Giáo án Ngữ văn 10 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền

* Hoàn cảnh: ngặt nghèo. Một mặt ông không muốn sống giả dối trong yên ấm khi Săng-ma-chi-ơ vì ông mà bị kết án oan. Nhưng nếu tự thú, ông không còn điều kiện cứu mẹ con Phăng tin nữa.

 

* Tâm trạng: vừa sẵn sàng chịu bị bắt vừa cố sức nài nỉ xin gia hạn cho 3 ngày để lo việc cho Phăng tin, thực hiện lời hứa với người bất hạnh sắp chết.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày giảng:
Đọc văn:
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích: “ Những người khốn khổ”)
Vích to Huy gô
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được cuộc đời va sự nghiệp sáng tác phong phú đồ sộ của thiên tài V.Huy gô.
- Bước đầu cảm nhận được nét đặc trưng trong bút pháp lãng mạn của Huy-gô.
- Giái dục lòng kính trọng và yêu thương con người cho học sinh.
B. Cách thức tiến hành
Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo kết hợp gợi tìm, tái tạo, thảo luận nhóm.
C. Phương tiện thực hiện
- SGK, Thiết kế gài giảng Ngữ văn 11 tập 2.
- Tiểu thuyết “Những người khốn khổ” – V. Huy-gô.
D. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
- Gv dẫn vào bài:
	Trong nền văn học Pháp, Huy-gô xuất hiện như một ngôi sao nở sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỉ XIX. Ngay từ khi mới xuất hiện, ông đã tự khẳng định mình như chủ soái của trường phái lãng mạn với một loạt những tác phẩm lớn. Với bộ tiểu thuyết “ Những người khốn khổ”, Huy-gô đã đặt một trái núi khổng lồ trên văn đàn thế giới.
	Để hiêu thêm về Huy-gô cùng bộ tiểu thuyết vĩ đại ấy, hôm nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
?: Những nét chính cần ghi nhớ trong cuộc đời tác giả Huy-gô?
- GV giảng thêm về cuộc đời Huy-gô: sự thần tượng Sa-tô-bri-ăng là nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Pháp lúc bấy giờ… Đám tang Huy-gô là sự kiện lớn của nước Pháp…
?: Hãy kể tên một số sáng tác tiêu biểu của Huy-gô?
-Gv tóm tắt ngắn gọn “Nhà thờ đức bà Pa-ri”, đọc một đoạn thơ trong bài “Biển đêm”.
?: Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Huy-gô?
?: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, hãy tóm tắt tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
- GV tóm tắt lại, bổ sung một số chi tiết quan trong trong cuộc đời Giăng Van-giăng.
?: Nội dung chính của tác phẩm?
?: Vị trí của đoạn trích trong bộ tiểu thuyết?
- Gv gọi HS đọc diễn cảm, yêu cầu đọc rõ ràng, khi dứt khoát, lúc tình cảm…
?: Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
?: Chân dung Gia-ve được tái hiện như thế nào trong đoạn trích?
?: Tưởng tượng tâm trạng của Gia-ve khi bắt được Giăng Van-giăng?
?: Khi miêu tả Gia-ve, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp đó?
?: Ở phần thứ nhất, ai là “người cầm quyền khôi phục uy quyền”?
?: Tâm trạng Giăng Van-giăng thay đổi như thế nào ở phần 2 khi Giăng Van-giăng bẻ thanh sắt dọa y?
?: Hình tượng Gia-ve đại diện cho thế lực nào?
?: Hình dung hoàn cảnh và tâm trạng Gia-ve ở phần 1?
?: Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia-ve, kẻ cầm quyền đang đến bắt mình như thế nào?
?: Tại sao Giăng Van-giăng lại phải cầu xin và nói thầm trước mặt Gia-ve?
?: Khi Phăng-tin sợ quá mà chết, Giăng Van-giăng thay đổi thái độ với Gia-ve như thế nào?
?: Giăng Van-giăng hành động như vậy nhằm mục đích gì?
?: Câu nói cuối đoạn trích cua Giăng Van-giăng thể hiện điều gì?
