Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 22-23

1. Kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám: phơi bày hiện thực những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền ngày xưa, thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.

- Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.

2. Kỹ năng

- Phân tích, cảm thụ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dân gian thuộc thể loại truyện cổ tích thần kỳ.

- Phân tích, cảm thụ những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho các kiểu nhân vật người mồ côi bất hạnh cũng như kẻ quyền thế độc ác: đại diện cho kiểu nhân vật chức năng điển hình trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ.

- Diễn đạt, phát biểu miệng. Thuộc bài, nhớ bài.

3. Thái độ

- Biết trân trọng, yêu quí những sản phẩm văn học dân gian. Hiểu những ước mơ, thông cảm cho đời sống tinh thần và vật chất của người bình dân lao động xưa cũng như nay. Xây dựng quan niệm tốt đẹp trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Loại trừ dần những tư tưởng tiêu cực, bi quan về đời sống và con người. Biết sống chan hòa, nhân ái.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 22-23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 22
BÀI: TẤM CÁM
(ĐỌC VĂN) (Truyện cổ tích Việt Nam)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Củng cố khái niệm truyện cổ tích. Xác định kiểu loại của truyện cổ tích Tấm Cám: truyện cổ tích thần kỳ về nhân vật mồ côi bất hạnh, trải qua nhiều gian khổ, nhiều lần bị ức hiếp, chà đạp nhưng vẫn liên tục hóa kiếp nhiều lần, vùng lên đấu tranh và giành quyền sống.
- Cốt truyện và bố cục của truyện cổ tích Tấm Cám, hệ thống nhân vật chính, mối quan hệ giữa các nhân vật phản ánh những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội cũ.
2. Kỹ năng
- Phân tích, cảm thụ tác phẩm dân gian thuộc thể loại truyện cổ tích thần kỳ cũng như hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho kiểu nhân vật người mồ côi bất hạnh.
- Tóm tắt tác phẩm tự sự, kể chuyện cổ tích, phân chia bố cục và lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự.
- Diễn đạt, phát biểu miệng. Thuộc bài, nhớ bài.
3. Thái độ
- Biết trân trọng, yêu quí những sản phẩm văn học dân gian. Hiểu những ước mơ, thông cảm cho đời sống tinh thần và vật chất của người bình dân lao động xưa. Xây dựng quan niệm tốt đẹp trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Loại trừ dần những tư tưởng tiêu cực, bi quan về đời sống và con người. Biết sống chan hòa, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định hình thức lớp: 1’.
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Câu hỏi kiểm tra: Kể tóm tắt truyện Tấm Cám theo vai nhân vật Bụt.
- Dự kiến, gợi ý trả lời: HS xác định vai kể và dùng từ ngữ phù hợp để kể chuyện. Yêu cầu kể đúng cốt truyện.
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài. GV treo Bảng sơ đồ diễn biến cuộc đời nhân vật Tấm.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
13’
HĐ1: GV giới thiệu và hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung qua nội dung Tiểu dẫn.
HĐ1: HS nghiên cứu SGK, đọc phần Tiểu dẫn của bài học và xem lại kiến thức bài Khái quát về văn học dân gian Việt Nam đã học để tìm hiểu chung về văn bản truyện cổ tích Tấm Cám.
- Đọc văn bản Tấm Cám
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG:
- Khái niệm truyện cổ tích: (SGK – trang 18)
- Phân loại truyện cổ tích: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt.
- Đặc điểm của Truyện cổ tích thần kỳ: 
+ Có yếu tố thần kỳ tham gia thúc đẩy sự phát triển cốt truyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc, công bằng xã hội và những năng lực kỳ diệu của con người.
11’
HĐ2: 
- Diễn biến mâu thuẫn, xung đột truyện giữa Tấm và mẹ con Cám có thể được chia thành mấy chặng? Mỗi chặng gồm những sự kiện, chi tiết tiêu biểu nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, treo bảng hệ thống đối sánh những hành động, việc làm của 2 tuyến nhân vật.
