Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13: Lập dàn ý bài văn tự sự

- Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện một hai cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.

- Thân bài:

+ Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ.

+ Không khí trong làng càng căng thẳng, nhiều người hoảng sợ. Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống đường hầm bí mật.

- Kết bài: Ca ngợi hình ảnh người nông dân cùng khổ đã giác ngộ cách mạng.

( HS đọc kĩ ghi nhớ SGK trang 46).

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7822 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13: Lập dàn ý bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/09/08
Tiết :13
Bài dạy: Làm văn LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức : Giúp học sinh biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
- Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng lập dàn ý cho học sinh
- Thái độ: Cĩ ý thức lập dàn ý trong quá trình viết văn.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Tĩm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
GV: Hướng dẫn HS đọc đoạn trích của nhà văn Nguyên Ngọc sau đó trả lời câu hỏi?
- Qua đoạn trích trên nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì? 
- Qua đó em rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân?
HS: Đọc đoạn văn trong SGK.
HS: Dựa vào đoạn văn phát hiện trả lời, suy nghĩ rút ra bài khọc.
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình suy nghĩ, “thai nghén” cho truyện ngắn “Rừng xà nu”.
- Hình thành ý tưởng từ một việc có thật.
- Đặt tên nhân vật có “không khí” Tây Nguyên: Trú.
- Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu … kết thúc….
- Hư cấu các nhân vật: Dít, Mai, Cụ Mết…
- Xây dựng tình huống, chi tiết điển hình: Nỗi đau bức bách dữ dội… đứa con bị đánh chết. 
2. Rút ra kinh nghiệm:
- Để viết được một văn bản tự sự, cần phải hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng hư cấu nhân vật, chọn sự vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu.
- Tiếp theo là lập dàn ý: Bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
20
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành lập dàn ý.
GV: Cho HS thảo luận nhóm với 2 vấn đề gợi ý SGK.
GV: Từ những ví dụ trên em hãy cho biết cách lập dàn ý bài văn tự sự?
HS: Tiến hành thảo luận theo nhóm, lên bảng lập dàn ý theo gợi ý.
HS: Dựa vào ghi nhớ trả lời.
II. Lập dàn ý:
1. Chọn nhan đề cho bài viết.
* Câu chuyện 1: Sau cái đêm đen ấy…
* Câu chuyện 2: Người đậy nắp hầm ben…
2.Lập dàn ý theo bố cục ba phần.
- Mở bài: Sau khi chạy ra khỏi nhà quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.
-Thân bài: 
+ Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sôi sục. Chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc của Nhật.
- Kết bài: Ca ngợi hình ảnh những người nông dân góp phần đưa cuộc cách mạng tháng Tám đến thắng lợi.
* Câu chuyện 2: 
- Mở bài: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng hằng đêm vẫn xuất hiện một hai cán bộ cách mạng hoạt động bí mật.
- Thân bài: 
+ Quân Pháp càn quét, truy lùng cán bộ.
+ Không khí trong làng càng căng thẳng, nhiều người hoảng sợ. Chị Dậu vẫn bình tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống đường hầm bí mật.
- Kết bài: Ca ngợi hình ảnh người nông dân cùng khổ đã giác ngộ cách mạng.
( HS đọc kĩ ghi nhớ SGK trang 46).
10
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: - Hướng dẫn học sinh luyện tập , gọi HS xác định đề tài, cốt truyện cho bài tập 1.
- Căn cứ vào đề tài, cốt truyện cho HS lập dàn ý.
HS: Làm việc theo nhóm xác định đề tài, cốt truyện lập dàn ý với bố cục 3 phần.
III. Luyện tập.
Bài tập 1: 
a. Một HS có bản chất tốt, do hoàn cảnh nào đó xô đẩy mà phạm sai lầm, sau đó kịp thời tỉnh ngộ, vươn lên.
b. Cốt truyện:
- Một HS vốn hiền lành, trung thực.
- Bị kẻ xấu lôi kéo và phạm sai lầm đáng tiếc.
- Đau khổ, ân hận, dằn vặt.
- Tự đấu tranh hoặc gặp người tốt giúp đỡ.
- Vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
c. Lập dàn ý: Bố cục ba phần với các sự việc, nhân vật, chi tiết về hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật chính, lời nói, hành động nhân vật phụ….
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được cách lập dàn ý bài văn tự sự.
- Bài tập về nhà: Làm bài tập 2 trong phần luyện tập. Soạn bài đọc văn :Uy- lít –xơ trở về.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiết 13.doc