Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 22,23
GV: Định hướng để HS phân tích?
GV: Kết cấu phổ biến của thể loại truyện cổ tích thần kì là kiểu kết thúc có hậu: “thiện ác đáo đầu xung hữu báo”. Đó cũng chính là quá trình đi tìm hạnh phúc của nhân vật chính trong truyện.
GV: Dựa vào văn bản, em hãy nhận xét về thân phận của Tấm – nhân vật chính trong truyện?
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày kết quả.
Ngày soạn: 5/10/08 Tiết : 22. Bài dạy: Đọc văn TẤM CÁM I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hĩa của Tấm trong truyện. Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám. - Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm tự sự. - Thái độ: Cĩ niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện đối với các ác trong xã hội. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Phân tích hình tượng nhân vật Ra –ma và lời thanh minh của Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Mục tiêu cần đạt 15 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát. GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK, sau đĩ yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích. GV: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK em hãy phân loại truyện cổ tích? GV: Em hãy nêu đặc trưng của truyện cổ tích thần kì? GV: Hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt văn bản. HS: Nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích. HS: Dựa vào SGK, phân loại truyện cổ tích. HS: Dựa vào tiểu dẫn SGK nêu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì. HS: Đọc diễn cảm văn bản, sau đó kể tóm tắt câu chuyện. I. Đọc – hiểu khái quát. 1) Khái niệm. Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu cĩ chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 2. Phân loại truyện cổ tích : - Truyện cổ tích lồi vật. - Truyện cổ tích thần kì. - Truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kì. 3) Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. - Cĩ sự tham gia của những yếu tố thần kì. - Kết cấu phổ biến: Nhân vật chính thường là những con người bất hạnh (mồ cơi, nghèo khổ), trải qua hoạn nạn, cuối cùng được hưởng hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ. - Mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội thể hiện đấu tranh giữa Thiện – Ác, Tốt – Xấu. Đề cao cái thiện chiến thắng cái ác nêu cao đạo đức để giáo dục con người, thể hiện ước mơ của nhân dân về cơng bằng xã hội, về hạnh phúc tràn đầy tinh thần lạc quan. 4) Đọc – kể tĩm tắt. 65 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV: Định hướng để HS phân tích? GV: Kết cấu phổ biến của thể loại truyện cổ tích thần kì là kiểu kết thúc có hậu: “thiện ác đáo đầu xung hữu báo”. Đó cũng chính là quá trình đi tìm hạnh phúc của nhân vật chính trong truyện. GV: Dựa vào văn bản, em hãy nhận xét về thân phận của Tấm – nhân vật chính trong truyện? GV: Cho học sinh thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày kết quả. Nhĩm 1: Con đường đi tìm hạnh phúc của Tấm trải qua những chặng nào? Sự việc chính của mỗi chặng? Nhĩm 2: Hành động của mẹ con Cám trong mỗi chặng? Nhĩm 3: Thái độ và sự phản kháng của Tấm trong từng chặng? Nhĩm 4: Bản chất của những mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám? Cách giải quyết mâu thuẫn? GV: Hãy nêu ý nghĩa quá trình biến hóa của Tấm? GV: Bài học và ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm qua truyện? GV: Em hãy nhận xét hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám ở cuối truyện? Tại sao tác gải dân gian lại xây dựng hành động này? Liên hệ với truyện Thạch Sanh để làm rõ điều này? HS: Dựa vào đặc trưng của truyện cổ tích thần kì nhận xét cách kết thúc của truyện Tấm Cám. HS: Thảo luận, trả lời: Tấm mang một thân phận bất hạnh, đầy tủi nhục. HS: Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm. HS:Thảo luận, trả lời: Quá trình biến hĩa của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt của nhân vật, đồng thời thể hiện ước mơ cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. HS: Suy nghĩ trả lời. HS: Suy nghĩ và trả lời theo ý mình, miễn là lí giải hợp lí. II. Đọc – hiểu chi tiết. 1) Thân phận và con đường đi tìm hạnh phúc của Tấm. a) Thân phận của Tấm. - Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. - Mồ cơi mẹ từ hồi cịn bé, sau mấy năm thì mồ cơi cha. - Bị dì ghẻ hành hạ, phân biệt đối xử. => Tấm mang một thân phận bất hạnh, đầy tủi nhục. b) Con đường đi tìm hạnh phúc của Tấm. Những sự việc chính Hành động của mẹ con Cám Thái độ - sự phản kháng của Tấm Chiếc yếm đỏ Lừa gạt, cướp lấy giỏ tép. Khĩc Chịu đựng, nhường nhịn Ý thức được thân phận - Chim vàng anh - Cây xoan đào - Quả thị,.. => Từ sự bị động yếu đuối, Tấm đã cĩ những phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt. Con cá bống Lén lút giết chết con bống. Lễ hội Trắng trợn trộn thĩc với gạo. Tấm hĩa thân Tìm cách tiêu diệt Tấm đến cùng. => Sự tàn ác của mẹ con Cám ngày càng tăng đồng thời với giá trị vật chất và tinh thần. Triết lí dân gian Gieo giĩ gặt bão. Ở hiền gặp lành. * Bản chất của mâu thuẫn: - Mâu thuẫn gia đình: Mẹ ghẻ - con chồng. - Mâu thuẫn xã hội: Thiện – ác. * Cách giải quyết mâu thuẫn: - Tấm mất yếm đào: Bụt cho cá bống. - Tấm mất cá bống: Bụt cho hi vọng. - Tấm khơng được đi hội: Bụt cho đàn chim sẻ xuống giúp. - Tấm chết: Hĩa thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị,... => Con đường đi tìm hạnh phúc của nhân vật thiện trong truyện cổ tích là phải giải quyết mâu thuẫn, mà cách giải quyết phổ biến nhất là sử dụng yếu tố kì ảo. 2) Bài học và ước mơ của nhân dân lao động. a) Bài học: - Phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình. - Khơng tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm ngay ở cõi đời này. b) Ước mơ: - Ước mơ được đổi đời của những người lao động nghèo khổ. - Ước mơ về sự cơng bằng trong xã hội. 3) Hành động trả thù của Tấm. - Đây là hành động phù hợp với diễn biến tâm lí của Tấm sau những gì mà mẹ con Cám đã gây ra cho Tấm. Khơng cịn cách trả thù nào ngồi hành động trả thù mà dân gian đã xây dựng. - Mẹ con Cám đáng bị trừng trị như vậy. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. GV: Yêu cầu HS dựa vào phần ghi nhớ SGK để tổng kết. HS: Tổng kết. III. Tổng kết: - Nội dung: Từ mâu thuẫn –xung đột trong gia đình giữa Tấm và mẹ con Cám, truyện đã khái quát lên thành mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội. - Nghệ thuật: Cốt truyện li kì, hấp dẫn, lơi cuốn người đọc, cĩ sự tham gia của yếu tố thần kì, khắc họa hình tượng nhân vật Tấm: Từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc cho mình. - Củng cố, dặn dị (1 phút): Nắm được thể loại truyện cổ tích, nắm được cuộc đấu tranh giữa Tấm và mẹ con Cám là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác.Nhận biết được ước mơ của nhân dân qua những yếu tố kì ảo và cách kết thúc cĩ hậu. - Bài tập về nhà: Đọc và soạn trước bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 22- 23.doc