- Thông qua diễn biến xung đột giữa các nhân vật, em có nhận xét gì về ý nghĩa và chủ đề chính của truyện Tấm Cám? 
(GV gợi ý HS lưu ý đến nhan đề truyện Tấm Cám)
HĐ2:
- HS phân chia:
Diễn biến mâu thuẫn, xung đột truyện giữa Tấm và mẹ con Cám có thể được chia thành 2 chặng:
- HS đọc và tìm chi tiết:
+Khi Tấm ở nhà với mẹ con Cám: (trong quan hệ gia đình)
à Đi bắt tép à mất giỏ tép, mất yếm đỏ.
à Đi chăn trâu à mất cá bống.
à Khi có hội làng à không được đi xem hội, phải ở nhà nhặt thóc.
+Khi Tấm được vào cung làm hoàng hậu: (trong quan hệ xã hội)
 Về nhà hái cau lo giỗ bố:
à Cây cau bị đẵn gốc à Tấm ngã xuống ao chết à hóa thành chim vàng anh
à Vàng anh bị giết à lông bị vứt ra vườn à hóa thành hai cây xoan đào
à Hai cây xoan đào bị chặt à đóng thành khung cửi à tiếp tục mắng Cám
à Khung cửi bị đốt à tro bị đổ ở lề đường, cách xa hoàng cung à Biến thành cây thị, Tấm hóa thân vào quả thị giúp đỡ bà lão hàng nước.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CỤ THỂ:
1. Diễn biến mâu thuẫn xung đột truyện:
(Xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám)
Hai chặng xung đột:
+Khi Tấm còn là người con riêng, sống chung trong gia đình với mẹ con Cám: bị lừa gạt, làm đủ mọi việc mà không hề kêu than.
+Khi Tấm đã được làm hoàng hậu: tiếp tục bị mẹ con Cám hãm hại à chết nhiều lần. 
- Mẹ con Cám liên tục dùng nhiều thủ đoạn để lừa gạt Tấm, chiếm đoạt của Tấm sản phẩm lao động và cả những niềm vui tinh thần.
à Ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện Tấm Cám:
- Trước hết, nó phản ánh mâu thuẫn và xung đột rất gay gắt trong gia đình phụ quyền thời cổ (giữa dì ghẻ & con chồng, giữa 2 chị em cùng cha khác mẹ: Tấm – Cám). 
- Nguyên nhân xâu xa là vấn đề thừa kế tài sản và những quyền lợi vật chất của các thành viên trong gia đình.
12’
HĐ3:
- Em có nhận xét gì về tính cách các nhân vật và cách xây dựng tính cách các nhân vật trong truyện cổ tích (so sánh với truyền thuyết ADV & MC-TT, so sánh với sử thi Ra-ma-ya-na)? à tính cách “dẹt”, đơn tuyến, một chiều tuyệt đối.
- Từ đó có thể nhận thấy Tác giả dân gian trong truyện cổ tích đã thể hiện quan niệm như thế nào về con người trong xã hội thời xưa?
(GV gợi ý: trong xã hội chỉ có 2 hạng người: Tốt & Xấu ß Xuất phát từ bầu khí quyển của đời sống gia đình, truyện cổ tích phản ánh xã hội thông qua những vấn đề gia đình, từ mục đích kinh tế đến vấn đề đạo đức, nhân phẩm con người – Điều này khác và ngược lại cách phản ánh trong truyền thuyết: từ quan hệ xã hội, từ vấn đề quốc gia dân tộc mà phản ánh vấn đề gia đình và các quan hệ cá nhân.)
HĐ3:
- Tấm: hoàn toàn tốt, tháo vát, hiền lành, hiếu thảo.
- Mẹ con Cám: hoàn toàn xấu, độc ác.
- Khi xây dựng nhân vật Tấm, tác giả dân gian có chú ý tới hành động và ngôn ngữ của Tấm nhưng thể hiện gián tiếp qua các hóa thân.
