bức tranh thu của nhà thơ di chuyển từ rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.
- Cảnh vật hoang sơ, tiêu điều, bi thương, cho thấy nỗi u hoài của tác giả:
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
+ Lòng sông: sóng vọt lên tận lưng trời.
+ Cửa ải: mây sa sầm xuống mặt đất.
- Hai câu thơ trên tác giả sử dụng phép đối (đối âm, đối nhịp, đối ý) - Qua đó không gian được mở ra theo nhiều chiều: 
+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất.
+ Chiều sâu: sông thẳm.
+ Chiều xa: cửa ải.
=> Cảnh vật bổ sung cho nhau tạo nên một cảnh thu trầm uất và bi tráng.
2) Bốn câu sau: Tâm trạng nhà thơ.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
- Nghệ thuật đối được nhà thơ tiếp tục sử dụng. 
+ Khóm cúc: nở hoa hai lần, đã hai lần mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, hai lần đều rơi nước mắt. Lệ của hoa, lệ của người, cả hai đều chung nước mắt.
+ Con thuyền: Vừa là con thuyền thực, từng đưa Đỗ Phủ đi lánh nạn, vừa là con thuyền tượng trưng cho thân phận đơn chiếc, dạt trôi, phiêu bạt của cuộc đời Đỗ Phủ, song con thuyền ấy luôn gắn bó với quê hương.
=> Lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch đế thành cao cấp mộ châm
- Tiếng dao kéo, tiếng chày đập vải dồn dập.
- Cảnh làm nao lòng người, diễn tả nỗi đau thương cực điểm. Âm thanh sinh hoạt, nhưng não lòng bởi nỗi nhớ người thân nơi biên ải.
=> Hai câu thể hiện khát vọng trở về quê hương của tác giả- tình cảm chủ đạo xuyên suốt bài thơ.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự tổng kết.
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào ghi nhớ SGK để tổng kết.
HS: Dựa vào ghi nhớ SGK tự tổng kết.
III- Tổng kết
1) Nội dung
- Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
2) Nghệ thuật
- Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt trình độ mẫu mực.
- Củng cố, dặn dũ ( 1 phỳt): Nắm được giỏ trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Bài tập về nhà: Đọc thuộc lũng bài thơ. Soạn ba bài đọc thờm:Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oỏn của người phũng khuờ, Khe chim kờu. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiết 46.doc