Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước

- Nội dung: Phê phán, châm biếm những người đàn ông yếu đuối, vô tích sự, không có bản lĩnh, không xứng đáng là một trang nam nhi.

- Nghệ thuật gây cười:

 Sử dụng chi tiết gây cười có giá trị khái quát cao, cách nói phóng đại và đối lập, thể hiện trí tưởng tượng phong phú cũng như sự thông minh của người bình dân lao động xưa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10263 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29: Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết: 29
Bài:
	CA DAO HÀI HƯỚC 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống vẫn còn nhiều lo toan, vất vả.
2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích bài ca dao có nhiều yếu tố trào lộng.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ trân trọng và yêu quý tâm hồn lạc quan yêu đời của người bình dân qua ca dao.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
 -Đọc tài liệu, soạn giảng.
 -Phương án tổ chức lớp học: Bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận tổ nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh
-Trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
-Sưu tầm thêm một số bài ca dao hài hước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổån định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.(1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5‘)
Câu hỏi:	Đọc thuộc lòng và trình bày cảm nhận của mình về một bài ca dao yêu thương tình nghĩa mà em thích nhất?
Yêu cầu: đọc thuộc lòng chuẩn xác; có thể chọn và phân tích một bài ca dao tự do miễn là đúng chủ đề.
3. Giảng bài mới	
 Giới thiệu bài: Cuộc sống người bình dân ngày xưa dẫu còn nhiều nhọc nhằn, khốn khó, song không phải lúc nào người lao động cũng than vãn buồn đau, nhiều khi họ vẫn cười cợt với bản thân, cuộc đời và gửi gắm vào đó chút tâm tình của những con người lạc quan yêu đời.(1’)
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
5’
HĐ1: HDHS tìm hiểu chung
- Em hiểu thế nào là ca dao hài hước?
- Hãy đọc và phân loại.
- Phân loại những bài ca dao hài hước trong nhóm bài được học.
HĐ1: HS tìm hiểu chung
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm hướng trả lời và phát biểu câu trả lời của mình.
+ Đặc trưng nổi bật là có yếu tố gây cười, ý nghĩa châm biếm, hài hước.
- Đọc và phân loại.
- Căn cứ vào nội dung, đối tượng để phân loại
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Khái niệm ca dao hài hước
- Là những bài ca dao trong đó có sử dụng yếu tố gây cười, yếu tố hài hước. Qua đó thể hiện quan niệm và triết lí sống lạc quan yêu đời của người dân lao động.
2. Phân loại
- Bài 1: ca dao tự trào.
- Bài 2,3, 4: ca dao châm biếm (biếm trích).
30’
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Nêu câu hỏi đặt vấn đề.
- Em hiểu thế nào là ca dao tự trào?
- Trong bài ca dao này, người nông dân đã tự cười mình như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì về chàng trai và cô gái?
(à Gợi ý: Chàng trai dù nghèo nhưng tâm hồn vui vẻ, phóng khoáng, thông minh, hóm hỉnh. Cô gái đảm đang, tháo vát, biết sống và đói xử có tình có nghĩa, đúng mực trong quan hệ gia đình cũng như bà con xóm giềng.)
- Ý nghĩa của tiếng cười trong bài ca dao? (Gợi ý: tiếng cười ấy cho thấy tâm hồn họ ra sao?) 
Giáo viên yêu cầu HS đọc. Giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề.
- Hãy tìm và đọc một số bài ca dao có nội dung và cách diễn đạt tương tự như các bài được sưu tầm trong SGK.
- Hãy tìm mô-típ chung đã trở thành công thức trong nhóm bài ca dao trên.
