Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 42: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Căn cứ vào khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã học ở tiết trước, hãy cho biết các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

* Gv cho ví dụ:

“Đêm trăng thnah anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàn nên chăng”

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 42: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 	
Tiết: 42 
 Bài dạy:	 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
 (TIẾNG VIỆT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
2. Kỹ năng
- Tổng hợp, tích hợp với văn qua hai bài: Nhàn và Đọc Tiểu Thanh kí 
- Rèn kĩ năng nhận biết yêu cầu phát vấn, rèn các thao tác: đối chiếu, so sánh, suy luận, bình giá, khả năng ghi nhớ và sáng tạo.
- Rèn kĩ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
3. Thái độ
- Dụng ngữ đúng phong cách, diễn đạt trong sáng, tự nhiên, sinh động, biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Nêu khái niệm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Cho ví dụ? 
 -Yêu cầu trả lời: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao
 đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Học sinh lấy ví dụ phù hợp.
3. Giảng bài mới 	
 Giới thiệu bài (1’): Giao tiếp trong đời sống hàng ngày bằng ngôn ngữ là hình thức phổ biến mang những đặc điểm riêng khác biệt so với ngôn ngữ gọt giũa. Nắm được vấn đề giúp quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả. Bài học giúp nắm bắt những vấn đề cơ bản đó.
Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
15’
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II. Trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Căn cứ vào khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đã học ở tiết trước, hãy cho biết các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
* Gv cho ví dụ:
“Đêm trăng thnah anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàn nên chăng”
- Thời gian: đêm
- Nhân vật: chàng trai, cô gái
- Nội dung: tỏ tình
- Cách thức: lời nói trữ tình
- GV chỉ định các HS lần lượt đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.
Tìm hiểu đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- HS trao đổi, thảo luận và cử đại diện trả lời các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Tính cụ thể:
+Có địa điểm (ở đâu?) và thời gian (khi nào?) xác định.
+Có nhân vật giao tiếp (những ai?) xác định.
+Có các vai (ai nói với ai?) giao tiếp xác định.
+Có mục đích (để làm gì?) giao tiếp xác định.
+Có cách diễn đạt (thân mật, suồng sã, trang trọng nghiêm túc… ) bằng ngôn ngữ xác định.
- Tính cảm xúc:
+Thái độ, tình cảm (tôn trọng – coi thường, thân tình – lạnh nhạt…)
-Giọng điệu thân mật, gay gắt.
- Ngữ điệu bình thường hay thất thường.
-Cường độ, cao độ bình thường hay quá mức.
+Cách dùng từ ngữ: nôm na, giản dị, dễ hiểu hay cầu kì, sáo rỗng.
+Cách duy trì cuộc thoại
- Dùng các cách gọi, đáp, hỏi, trách móc… quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
- Tính cá thể:
+Mỗi nhân vật giao tiếp khi nói đều “vô tình” bộc lộ khá đầy đủ các nét riêng (không ai giống ai) như sau:
- Trình độ học vấn.
- Giới tính.
- Tuổi tác.
- Quê hương.
- Hoàn cảnh sống.
- Sở thích.
- Tính cách.
- Vốn từ ngữ.
 - Khả năng cộng tác đối thoại.
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
 1.Tính cụ thể
-Cụ thể về nhân vật
-Cụ thể về thời gian, địa điểm
-Cụ thể về nội dung, mục đích
-Cụ thể về cách thức
2.Tính cảm xúc
-Giọng điệu
- Từ ngưc gợi cảm
- Câu mang sắc thái biểu cảm: cảm thán, cầu khiến.
3.Tính cá thể
