Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 34-35

Văn học phát triển rực rỡ cả ở bộ phận chữ Hán và chữ Nôm, cả văn xuôi và văn vần. Đặc biệt nổi bật là thành tựu văn học chữ Nôm (thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ). Giai đoạn này chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với thiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 34-35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û phát triển văn học qua các giai đoạn lịch sử cụ thể.
3. Thái độ
- Lòng tự hào, yêu quí văn học dân tộc . Khắc phục dần những hạn chế của phương pháp xã hội học dung tục khi lĩnh hội tác phẩm văn chương. Tìm hiểu qua ảnh hưởng của lịch sử thời đại.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Chuẩn bị Bảng Hệ Thống để khái quát toàn bộ nội dung bài học, tiết kiệm thời gian, kết hợp phương pháp phát vấn nêu vấn đề và thuyết trình bằng bảng hệ thống. Chuẩn bị phiếu học tập cho HS, nhắc nhở HS chuẩn bị bài tập ra kì trước, soạn và tìm hiểu kỹ bài mới.
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Đọc thuộc lòng và phân tích một bài ca dao hài hước mà em thích?
-Yêu cầu trả lời: HS có thể chọn một bài ca dao hài hước trong chương trình đã học hoặc đã đọc trong cuộc sống, đọc thuộc lòng và phân tích sâu sắc.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài: Bên cạnh VHDG, dân tộc ta còn có một bộ phận VHV cũng phát triển khá rực rỡ bắt đầu từ khi thoát khỏi ách đô hộ của giặc Tàu. Bài học chủ yếu dừng lại tìm hiểu khái quát về sự hình thành và phát triển VHV Việt Nam dưới các triều đại phong kiến.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
5’
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành phần của VHTĐ VN:
GV diễn giảng, thuyết trinh
HĐ1: tìm hiểu các thành phần của VHTĐ VN:
- HS đọc SGK, theo dõi, nắm kiến thức cơ bản.
- Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm là hiện tượng văn học song ngữ ở Văn học Việt Nam Trung đại, không đối lập mà luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
I. CÁC THÀNH PHẦN VĂN HỌC: Gồm hai thành phần: Văn học chữ Hán và Văn học chữ Nơm.
 * Giống nhau:
Đều là những sáng tác văn học của người Việt. Ở mỗi thể loại đều cĩ những thành tựu lớn đĩng gĩp cho sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
 * Khác nhau: 
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nơm
- Ra đời sớm( TK X)
- Dùng chữ Hán làm phương tiện sáng tác.
- Bao gồm thơ và văn xuơi.
- Chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, đặc biệt là về thể loại.
- Ra đời muộn(TK XIII)
-Dùng chữ Nơm làm phương tiện sáng tác.
- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuơi.
- Ít chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, một số thể loại đã được Việt hĩa, phần lớn là thể thơ dân tộc.
—› Hiện tượng song ngữ.
30’
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn phát triển của VHTĐ VN
 VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có thể chia làm mấy giai đoạn?
Chia lớp thành bốn nhĩm, thảo luận về bốn khía cạnh sau của bốn giai đoạn văn học . Cụ thể:
+ Nhĩm 1: Tìm hiểu về hồn cảnh lịch sử
+ Nhĩm 2: Tìm hiểu về nội dung
+ Nhĩm 3: tìm hiểu về nghệ thuật
+ Nhĩm 4: tìm hiểu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Gọi đại diện của từng nhĩm lên trình bày. Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.
 GV nhận xét, tổng kết.
HĐ2: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của VHTĐ VN
 *N1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
 Giai đoạn hình thành và phát triển của văn học viết, chủ yếu là chữ Hán. Nội dung chủ đạo là nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
*N2. Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
 Chính thức tồn tại 2 thành phần văn học: chữ Hán và chữ Nôm. Nội dung văn học có sự chuyển biến: từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. 
3. Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỉ XVIII đến hết nửa đầu thế kỉ XIX.
 Văn học phát triển rực rỡ cả ở bộ phận chữ Hán và chữ Nôm, cả văn xuôi và văn vần. Đặc biệt nổi bật là thành tựu văn học chữ Nôm (thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…). Giai đoạn này chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với thiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người.
4. Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỉ XIX.
 Có sự xuất hiện văn học chữ Quốc ngữ nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chính yếu. Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Nội dung nhân đạo vẫn tiếp nối giai đoạn trước nhưng đã hướng nhiều hơn tới con người cá nhân.
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX:
1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
 a. Hồn cảnh lịch sử
Dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ vào cuối TK X và lập được nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
 b. Sự phát triển cuả văn học
-Văn học tạo được bước ngoặt lớn: văn học viết chính thức ra đời tồn tại song song cùng văn học dân gian.