- Hãy phân tích nội dung và nghệ thuật châm biếm của các bài ca dao hài hước có chủ đề phê phán một số đối tượng trong xã hội như nhóm bài trên.
- Tiếng cười bật ra nhờ những thủ pháp nghệ thuật gì?
-Những bài ca dao trên chế giễu loại người nào trong xã hội? Mức độ chế giễu ra sao, thái độ của tác giả dân gian đối với loại người bị châm biếm trong những bài này như thế nào?
HĐ2: HS đọc hiểu văn bản.
- Ca dao tự trào có nội dung hài hước hóa hoàn cảnh của bản thân.
- Người bình dân xưa tự cười mình qua nội dung dẫn cưới của chàng trai, lời thách cưới của cô gái cùng cách nói hài hước khác thường.
à Lối nói khoa trương, phóng đại (dẫn voi, trâu, bò…), lối nói giảm dần (voi à trâu à bò à chuột; củ to à củ nhỏ à củ mẻ à củ rím, củ hà), lối nói đối lập (dẫn voi/ sợ quốc cấm, dẫn trâu/ sợ họ nhà gái máu hàn, dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân…), chi tiết hài hước (Miễn là có thú bốn chân / Dẫn con chuột béo mời dân mời làng).
- Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: dù trong cảnh nghèo vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Đám cưới nghèo mà vẫn vui, vẫn đùa cợt được.
 HS đọc diễn cảm bài ca dao (giọng vui, hài hước). Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- HS tìm và đọc một số bài ca dao có nội dung tương tự những bài hài hước được học.
+ Làm trai cho đáng nên trai
à Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
à Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
Þ Mô-típ diễn đạt: “Vế 1: Làm trai cho đáng nên trai + Vế 2: hình ảnh có tính chất đối lập với tính cách người con trai”.
Þ Nhằm chế giễu loại đàn ông yếu đuối, ươn hèn, lười biếng, không đáng mặt đàn ông.
- Đây là tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội. Tuy nhiên, nó không phải là tiếng cười đả kích giai cấp thống trị hoặc lên án bọn địa chủ, thầy cúng, thầy bói… mà là tiếng cười phê phán trong nội bộ quần chúng nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư, tật xấu mà con người thường mắc phải.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bài 1
- Nội dung: tự trào về cảnh nghèo của bản thân qua lời dẫn cưới và thách cưới.
- Nghệ thuật trào lộng: phóng đại, khoa trương, ngoa dụ, nói tiệm thoái (nói giảm), đối lập, chi tiết hài hước bất ngờ, đặc sắc.
Þ Ý nghĩa: Người dân lao động tự trào về cảnh nghèo một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Họ gắng tìm trong cuộc sống những niềm vui riêng thú vị để giải trí, để thi vị hóa cuộc sống. Qua đó thể hiện nghị lực sống và triết lí sống lạc quan, yêu đời rất đáng trân trọng.
 2. Bài 2:
- Nội dung: Phê phán, châm biếm những người đàn ông yếu đuối, vô tích sự, không có bản lĩnh, không xứng đáng là một trang nam nhi.
- Nghệ thuật gây cười: 
 Sử dụng chi tiết gây cười có giá trị khái quát cao, cách nói phóng đại và đối lập, thể hiện trí tưởng tượng phong phú cũng như sự thông minh của người bình dân lao động xưa. 
Þ Ý nghĩa: Qua đó, nhân dân bày tỏ thái độ xem thường, khinh khi, mỉa mai loại người không đáng mặt đàn ông, đồng thời bộc bạch kín đáo một nỗi oán thán về thân phận người phụ nữ lấy phải người chồng lười biếng, ươn hèn, vô tích sự, không ra gì.
1’
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài.
-Khái quát nội dung bài học?
HĐ 3: Tổng kết
III. TỔNG KẾT: (Ghi nhớ SGK)
1’
HĐ 4: HDHS Củng cố
-Tinh thần lạc quan của người bình dân được thể hiện qua những bài ca dao hài hước…
HĐ 4: Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
+ Đọc thêm “Lời tiễn dặn” (trích “Tiễn dặn người yêu”–truyện thơ dân gian dân tộc Thái).
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET29.doc