Giáo án Ngữ văn 10 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Bài tập 3 (136)

- Con chim chiền chiện: cuộc sống mới

- Hót: tiếng gieo vui của con người

- Giọt: thành quả của cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.

- Hứng: sự thừa hưởng thành quả đó.

Bài tập 4 (136)

 Thác bao nhiêu cũng qua

 Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

- Thác: chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thuyền: chỉ sự nghiệp cách mạng chính của nhân dân ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 18986 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 01/ 2009
Ngày dạy : /2009 Lớp 10A7 tiết sĩ số
Ngày dạy: /2009 Lớp 10A5 tiết sĩ số 
Tiết - Bám sát
thực hành 
phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
 A. Mục tiêu bài học: 
 - Ôn tập củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
	- Rèn luyện kỹ năng thẩm định và vận dụng hai phương pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
B. Chuẩn bị của G/v và H/s
 	- SGK,SGV, thiết kế bài học, giới thiệu giáo án.
 - Học sinh soạn bài và học bài theo hướng dẫn
C. Cách thức tiến hành
 Giáo viên áp dụng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
Hoạt động của G/v và H/s
Yêu cầu cần đạt
H/s thảo luận 5 phút và trả lời các câu hỏi sau:
- ẩn dụ là gì?
- Có mấy kiểu ẩn dụ?
- Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật?
Mỗi một kiểu ẩn dụ lấy hai ví dụ
G/v tham khảo thêm bốn kiểu ẩn dụ (326) sách thiết kế.
Các hình ảnh: thuyền, bến, cây đa, con đò… có ý nghĩa gì?
ý nghĩa của câu ca dao này là gì qua hình ảnh cây đa bến cũ, con đò?
Tìm và phân tích phép ẩn dụ?
Tìm và phân tích ẩn dụ trong khổ thơ trong mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải?
Tìm và phân tích ẩn dụ trong câu thơ trên?
H/s thảo luận và trả lời câu hỏi :
- Hoán dụ là gì?
- Có những kiểu hoán dụ nào?
- Phân biệt hoán dụ ngôn ngữ và hoán dụ nghiệ thuật? 
Chỉ ra và phân tích các hoán dụ?
Chỉ và phân tích hoán dụ?
I. ẩn dụ:
1. Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ nghệ thuật.
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ ẩn dụ phẩm chất
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
 ẩn dụ ngôn ngữ
- Chuyển đổi tên gọi cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm, trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng.
- Mắt người: mắt tre, mắt cá chân.
 ẩn dụ nghệ thuật
Xây dựng hình ảnh thẩm mỹ=> sự liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người.
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” ( ca dao)
Con cò: người nông dân thuần tuý.
Lặn lội: khó khăn, vất vả
2. Bài tập thực hành
Bài 1 (135 )
a. Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ( ca dao )
- Thuyền: 
+ Địa điểm luôn cơ động, ngược xuôi
+ So sánh ngầm với người con trai => cùng địa điểm
- Bến:
+ Địa điểm: cố định, (thụ độngchờ đợi)
+ So sánh ngầm với người con gái => cùng địa điểm
b. Trăm năm đành lỗi hẹn hò
 Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
+ Cây đa bến cũ: nơi hai người gặp nhau, thề thốt, hẹn hò. ẩn dụ cho một kỉ niệm đẹp.
+ Con đò khác đưa: ẩn dụ về cô gái lấy chàng trai khác làm chồng.
Bài tập 2. (135 )
 Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
- Lửa lựu lập loè: ẩn dụ mùa hè
Bài tập 3 (136)
- Con chim chiền chiện: cuộc sống mới
- Hót: tiếng gieo vui của con người
- Giọt: thành quả của cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước.
- Hứng: sự thừa hưởng thành quả đó.
Bài tập 4 (136)
 Thác bao nhiêu cũng qua
 Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
- Thác: chỉ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Thuyền: chỉ sự nghiệp cách mạng chính của nhân dân ta.
II. Hoán dụ:
1. Ôn tập về phép tu từ hoán dụ.
- Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ:
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Hoán dụ ngôn ngữ
- Là phương thức chuyển đổi tên gọi trên cơ sở của mối quan hệ đi đôi giữa bộ phận với toàn thể, giữa vật chất đựng với vật chất bị chứa đựng.
+ Một tay súng cừ
+ Một chân trong hội đồng
Hoán dụ nghệ thuật
Là phương thức chuyển đổi tên gọi theo quan hệ liên tưởng đi đôi giữa ....
đồng thời với việc xây dựng hiện tượng thẩm mĩ về đối tượng đã nhận thức:
+ áo chàm: người dân tộc miền núi Việt Bắc
+ Đôi dép cao su Bác Hồ
2. Bài tập thực hành
Bài 1: Đầu xanh đã tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì không thôi
a. Mối quan hệ đi đôi
- Đầu xanh nghĩ đến tuổi trẻ
- Đầu bạc nghĩ đến tuổi già
- Má hồng nghĩ đến người con gái trẻ đẹp – Kiều
b. Phép hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể.
Bài 2.
 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
 Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không thôn nào
- Thôn Đoài – thôn Đông là phép hoán dụ lấy “vật” chứa đựng chỉ ”vật” bị chứa đựng.
- Cau thôn Đoài ngồi nhớ trầu không thôn nào? là phép ẩn dụ lứa đôi dã phải lòng nhau, tương tư nhau.
Làm một số bài tập bổ trợ => so sánh ẩn dụ và hoán dụ
Hoán dụ
1. Dựa trên sự liên tưởng tương cận (gần gũi) đi đôi giữa hai đối tượng không mang ý nghĩa so sánh. Sự liên tưởng đi đôi này mang tính khách quan tất yếu (Hiển nhiên má hồng chỉ người con gái trẻ, đẹp)
2. Không có sự thay đổi về trường nghĩa.
“Đầu xanh, má hồng” vẫn nằm trong trường biệt vật về người.
“ áo nâu, áo xanh” chỉ y phục về con người.
ẩn dụ
1. Dựa trên sự liên tưởng giống nhau (tương đồng ) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm, sự giống nhau này mang tính chủ quan không tất yếu ví dụ: Thuyền – con trai; bến – con gái.
2. Khi thực hiện biện pháp tu từ ẩn dụ htì thường kèm theo có sự chuyển nghĩa.
- Thuyền: phương tiện giao thông đường thuỷ được chuyển thành nghĩa cơ động ngược xuôi một cách tự do, chỉ người con trai.
4. Củng cố:
 - Biết cách phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ.
 - Qua bài học có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai phép 
 tu từ nói trên .
 5. Dặn dò: Học bài cũ, xem lại các bài tập đã làm
 Phân biệt được ẩn dụ, hoán dụ

File đính kèm:

  • doctiet 20.doc