Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 41: Vận nước

GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ tiểu dẫn sgk rút ra vài nét về tác giả?

GV: Gọi học sinh đọc văn bản.

GV: Hai câu đầu có phải miêu tả cảnh mùa xuân không? Nhằm nói lên điều gì?

GV: Hai câu tiếp theo nói đến nội dung gì?

GV: Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bốn câu đầu?

GV:Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối có khác gì câu 3 và 4.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 41: Vận nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2012
Tiết : 41	
Bài dạy: Đọc thêm 	- VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)
	- CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)
	- HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)	
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần: 
- Kiến thức: 
+ “Vận nước”: Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước. Từ đĩ thấy được tấm lịng đối với đất nước của tác giả; nắm được cách sử dụng từ ngữ và so sánh của bài thơ.
+ “Cáo bệnh, bảo mọi người”: Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hĩa; nắm được cảnh sử dụng từ ngữ, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ.
+ “Hứng trở về”: Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương, xứ sở, lịng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ; thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc.
- Kỹ năng: Đọc – hiểu, phân tích thơ theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Thấy được sự đa dạng về thể loại của văn học trung đại.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc lòng văn bản bài Đọc Tiểu Thanh kí, phần dịch thơ. Tâm trạng của Nguyễn Du gửi gắm qua bài thơ là gì?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
12
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ Vận nước. 
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ tiểu dẫn SGK rút ra vài nét về tác giả?
 GV: Gọi học sinh đọc bài thơ.
GV: Quốc Tộ nghĩa là gì? 
GV: Hai câu đầu đề cập nội dung gì?
GV: Em hiểu thế nào là Vô vi, điện các, …?
GV: Đường lối cai trị, xây dựng đất nước mà tác giả đã đề cập trong bài thơ là gì? 
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, nêu vài nét về tác giả.
HS: Đọc diễn cảm văn bản bài thơ.
HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời: Vận may, thời cơ thuận lợi của đất nước. 
 HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời: Vô vi: Không làm gì.
- Đạo lão: thuận theo tự nhiên.
- Nho giáo: đường lối đức trị.
 Điện các: Cung điện (nơi làm việc của nhà vua).
I. Vận nước.(Quốc Tộ) – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
1. Vài nét về tác giả:
Đỗ Pháp Thuận (915 –990): nhà sư, từng giữ chức vụ cố vấn trong triều đình Tiền Lê.
2. Đọc – Hiểu bài thơ.
a) Hai câu đầu: 
- Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về vận mệnh của đất nước, so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt thể hiện sự bền chặt, dài lâu, phát triển thịnh vượng.
- Đó cũng chính là niềm tin của Thiền sư vào vận nước trong tâm trạng phơi phới niềm vui, tự hào về đất nước. Một thời kỳ mới đã mở ra – thời kỳ đất nước thái bình nhân dân an lạc.
b) Hai câu cuối:
- Đường lối cai trị, xây dựng đất nước.
- Hai câu thơ có ý nghĩa sâu xa khuyên nhà vua nên sửa đức làm gương để quan dân tin phục. Nếu được như thế thiên hạ sẽ thái bình, không còn cảnh chiến tranh loạn lạc.
12
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ tiểu dẫn sgk rút ra vài nét về tác giả?
GV: Gọi học sinh đọc văn bản.
GV: Hai câu đầu có phải miêu tả cảnh mùa xuân không? Nhằm nói lên điều gì? 
GV: Hai câu tiếp theo nói đến nội dung gì?
GV: Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong bốn câu đầu?
GV:Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu cuối có khác gì câu 3 và 4.
