Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 23-25: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh
- Đoạn văn được hiểu là sự “phân đoạn mang tính chất hình thức” Cách hiểu này thờng gặp trong các cách nói như: “Mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng.”
Nếu chỉ nhấn mạnh vào hình thức của đoạn văn sẽ phiến diện và rất khó cho việc giải quyết vấn đề “đoạn văn” trong môn Làm văn ở nhà trường.
Các nhà nghiên cứu đã thống nhất “đoạn văn là một thủ pháp tổ chức văn bản nhằm giúp ngời đọc tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản một cách thuận lợi nhất. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, liền kề với câu nhng trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, đợc mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (thực chất là dấu ngắt câu của câu cuối cùng trong đoạn văn)”.
Ngày soạn: 5/ 02/ 2009 Lớp dạy:10A5 Tiết ( theo TKB) Ngày dạy: / 02/ 2009 sĩ số Lớp dạy:10A7 Tiết ( theo TKB) Ngày dạy: / 02/ 2009 sĩ số Tiết: 23+24+25 rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Ôn tập và củng cố những kiến thức về đoạn văn đã học ở THCS. - Thấy được mối quan hệ mặt thiết giữa việc viết đoạn văn với việc lập dàn ý. - Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và tích hợp với vốn sống thực tế để viết đoạn văn thuyết minh. - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài thuyết minh. B- Chuẩn bị của Gv và HS - SGK, SGV, giới thiệu giáo án, thiết kế bài giảng. - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy kết hợp các thao tác trao đổi thao luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học . 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy chi biết tầm quạn trọng của phương pháp thuyết minh? Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. 2. Giới thiệu bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I trong SGK và trả lời câu hỏi: 1. Đoạn văn là gì? 2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh. 3. Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh Giáo viên: giải thích thêm Về mặt nội dung Về mặt hình thức 2. So sánh sự giống nhau của văn bản tự sự và văn bản thuyết minh Hãy cho biết cấu trúc của văn bản thuyết minh thường gặp Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục II /sgk và trả lời câu hỏi: - Muốn viết một đoạn văn thuyết minh, chúng ta phải có mấy bước chuẩn bị? Là những bước nào? - Giáo viên gợi ý học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời: Gồm 4 bước như sau Giáo viên hớng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK. VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích. -Nêu sở thích của cá nhân. -Vì sao lại thích? -Để thực hiện đợc sở thích đó em đã làm những gì?.. Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải nh thế nào? - Lập dàn ý thờng có mấy bớc? Mở bài ta thực hiện công việc nào? -Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện? + Tìm ý, chọn ý phải nh thế nào? + Thế nào là “Sắp xếp ý”? - Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thờng phải thực hiện các bớc nh thế nào? (Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau) Củng cố: - Học sinh làm bài tập. Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích. +Cách tha gửi nh thế nào? +Công việc em yêu thích là gì? +Tại sao lại yêu thích? I- ôn tập về đoạn văn - Giáo viên gợi ý và dẫn dắt học sinh trao đổi thảo luận và trả lời: 1. Hiện nay có nhiều cách hiểu về đoạn văn khác nhau, nhưng có thể quy về một số cách hiểu chính như sau: - Đoạn văn được dùng để chỉ sự “phân đoạn nội dung” của văn bản. Biểu hiện cụ thể của quan niệm này thờng gặp ở câu hỏi, kiểu như: “Bài này được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?...”. Như vậy đoạn có thể rất dài, bao gồm nhiều phần xuống dòng, nhng cũng có thể chỉ là một phần xuống dòng. Đoạn trong những trờng hợp này được quan niệm như một đơn vị có sự hoàn chỉnh nhất định về mặt nội dung. - Đoạn văn được hiểu là sự “phân đoạn mang tính chất hình thức” Cách hiểu này thờng gặp trong các cách nói như: “Mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Muốn có đoạn văn ta phải chấm xuống dòng.” Nếu chỉ nhấn mạnh vào hình thức của đoạn văn sẽ phiến diện và rất khó cho việc giải quyết vấn đề “đoạn văn” trong môn Làm văn ở nhà trường. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất “đoạn văn là một thủ pháp tổ chức văn bản nhằm giúp ngời đọc tiếp nhận nội dung thông tin của văn bản một cách thuận lợi nhất. Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, liền kề với câu nhng trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, đợc mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn (thực chất là dấu ngắt câu của câu cuối cùng trong đoạn văn)”. => Tóm lại *Về mặt nội dung: - Đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh. - Tính hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh không quyết định bản chất của việc tổ chức đoạn văn. - Khi đoạn văn đạt mức hoàn chỉnh về nội dung, nó sẽ trùng với chỉnh thể trên câu (một khái niệm khá phức tạp, không có điều kiện trình bày ở bài này). - Đoạn văn trùng với chỉnh thể trên câu có thể đợc gọi là “đoạn ý” (hay “đoạn nội dung”). - Những đoạn văn không hoàn chỉnh về nội dung có thể đợc gọi là “đoạn lời” (hay “đoạn diễn đạt”). *Về mắt hình thức: - Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. - Tính hoàn chỉnh này đợc thể hiện ra bằng những dấu hiệu tự nhiên của đoạn nh: lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu dòng, có dấu kết đoạn. - Đây là những dấu hiệu giúp ta có thể dễ dàng nhận ra ranh giới giữa các đoạn văn trong văn bản. Ví dụ: Anh càng hết sức để hát, để đàn và để… không ai nghe. Bởi vì…Đường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao su kín mít nh bng, lép nhép chạy uể oải. lại thỉnh thoảng một ngời đi lén dới mái hiên, run rẩy, vội vàng. (Nguyễn Công Hoan) 2. So sánh sự giống nhau của văn bản tự sự và văn bản thuyết minh - Giống nhau: + Đều đảm bảo cấu trúc thờng gặp của một đoạn văn - Khác nhau: Đoạn văn tự sự Đoạn văn thuyết minh + Kể lại câu chuyện, có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm rất hấp dẫn, xúc động. + Giải thích cho người đọc hiểu thông qua các tri thức được cung cấp, không có yêu tố miêu tả và biểu cảm như đoạn văn tự sự 3. Cấu trúc của đoạn văn thuyết minh thờng gặp: chia làm 3 phần - Câu mở đoạn: là giới thiệu nội dung toàn đoạn - Câu tiếp: thuyết minh cụ thể vào vấn đề; - Câu kết đoạn: khẳng định lại kết quả của việc thuyết minh. II- Viết đoạn văn thuyết minh Bước 1: Xác định đối tợng cần thuyết minh, chẳng hạn: + Một nhà khoa học + Một tác phẩm văn học + Một công trình nghiên cứu + Một điển hình ngời tốt, việc tốt… Bước 2: Xây dựng dàn ý, chằng hạn: + Mở bài (mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì?) + Thân bài (mấy đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý hay nhiều ý) + Kết bài (mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì?) Bước 3: Viết từng đoạn văn theo dàn ý Bước 4: Lắp ráp các đoạn văn thành bài văn và kiểm tra, sửa chữa bổ sung. III. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1.Xác định đề tài - Đề tài viết về vấn đề gì? - Đề tài đó nh thế nào? - Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân... 2. Lập dàn ý Thường gồm 3 phần: A- Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…) - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận). - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ). B- Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không? - Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy. C- Kết bài: - Trở lại đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. 3. Luyện tập - Mở bài: + Cách tha gửi đối với ngời đọc ngời nghe. + Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn. - Thân bài: + Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi ngời đợc thởng thức các hơng vị đậm đà của các món ăn ngon. + Em thích thú với việc nấu nớng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cời vui, tràn đầy sức sống, đợc gần gũi gia đình đầm ấm. + Đợc đem đến cho cho mọi ngời tiếng cời chính là niềm vui trong cuộc sống của em... - Kết bài: + Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân. + Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, ngời thân, bè bạn,... + Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc... III- Hướng dẫn luyện tập (củng cố) - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu đoạn văn: “Với Anh-xtanh, thời gian… chậm lại 22,4 lần”. *Nhận xét: +Đây là đoạn văn thuyết minh về nghịch lí giữa thời gian và tốc độ. + Phương pháp thuyết minh dùng trong đoạn văn này là: giải thích, nêu số liệu và so sánh. +Nghĩa bóng: Khuyên ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có năng suất và hiệu quả, nếu cứ lời biếng rong chơi thì sẽ bị “lão hoá” với tốc độ khủng khiếp của ánh sáng. - Học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK. 3. Củng cố: - Học sinh cần nắm chắc lí thuyết để vận dung vào bài tập - cần nắm được các bước viết đoạn văn thuyết minh. - Viêt đoạn văn nối tiếp theo đoạn văn mà anh chị vừa hoàn thành trên lớp. 4. Dặn dò: - Về nhà học bài và làm tiếp những bài tập còn lại trong SGK - Về nhà ôn lại những kiến thức của bài viết số 5 để chuẩn bị cho giờ trả bài.
File đính kèm:
- Tiet23+24+25.doc