- HS nêu VD: những câu:
“Giặt áo chồng tao… tao vạch mặt ra”, “Phơi áo chồng tao… tao cào mặt ra”, “Kẽo cà kẽo kẹt…Lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
Þ Nhân vật của truyện cổ tích có tính cách nhất phiến, một chiều: đại diện cho 2 loại người tiêu biểu trong xã hội theo quan niệm của người xưa:
- Tấm: người tốt, lương thiện
- Mẹ con Cám: người xấu, độc ác.
Þ Nhân vật cổ tích chỉ có tính cách, không có diễn biến tâm lí à thể hiện tư tưởng, phát ngôn tư tưởng cho tác giả dân gian là người bình dân xưa.
- Tuy nhiên ở Tấm Cám có những biểu hiện của sự phát triển tính cách theo chiều hướng ngày càng tích cực, mạnh mẽ hơn. à Tiêu biểu và sâu sắc hơn so với truyện Thạch Sanh hoặc Cây tre trăm đốt.
1’
HĐ4: Củng cố
Diễn biến mâu thuẫn xung đột truyện
Củng cố
Nghe hiểu
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:1’
-HS xem kỹ và trả lời câu hỏi luyện tập. Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: “Tấm Cám”. (tiếp theo)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 
Tiết: 23
BÀI: TẤM CÁM (tiếp theo) 
(ĐỌC VĂN) (Truyện cổ tích Việt Nam)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám: phơi bày hiện thực những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền ngày xưa, thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
- Những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện Tấm Cám thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
2. Kỹ năng
- Phân tích, cảm thụ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dân gian thuộc thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
- Phân tích, cảm thụ những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu cho các kiểu nhân vật người mồ côi bất hạnh cũng như kẻ quyền thế độc ác: đại diện cho kiểu nhân vật chức năng điển hình trong thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
- Diễn đạt, phát biểu miệng. Thuộc bài, nhớ bài.
3. Thái độ
- Biết trân trọng, yêu quí những sản phẩm văn học dân gian. Hiểu những ước mơ, thông cảm cho đời sống tinh thần và vật chất của người bình dân lao động xưa cũng như nay. Xây dựng quan niệm tốt đẹp trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Loại trừ dần những tư tưởng tiêu cực, bi quan về đời sống và con người. Biết sống chan hòa, nhân ái.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: 1’
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Câu hỏi kiểm tra: Kể tóm tắt truyện Tấm Cám. Xung đột gì được phản ánh trong truyện? Tìm câu ca dao quen thuộc cũng thể hiện xung đột đó.
- Dự kiến, gợi ý trả lời: Tóm tắt cốt truyện theo diễn biến cuộc đời Tấm. Xung đột được phản ánh là xung đột mẹ ghẻ con chồng và những chị em cùng cha khác mẹ: 
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.
3. Giảng bài mới
- Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.
- Giới thiệu bài: Chủ đề chính của truyện Tấm Cám là gì và ý nghĩa giá trị nào của câu chuyện tạo nên sức sống lâu bền của nó bao đời nay? Việc đọc hiểu cụ thể truyện sẽ giưp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những điều đó.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
9’
HĐ1:
- GV treo sơ đồ tóm tắt diễn biến cuộc đời nhân vật Tấm.
- GV hướng dẫn HS tiếp tục phân tích diễn biến xung đột và rút ra ý nghĩa chủ đề truyện Tấm Cám:
- Hãy tìm những chi tiết thể hiện mối xung đột trong gia đình Tấm.
- Những mối xung đột này có thể chia ra mấy chặng? Chia theo tiêu chí nào?
HĐ1:
HS tiếp tục phân tích diễn biến xung đột và rút ra ý nghĩa chủ đề truyện Tấm Cám.
- HS đọc và tìm chi tiết:
+Khi Tấm ở nhà với mẹ con Cám: (trong quan hệ gia đình)
à Đi bắt tép à mất giỏ tép, mất yếm đỏ.