-Nội dung: Yêu nước với âm hưởng hào hùng
-Nghệ thuật:
+Văn học chữ Hán: đạt nhiều thành tựu với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.
+ Văn học chữ Nơm: đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của mình
2. Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
a. Hồn cảnh lịch sử
Sau chiến thắng quân Minh, nước đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang TK XVI- hết TK XVII, xã hội phong kiến trượt dài trong khủng hoảng
b. Sự phát triển cuả văn học:
-Hai bộ phận văn học chữ hán và chữ Nơm đều phát triển và đạt nhiều thành tựu.
-Nội dung:
Đi từ nội dung yêu nước mang cảm hứng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
 -Nghệ thuật: Văn học phát triển mạnh cả ở văn xuơi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nơm. Văn học chữ Nơm khẳng định và đạt tới đỉnh cao. Văn xuơi tự sự chữ Hán cũng cĩ nhiều thành tựu.
3. Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỉ XVII:
a. Hồn cảnh lịch sử
Đất nước cĩ nhhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào khởi nghĩa nơng dân, đặc biệt là khởi nghĩa Tây Sơn. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thối. 
b. Sự phát triển cuả văn học:
_ Văn học cĩ sự phát triển vượt bậc —› giai đoạn văn học cổ điển.
- Nội dung: Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: địi quyền sống, địi hạnh phúc và đấu tranh giải phĩng con người, trong đĩ cĩ con người cá nhân, nhất là người phụ nữ
- Nghệ thuật: Văn học phát triển mạnh cả ở văn xuơi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nơm. Văn học chữ Nơm khẳng định và đạt tới đỉnh cao. Văn xuơi tự sự chữ Hán cũng cĩ nhiều thành tựu.
4. Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỉ XIX.
a. Hồn cảnh lịch sử:
Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Cả dân tộc đứng lên chống giặc. Xã hộiViệt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong kiến.
b. Sự phát triển cuả văn học:
 -Nội dung: Văn học yêu nước mang âm điệu bi tráng.
 -Nghệ thuật:Văn học chữ quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán và chữ Nơm. Sáng tác theo thi pháp và thể loại truyền thống.
2’
HĐ3: Hướng dẫn học sinh củng cố bài:
Các thành phần của VHTĐ VN và các giai đoạn phát triển của nĩ.. 
HĐ3: củng cố bài:
Hs lắng nghe.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’)
- Học bài; Chuẩn bị bài mới: Tiết35: “ Khái quát văn gọc Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn:	
Tiết: 35 
(VĂN HỌC SỬ) 
Bài dạy: Khái quát văn học văn học Việt Nam
 Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được các bộ phận hợp thành, sự hình thành và phát triển của văn học viết Việt Nam qua các chặng đường phát triển dưới các triều đại phong kiến. Tích hợp với những kiến thức liên quan đã học ở chương trình THCS.
2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc văn và phân tích một dẫn chứng minh họa cho một luận điểm.
3.Thái độ: Giáo dục HS tình yêu và lòng tự hào trước vốn văn học phong phú, đa dạng và độc đáo của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước; đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương pháp: Đọc SGK, phát vấn, lấy ví dụ…
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Câu hỏi: Nêu các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ TKX đến hết TKXIX? Trình bày giai đoạn 1 và 2?
 -Yêu cầu trả lời: VHTĐ VN gồm 4 giai đoạn: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XI;, Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XI; Từ đầu thế kỉ XVI;, Nửa cuối thế kỉ XIX.
 1. Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
 a. Hồn cảnh lịch sử
 Dân tộc ta giành được quyền độc lập, tự chủ vào cuối TK X và lập được nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
 b. Sự phát triển cuả văn học
 -Văn học tạo được bước ngoặt lớn: văn học viết chính thức ra đời tồn tại song song cùng văn học dân gian.
 -Nội dung: Yêu nước với âm hưởng hào hùng
 -Nghệ thuật:
 +Văn học chữ Hán: đạt nhiều thành tựu với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.
 + Văn học chữ Nơm: đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của mình
 2. Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
 a. Hồn cảnh lịch sử
 Sau chiến thắng quân Minh, nước đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Bước sang TK XVI- hết TK XVII, xã hội phong kiến trượt dài trong khủng hoảng
 b. Sự phát triển cuả văn học:
 -Hai bộ phận văn học chữ hán và chữ Nơm đều phát triển và đạt nhiều thành tựu.
 -Nội dung:
 Đi từ nội dung yêu nước mang cảm hứng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
 -Nghệ thuật: Văn học phát triển mạnh cả ở văn xuơi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nơm. Văn học chữ Nơm khẳng định và đạt tới đỉnh cao. Văn xuơi tự sự chữ Hán cũng cĩ nhiều thành tựu.