GV: Ý nghĩa nhân sinh tích cực được rút ra qua bài thơ là gì? 
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, nêu vài nét về tác giả.
HS: Đọc diễn cảm văn bản bài thơ.
HS: Thảo luận trả lời: Nhằm nói đến quy luật tuần hoàn của thiên nhiên.
HS:  Thảo luận, phát biểu.
HS: Thảo luận trả lời: Tâm trạng ngỡ ngàng, luyến tiếc.
HS: Thảo luận trả lời: Tâm trạng lạc quan, tin tưởng vào thiên nhiên, vào con người.
HS: Thảo luận, rút ra ý nghĩa: Không ai tránh khỏi quy luật: Sinh – lão bệnh – tử, điều quan trọng là lúc sống phải làm những việc có ý nghĩa với mình, với đời.
II. Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác Thiền Sư.
1. Tác giả và thể kệ.
- Tên là Lý Trường (1052 – 1096), Mãn Giác là tên thụy do vua ban tặng sau khi ông mất.
- Thể kệ: Là thể văn phật giáo, dùng truyền bá giáo lý Phật pháp. Sáng tác bằng thơ 4 tiếng, 5 tiếng, 7 tiếng, lục bát…
2. Đọc – hiểu bài thơ:
a) Bốn câu đầu:
- Hai câu đầu nói tới trăm hoa nở, trăm hoa rụng nhưng không phải để tả cảnh mùa xuân đến rồi đi, đi rồi đến, mà nhằm nói lên quy luật vận động phát triển tuần hoàn của thiên nhiên.
- Hai câu tiếp theo nói đến quy luật của cuộc đời con người ai cũng phải trải qua vòng sinh – lão- bệnh – tử.
=> Nhà thơ hình như có phần ngỡ ngàng, luyến tiếc thời gian trôi nhanh, cuộc đời con người thì ngắn ngủi, chưa làm được việc gì có ý nghĩa mà tuổi già đã đến.
b) Hai câu cuối:
- Lời tranh luận chống lại quy luật nghiệt ngã của cuộc đời.
- Hình ảnh nhành mai giữa buổi xuân tàn vẫn tươi tắn tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, phàm tục.
=> Tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để thể hiện niềm tin về sự sống, sức sống bất diệt của thiên nhiên, con người.
12
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu bài thơ Hứng trở về. 
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ tiểu dẫn sgk rút ra vài nét về tác giả?
GV: Gọi học sinh đọc văn bản.
GV: Nỗi nhớ quê hương chân thực bình dị của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
GV: So sánh tâm trạng của tác giả thể hiện trong hai câu đầu và hai câu cuối? 
GV: Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, nêu vài nét về tác giả.
HS: Đọc diễn cảm văn bản bài thơ.
HS: Thảo luận, phát biểu.
HS:  So sánh trả lời: Hai câu đầu, tâm trạng yêu nước bộc lộ gián tiếp, hai câu sau bộc lộ trực tiếp.
HS: Nhận xét.
III. Hứng trở về:( Quy hứng) – Nguyễn Trung Ngạn.
1. Tác giả: (Tiểu dẫn sgk) 
2. Đọc – hiểu bài thơ:
* Nỗi nhớ quê hương chân thực, bình dị thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
 - Những hình ảnh của cuộc sống bình dị: Dâu, tằm, hương lúa đồng nội, cua đồng béo ngậy. 
- Tự hào quê hương nghèo mà tốt, không niềm vui nào bằng niềm vui trở về quê nhà.
- Cuộc sống sung sướng không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương, ngược lại hình ảnh phồn hoa càng làm nhà thơ nhớ quê nhà nghèo khó, mong muốn được sớm trở về.
Tóm lại: Bài thơ không hướng tới những hình ảnh tao nhã, mỹ lệ như thường thấy trong thơ trung đại, cái đời thường bình dị cũng trở thành đối tượng nghệ thuật, làm sáng lên vẻ đẹp tinh thần.
4
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết chung.
GV: Yêu cầu học sinh dùng một câu ngắn để khái quát lại nội dung của ba bài thơ vừa học.
HS: Thảo luận, khái quát nội dụng ba bài thơ.
IV. Tổng kết:
- Vận nước trong hiện tại và tương lai là nền thái bình muôn thuở được tạo nên với đường lối vô vi, đức trị cho nhân dân được thái bình.
- Trong lúc tuổi già, thân bệnh mà vẫn thanh nhàn, tin vui như nhành mai lúc xuân tàn.
- Không đâu bằng đất nước quê hương, về quê là niềm cảm hứng thường trực của những người xa quê.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của ba bài thơ.
 - Bài tập về nhà: Đọc thuộc lòng ba bài thơ. Soạn bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIẾT 41.doc