à Đi chăn trâu à mất cá bống.
à Khi có hội làng à không được đi xem hội, phải ở nhà nhặt thóc.
+Khi Tấm được vào cung làm hoàng hậu: (trong quan hệ xã hội)
 Về nhà hái cau lo giỗ bố:
à Cây cau bị đẵn gốc à Tấm ngã xuống ao chết à hóa thành chim vàng anh
à Vàng anh bị giết à lông bị vứt ra vườn à hóa thành hai cây xoan đào
à Hai cây xoan đào bị chặt à đóng thành khung cửi à tiếp tục mắng Cám
à Khung cửi bị đốt à tro bị đổ ở lề đường, cách xa hoàng cung à Biến thành cây thị, Tấm hóa thân vào quả thị giúp đỡ bà lão hàng nước.
II. PHÂN TÍCH:
1. Diễn biến mâu thuẫn, xung đột truyện: (tiếp theo)
- Trước hết, nó phản ánh mâu thuẫn và xung đột rất gay gắt trong gia đình phụ quyền thời cổ (giữa dì ghẻ & con chồng, giữa 2 chị em cùng cha khác mẹ: Tấm – Cám).
- Những mâu thuẫn đó còn mang ý nghĩa xã hội, phản ánh mâu thuẫn giữa cái Thiện và cái Ác.
+ Tấm đại diện cho người lương thiện.
+ Mẹ con Cám đại diện cho những kẻ bất lương – độc ác.
12’
HĐ2:
- Hình ảnh nhân vật Bụt xuất hiện trong những tình huống nào theo diễn biến cuộc đời nhân vật chính? (HSTB-Y)
- Ý nghĩa của yếu tố thần kì này? (HSK-G)
- So với đoạn đầu Biểu hiện của Tấm trong đoạn thứ hai như thế nào? (HSTB)
à Điều đó có ý nghĩa gì? (HSK)
HĐ2:
- HS suy nghĩ, trả lời
à Bụt giúp Tấm con cá bống, gọi chim sẻ xuống nhặt thóc, giúp Tấm có trang phục đẹp để đi dự hội.
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
à Tấm hóa thân + phản công quyết liệt.
 4 lần hóa thân sau khi chết: thành chim vàng anh à cây xoan đào à khung cửi à quả thị. Lần cuối,Tấm ttrở lại làm người Þ Ý nghĩa: đề cao cuộc sống đời thực.
2. Những yếu tố thần kỳ:
a, Nhân vật Bụt: 
- Chứng tỏ Tấm còn thụ động.
- Bụt giúp Tấm, Tấm hóa thân, kết thúc có hậu à quan niệm nhân sinh, thái độ và mong ước của nhân dân: Thiện thắng Ác, người tốt được hưởng hạnh phúc. Do đó đưa yếu tố thần kì vào để giúp nhân vật vượt qua khó khăn, thể hiện niềm yêu mến đối với những con người hiền thảo (như Tấm).
b, Sự hóa thân của Tấm:
- Sau cái chết, Tấm biến hóa 4 lần.
à Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm: 
- Sự chủ động trong hành động thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của nhân dân, người bình dân lao động trong xã hội xưa.
- Sức sống mạnh mẽ, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác.
- Tư tưởng nhân bản: hướng về cõi người, cõi đời thực, coi đó mới là nơi đem lại hạnh phúc thực sự.
15’
HĐ3:
1. Qua truyện Tấm Cám, anh (chị) cảm nhận gì về cuộc sống và mơ ước của nhân dân ta trong xã hội xưa?
2. Vì sao có thể nói truyện Tấm Cám tiêu biểu cho các kiểu truyện cổ tích thần kỳ trong văn học dân gian?
GV gợi dẫn, định hướng: à Sự xuất hiện khá phổ biến những yếu tố thần kỳ dọc theo cốt truyện à nếu thiếu thì số phận nhân vật chính không thể thay đổi, mọi mơ ước của nhân dân không thể đạt được.