- Giới tính, tuổi tác, cá tính, địa phương, thói quen…
21’
HĐ2:Hướng dẫn Hs luyện tập
- Bài 1
+ Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt thể hiện tính cụ thể, cảm xúc, cá thể hóa của PCNNSH?
+ Tác dụng của việc ghi nhật kí đối với sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân?
-Bài 2
Phân tích các dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở các bài ca dao:
 “ Mình về .. cười”
“Hỡi cô …với anh”
-Bài 3: Chỉ ra sự mô phỏng PCNNSH trong ví dụ “ Chiến thắng Mtao-M xây”?
-Bài tập 5 – trang 87 – Sách Bài tập.
Hãy phân tích những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn thơ sau?
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng,
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu…
(Hồng Nguyên, Nhớ)
HĐ2: Luyện tập
-HS làm bài tập.
* Biểu hiện của PCNNSH trong ví dụ:
 a, Tính cụ thể:
- Thời gian: đêm khuya.
- Không gian: núi rừng.
- Nhân vật: Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại (thực ra là độc thoại nội tâm).
- Nội dung: tự vấn lương tâm.
b, Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, có chút nũng nịu.
c, Tính cá thể: bộc lộ chân dung tâm hồn của con người có trình độ, có vốn sống, có trách nhiệm, có niềm tin và rất giàu tình cảm. 
* Tác dụng của ghi nhật kí: giúp phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, khả năng bộc lộ cảm xúc của cá nhân…
-HS thực hiện các yêu cầu, trả lời sau khi đã thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
- Hs Thực hành trên bảng phụ.
- HS thực hiện các yêu cầu của bài tập, trả lời trên bảng phụ theo hướng dẫn của GV.
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 1
*Đoạn nhật kí mang những nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:
a, Tính cụ thể
- Thời gian: đêm khuya.
- Không gian: núi rừng.
- Nhân vật: Đặng Thùy Trâm tự phân thân để đối thoại (thực ra là độc thoại nội tâm).
- Nội dung: tự vấn lương tâm.
b, Tính cảm xúc: giọng điệu thân mật, có chút nũng nịu.
c, Tính cá thể: bộc lộ chân dung tâm hồn của con người có trình độ, có vốn sống, có trách nhiệm, có niềm tin và rất giàu tình cảm.
* Tác dụng của ghi nhật kí: giúp phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, khả năng bộc lộ cảm xúc của cá nhân…
Bài tập 2
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện ở:
- Phong cách xưng hô thân mật: mình – ta, cô – anh.
- Cách đối thoại: chăng, hỡi.
- Cách dùng từ ngữ: đập đất, trồng cà.
- Giọng điệu: tình tứ.
Bài tập 3
- Đoạn đối thoại mô phỏng lời nói theo kiểu:
+Liệt kê, tăng tiến, đối chọi : tù trưởng các ngươi đã chết, lúa của các ngươi đã mục.
+Điệp ngữ: ai giữ… ai giữ…
+Lặp mô hình cú pháp: ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói…
- Có nhịp điệu gần giống với văn biền ngẫu.
Bài tập 4:
Đoạn thơ tuy thuộc văn bản nghệ thuật nhưng có những chi tiết của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Về nội dung, đoạn thơ thuật lại cảnh sinh hoạt gần gũi, thân mật, hằng ngày của một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
- Những hình ảnh, chi tiết trong sự việc rất cụ thể (nắng mưa sờn mép ba lô, nghỉ lại lưng đèo, nằm trên dốc nắng, kì hộ lưng nhau, quờ chân tìm hơi ấm…).
- Có một đoạn hội thoại giữa những người lính, ở đó họ dùng những từ xưng hô thân mật, suồng sã và những từ khẩu ngư,õ từ địa phương (đằng nớ, tớ…)
1’
Hoạt động 4: GV củng cố 
Nắm vững các khái niệm, dạng thức ngôn ngữ nói.
Hoạt động 4: HS củng cố
4. Dặn dị học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)ø
-Hs học bài cũ.
-Chuẩn bị bài mới: Đọc và soạn bài đọc thêm 3 tác phẩm: Vận nước, Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET42.doc
Giáo án liên quan