 3. Giảng bài mới	
 - Giới thiệu bài: VHTĐ VN phát triển qua 4 giai đoạn thế nhưng chúng đều cĩ chung những đặc điểm về nội dung và nghệ thuât. Bài học hơm nay sẽ giúp ta thấy được diều này.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
18’
 Hoạt động 1: HDHS Tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung.
 GV gợi dẫn, định hướng.
-Những nội dung cảm hứng chủ đạo và xuyên suốt trong văn học trung đại Việt Nam là gì? 
-Nội dung chủ nghĩa yêu nước được cụ thể hóa thế nào? Cho ví dụ?
Giáo viên gợi dẫn nhiều dẫn chứng để chứng minh:
+ Lí Thường Kiệt
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
+ Nguyễn Trãi:
“Nước Đại Việt …
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…
Hào kiệt đời nào cũng có”
+ Trần Quang Khải:
“Thái bình nen gắng sức
non nước ấy nghìn thu.”
+ Nguyễn Đình Chiểu:
“Sống thờ vua, thác cũng thờ vua.”
à Yêu nước + trung quân + tự hào dân tộc.
“Bạch Đằng giang phú”, “Dục Thúy sơn”, “Bảo kính cảnh giới, 43”, “Thu vịnh”, “Thu điếu”……
à Yêu nước + yêu gấm vóc non sông, cảnh trí quê hương, xóm làng gần gũi thân thuộc.
-Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam có điểm gì nổi bật? 
 -GV giải thích thêm những nét cốt lõi trong tư tưởng Nho, Phật, Đạo. 
- Gv lấy vd minh họa:
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá quát, thơ văn Phạm Thái, Đặng Trần Côn…: tỏ niềm thương cảm, đòng cảm với người phụ nữ bạc mệnh trong xã hội phong kiến, lên tiếng nói đòi quyền sống nhân bản (tình yêu tự do, dân chủ trong lựa chọn hạnh phúc…) và nhiều người bất hạnh trong xã hội đầy rẫy những bất công.
è Nhân đạo đồng nghĩa với đề cao yếu tố nhân bản và gắn liền với phê phán tố cáo xã hội bất công vô nhân đạo.
- Cảm hứng thế sự thể hiện thế nào trong văn học trung đại?
 Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung.
 Một vài HS trình bày. Về nhà đọc thêm trong SGK để nắm vững chi tiết.
HS trả lời câu hỏi:
1. Chủ nghĩa yêu nước:
* Là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt cả quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại VN.
Yêu nước là trung với vua và ngược lại, trung với vua là yêu nước. Nước là vua, vua là nước. Ví dụ:
+ Chu Mạnh Trinh:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây
 Càng trông phong cảnh càng yêu”
+ Nguyễn Trãi:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”…
+ Nguyễn Đình Chiểu:
“Sống làm chi theo quân tả đạo, ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng thêm hổ”, “Thà thác mà đặng câu địch khái. Về theo tổ phụ cũng vinh”…… “Nắng sương nay há đội trời chung”……
à Yêu nước + căm thù giặc + bất hợp tác, không khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm.
Thơ văn Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
-Đây cũng là nội dung lớn, xuyên suốt trong văn học trung đại VN -Chủ nghĩa nhân đạo trong VHTĐ vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, từ cội nguồn văn học dân gian vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
- Biểu hiện: Rất phong phú, đa dạng:
+ Nguyễn Trãi: “Bình Ngô đại cáo” à tình thương, nỗi xót xa trước cảnh “dân đen”, “con đỏ” bị giết chóc thảm thương, những người đi ở, những kẻ đi cày …… bị đọa đày không lao khổ.
+ Nguyễn Đình Chiểu: “Lục Vân Tiên” đạo làm người bằng đạo lí nhân dân:
hiếu nghĩa thuỷ chung, tiết hạnh, trung thực khảng khái, dũng cảm bảo vệ con người
“Trai thời trung hiếu…
 Gái thời tiết hạnh … ”
“Tu thiện” phải đồng thời với “Diệt ác”
3. Cảm hứng thế sự:
- Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần (XIV), khi triều đại nhà Trần có những biểu hiện suy thoái.
- Trong sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguồn cảm hứng này là nội dung lớn.
I. CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX:
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN:
III. NHỮNG ĐĂC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG:
1. Chủ nghĩa yêu nước:
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc như một tất yếu lịch sử.
- Biểu hiện: Rất phong phú, đa dạng:
+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường dân tộc.
+ Lòng căm thù, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.
+ Tự hào về chiến công thời đại về truyền thống lịch sử.