à Kết cấu truyện tiêu biểu: truyện về nạn nhân chịu nhiều bất hạnh, gặp hoạn nạn nhiều lần, cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc.
3- Hành động trả thù của Tấm có đi ngược với bản chất của cô không?(HSTB) Tại sao? (HSK)
4. Tác dụng của những câu văn vần? (HSK)
HĐ3:
HS nghe câu hỏi, suy nghĩ tìm hướng trả lời, thảo luận để trả lời câu hỏi bằng hai hình thức: viết vào bảng phụ hoặc trình bày miệng.
- HS suy nghĩ, trả lời, thể hiện qua những chi tiết:
+ Bụt giúp Tấm, Tấm hóa thân.
+ Kết cấu truyện: kiểu truyện về người bất hạnh và kết thúc có hậu (Tấm sống với mẹ con người dì ghẻ à bị lừa, bị hãm hại nhiều lần à được Bụt giúp đỡ, biến hóa à trở về với kiếp người, gặp lại vua, làm hoàng hậu, xinh đẹp hơn xưa, mẹ con Cám phải chết để trả giá những hành động độc ác trước đây của họ. 
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
“Giặt áo chồng tao… tao vạch mặt ra”, “Phơi áo chồng tao… tao cào mặt ra”, “Kẽo cà kẽo kẹt…Lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.
III. LUYỆN TẬP:
Luyện tập:
1. Ta hiểu thêm về cuộc sống cũng như ước mơ của nhdân trong xã hội xưa
+ Xung đột giữa Tấm và hai mẹ con Cám cho thấy những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ – con chồng, chị em cùng cha khác mẹ) à nguyên nhân vì quyền lợi vật chất của các thành viên trong gia đình.
+ Xung đột thiện – ác lại phản ánh mâu thuẫn xã hội: giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và vị trí mới. Vấn đề đẳng cấp xã hội có thể được đặt ra.
Þ Cuộc sống của nhân dân lao động xưa còn nhiều khổ cực cả trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà thực tế chưa giải quyết được.
- Kết thúc có hậu và những yếu tố thần kỳ: không thể có được trong cuộc sống hiện thực nhưng qua đó chúng ta càng hiểu thêm niềm tin bất diệt của nhân dân vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, điều chính nghĩa trước cái xấu, cái ác, điều phi nghĩa… chính niềm lạc quan ấy đã giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, có sức mạnh đấu tranh vươn lên trong cuộc sống.
- Tấm Cám tiêu biểu cho truyện cổ tích Việt Nam .Vì: 
à Sự xuất hiện khá phổ biến những yếu tố thần kỳ dọc theo cốt truyện: tham gia thúc đẩy cốt truyện phát triển đến những cao trào mới, làm thay đổi số phận nhân vật.
à Kết cấu truyện tiêu biểu: truyện về nạn nhân chịu nhiều bất hạnh.
- Không. Nó vẫn phù hợp với quá trình trưởng thành về nhận thức của Tấm – nhân dân lao động – Tấm đã từ thái độ cam chịu à dám tự đứng lên, tự mình trực tiếp đấu tranh để giành hạnh phúc cho chính mình.
- Thể hiện qua niệm của nhân dân: diệt ác phải triệt để.
- Sự xuất hiện những câu văn vần:
- Xuất hiện đúng những chỗ chuyển đoạn từ sự kiện này sang sự kiện khác.
- Gắn liền số phận của nhân vật
- Làm người nghe dễ nhớ cốt truyện
- Bộc lộ thái độ, tình cảm của người kể đối với các nhân vật trong truyện (Đồng tình, cảm thương, ca ngợi Tấm, phê phán, lên án cực lực mẹ con Cám…)
1’
HĐ4: Củng cố
Diễn biến mâu thuẫn, xung đột truyện
Những yếu tố thần kỳ
Củng cố
Nghe, hiểu
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo ( 1’)
- Ra bài tập về nhà: HS làm các bài tập bổ sung trong SBT. Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Làm văn: “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTIET22-23.doc