Giáo án Ngữ văn 10 - Phương pháp thuyết minh - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hiền
Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
GV: Có khi nào em muốn trình bày một vấn đề mình hiểu biết cho người khác nghe mà không diễn đạt hết ý nghĩ của mình không? (nếu có) Tại sao?
GV: Để có thể diễn giải, nói cách khác thuyết minh một điều gì đó, người thuyết minh cần nắm chắc những gì?
GV: Cần ghi nhớ điều gì trong mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh?
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh
GV :Các em hãy cho biết một số phương pháp thuyết minh mà mình đã được học trong chương trình trung học cơ sở (lớp 8) ?
Tuần: Tiết PPCT: Ngày soạn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH ã - ã - ã - ã A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp. Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. B. PHƯƠNG PHÁP CHUNG: PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN Phân tích, phát vấn. 1. Phương pháp: Phân tích, phát vấn, diễn giảng và làm việc nhóm. 2. Phương tiện: - SGK Ngữ Văn 10 - chuẩn - Một số sách tham khảo chuyên ngành C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra. 2. Kiểm tra bài cũ: Biện pháp tạo tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới : Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trao đổi thông tin với mọi người. Chúng ta có thể diễn đạt một vấn đề mà người khác có thể tiếp nhận, lĩnh hội vấn đề đấy là một nghệ thuật giao tiếp mà ta phải sử dụng các phương pháp giao tiếp một cách linh hoạt. Vì lẽ đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một phương pháp được sử dụng khá nhiều và linh hoạt tring cuộc sống, đó là phương pháp thuyết minh. D. NỘI DUNG BÀI GIẢNG : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Có khi nào em muốn nói điều gì đó mà không sao nói được không? Vì sao? - Có khi nào em nắm rất rõ một vấn đề mà không biết cách trình bày sao cho rõ không? Vì sao? Hoạt động 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh GV: Có khi nào em muốn trình bày một vấn đề mình hiểu biết cho người khác nghe mà không diễn đạt hết ý nghĩ của mình không? (nếu có) Tại sao? GV: Để có thể diễn giải, nói cách khác thuyết minh một điều gì đó, người thuyết minh cần nắm chắc những gì? GV: Cần ghi nhớ điều gì trong mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh? Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh GV :Các em hãy cho biết một số phương pháp thuyết minh mà mình đã được học trong chương trình trung học cơ sở (lớp 8) ? - Gọi học sinh đọc các bài tập. - Lí giải các câu hỏi a,b. - Đặt tên cho các văn bản: (1), (2), (3), (4). - Nhắc lại phương pháp thuyết minh liệt kê và giải thích? - Thế nào là phương pháp thuyết minh phân tích? - Nhắc lại phương pháp dùng số liệu, so sánh? Hoạt động 3: Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh GV: Tiến hành cho học sinh đọc các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Trả lời các câu hỏi của phần (a). Hoạt động 4: Tìm hiểu yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh GV: Tiến hành cho học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Gọi học sinh đọc bài tập 1. Hoạt động 5: GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. - Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh? - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ để củng cố bài học. - Không có phương pháp thuyết minh. - Đọc bài tập. - Nhắc lại phương pháp thuyết minh liệt kê và giải thích. - Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, vấn đề để lần lượt thuyết minh. - Dùng các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp. - So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng. - Đọc đoạn văn. - Trả lời các câu hỏi. - Ghi vào tập phần ghi nhớ (2) – SGK. - Đọc bài tập 1. - Nhận xét. - Đọc phần ghi nhớ. I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: ( Mục 1 – Ghi nhớ) - Điều quan trọng nhất là phải hiểu biết rõ ràng, chính xác đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, đồng thời người trình bày phải thực lòng truyền đạt tri thức ấy. - Tóm lại cần nắm vững: + Đối tượng thuyết minh + Phương pháp thuyết minh - Phương pháp thuyết minh là phương tiện, công cụ để thực hiện mục đích thuyết minh. Tùy vào từng vấn đề mà ta sẽ sử dụng từng phương pháp thuyết minh sao cho trình bày rõ ràng, chính xác vấn đề cần thuyết minh để đạt được mục đích thuyết minh. II. Một số phương pháp thuyết minh: 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học: (1) Mục đích TM: Công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. - Phương pháp thuyết minh: liệt kê, giải thích. - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn. (2) Mục đích TM: Lí do thay đổi bút danh của Ba – sô. - Phương pháp TM: Phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết bất ngờ, những hiểu biết mới, thú vị. (3) Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào. - Phương pháp TM: Nêu số liệu, so sánh. - Tác dụng: Hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh. 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh: a. Thuyết minh bằng cách chú thích: - Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng. - Có tính linh hoạt, mềm dẻo ; có tác dụng đa dạng hoá văn bản và phong phú hoá cách diễn đạt ( ưu điểm). VD: Văn bản ( 2) , (4) phần 1. b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả: - Đoạn văn nói về: Niềm say mê cây chuối của Ba – sô. vÌ: “ Đây là bức chân dung tâm hồn của Ba –sô”. - Các ý có quan hệ nhân quả. Vì: niềm say mê cây chuối ( nguyên nhân) bút danh Ba – sô ( kết quả ). - Các ý được trình bày hợp lí, sinh động và rất bất ngờ, thú vị, hấp dẫn. Phần ghi nhớ (2) – SGK. III. 3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh: Ghi nhớ (3) – SGK. IV. 4. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Nhận xét: - Mục đích: Cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và phương Tây tôn quí. - Điều kiện: Có hiểu biết thực sự khoa học, chính xác, khách quan về hoa lan Việt Nam. - Khéo lựa chọn, vận dụng các phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ 2. Bài tập 2: Học sinh tự làm. III. TỔNG KẾT : ghi nhớ sgk/ 51 4. Củng cố: Phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: - Học đọc văn: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN. - Làm bài tập: Người tóm tắt. Duyệt của tổ trưởng:
File đính kèm:
- Tuan_23_Phuong_phap_thuyet_minh.doc