+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
- Biểu hiện: Rất phong phú, đa dạng:
+ Lòng yêu thương con người.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo
+ Ngợi ca phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính của con người.
+ Đề cao những quan hệ đạo đức tốt đẹp giữa người với người.
3. Cảm hứng thế sự:
- Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối thời Trần (XIV), khi triều đại nhà Trần có những biểu hiện suy thoái.
- Trong sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguồn cảm hứng này là nội dung lớn.
16’
 Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu những đặc điểm lớn về nghệ thuật.
-Em hiểu thế nào là tính quy phạm? Tính quy phạm biểu hiện thế nào trong văn học trung đại? GV gợi dẫn định hướng và minh họa mở rộng.
- Biểu hiện:
+ Hình thức thể tài, mô típ nghệ thuật, bút pháp ước lệ công thức, trừu tượng, định hình sắn (lối chấm phá, điểm nhãn……)
- Nguyên nhân:
+ Do quan điểm nghệ thuật coi trọng mục đích giáo huấn của văn chương, do tập quán tư duy nghệ thuật quen nghĩ, quen làm theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, do tư tưởng phân biệt đẳng cấp giữa văn học dân tộc và văn học Hán…
-Tại sao nói văn chương trung đại mang khuynh hướng trang nhã? Tính trang nhã thể hiện ở những phương diện nào?
 GV gợi dẫn định hướng và minh họa mở rộng.
- Biểu hiện:
+ Văn tự; Hệ thống thể loại; Văn liệu, thi liệu; Ngôn ngữ; Mô típ, bút pháp nghệ thuậ.
- Nguyên nhân:
+ Do quan hệ láng giềng đồng văn, do ảnh hưởng có tính qui luật không quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa - kinh tế – chính trị – xã hội. 
-VHTĐ đã tiếp thu và Việt hóa những tinh hoa văn học nước ngoài thế nào?
GV gợi dẫn định hướng và minh họa mở rộng.
- Biểu hiện:
+ Có nhiều tác phẩm xuất xắc sử dụng văn tự Nôm, thể loại thơ Nôm, văn liệu, thi liệu, ngôn ngữ …… trong đời sống dân tộc, trong văn chương dân gian, mang tính chất thuần Việt.
- Nguyên nhân:
+ Do yêu cầu dân tộc hóa, thể hiện ý thức độc lập tự chủ, tự cường về phương diện văn hóa văn nghệ nói chung và văn học nói riêng à đây cũng là qui luật chung của bất kỳ nền văn học nào để khẳng định bản sắc, chỗ đứng, sức sống của 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm lớn về nghệ thuật.
HS trả lời câu hỏi:
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.
-Sự phá vỡ tính quy phạm:
Ở một số tài năng, các tác giả vừa có sự kế thừa, vừa có những sáng tạo, phá vỡ tính quy phạm.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
-Tính trang nhã:
 +Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao nhã, trang trọng hơn tới cái bình dị, đời thường.
-Xu hướng bình dị: càng về sau, văn học trung đại càng đi sâu vào đời sống chân thực, đời thường.
3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:
-Tiếp thu những tinh hoa văn học nước ngoài trên nhiều phương diện.
-Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm; Việt hóa thơ Đường; tạo ra những thể mới đậm đà tính dân tộc; sử dụng thi liệu Việt Nam.
IV. NHỮNG ĐĂC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT:
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
- Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu.
-Biểu hiện :
 +Quan điểm văn học: Coi trọng mục đích giáo huấn
 +Tư duy nghệ thuật: Theo kiểu mẫu đã thành công thức.
 +Thể loại văn học: Chú trọng những thể loại có tính cung đình; mỗi thể loại đều có quy định chặt chẽ về kết cấu, niêm luật …
 +Thi văn liệu: dùng nhiều điển cố, điển tích của Trung Quốc.
 +Bút pháp: Thiên về ước lệ, tượng trưng.
-Sự phá vỡ tính quy phạm:
Ở một số tài năng, các tác giả vừa có sự kế thừa, vừa có những sáng tạo, phá vỡ tính quy phạm.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:
-Tính trang nhã:
 +Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao nhã, trang tọng hơn tới cái bình dị, đời thường.
 +Hình thượng nghệ thuật: Vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ, phi thường.
 +Ngôn ngữ: Cách diễn đạt trau chuốt, hóa mĩ.
-Xu hướng bình dị: càng về sau, văn học trung đại càng đi sâu vào đời sống chân thực, đời thường.
3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:
-Tiếp thu những tinh hoa văn học nước ngoài trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, thể loại, thi liệu.
-Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm; Việt hóa thơ Đường; tạo ra những thể mới đậm đà 

File đính kèm:

  • docTIET34-35.doc