?: Hành động của Giăng Van-giăng gợi cho em cảm nhận gì?
?: Phăng- tin là người phụ nữ như thế nào?
?: Phăng-tin chết do đâu?
?: Nhân vật Phăng-tin có vai trò như thế nào trong đoạn trích?
?: Phân tích chuỗi hành động của Giăng Van-giăng với Phăng-tin, người đã mất?
?: Tưởng tượng xem Giăng Van-giăng đã thì thầm gì mà Phăng-tin đi vào cõi chết mà gương mặt “sáng rỡ lên một cách lạ lùng”?
?: Hành động ấy thể hiện thái độ gì của Giăng Van-giăng?
?: Xây dựng nhân vật Giăng Van-giăng, tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Qua hành loạt các chi tiết miêu tả hành động của Giăng Van-giăng chúng ta có thể quy chiếu về hình ảnh của ai?
?: Hình tượng Giăng Van-giăng thể hiện lí tưởng gì của nhà văn?
?: Những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?
GV Yêu cầu HS đọc và thuộc phần Ghi nhớ (SGK- tr80)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- V. Huy-gô (1802-1885)
- Sinh ra trong một gia đình quý tộc, cha tham gia cách mạng, mẹ nặng tư tưởng bảo hoàng.
- V. Huy-gô thông minh, là thần đồng thơ ca.
- Cuộc đời Huy-gô gắn liền với thế kỉ XIX- một thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
- Ngoài làm thơ, viết văn ông còn vẽ tranh và hoạt động chính trị sôi nổi.
- Là nhà văn đầu tiên của Pháp khi mất được chôn cất tại điện Păng-tê-ông, nơi vốn dành cho vua chúa và danh tướng.
-Năm 1985, thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất của Huy-gô - Danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự ngiệp sáng tác
- Ông thành công ở nhiều thể loại:
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862)…
+ Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối(1840), Trừng phạt (1853)…
+ Kịch: Héc-na-ni (1830)
=> Sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú, “là một tiếng vọng âm vang của thời đại”.
3. Tiểu thuyết: “Những người khốn khổ”
- Tóm tắt: Bộ tiểu thuyết gồm 5 phần:
+ Phần 1: Phăng-tin
+ Phần 2: Cô-dét
+ Phần 3: Ma-ri-uyt
+ Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni.
+ Phần 5: Giăng Van-giăng
- Nội dung: Tác phẩm là bức tranh sinh động, hiện thực về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp thế kỉ XIX, ca ngợi tình yêu thương và thể hiện khát vọng giải phóng những người khốn khổ.
4. Đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
a. Vị trí:
- Đoạn trích nằm ở cuối phần 1: Phăng-tin. Nhan đề do tác giả đặt.
- Chi tiết trước đó: Thị trưởng Ma-đơlen (Giăng Van-giăng) phải ra thú tội để giải oan cho người làm vườn Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ông đến từ biệt Phăng-tin khi chị chưa biết gì về sự thật phũ phàng.
b. Đọc diễn cảm:
c. Bố cục: 
- 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “Phăng-tin đã tắt thở”, Giăng Van-giăng bị mất uy quyền.
+ Phần 2: Còn lại. Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nhân vật Gia-ve
* Chân dung
- Qua hành động bắt tội phạm:
+ Câu nói: “Mau lên” cộc lốc, ngắn ngủi, man rợ, điên cuồng.
+ Giọng nói: như ác thú gầm.
+ Cặp mắt: nhìn như cái móc sắt.
+ Cái cười: ghê tởm, phô cả hai hàm răng.
+ Hả hê, khoái trá, đắc thắng khi bắt được Giăng Van-giăng, con mồi mà hắn đã mất công truy lùng 5 năm.
- Qua thái độ với Phăng tin:
+ Nhìn trừng trừng, lời nói thô lỗ
+ Không chút thương cảm, coi nàng như con điếm mạt hạng.
*Nghệ thuật:
- Biện pháp: So sánh
- Tác dụng: làm nổi bật chân dung Gia-ve, quy chiếu Gia-ve về một hình ảnh ấn dụ: con thú giữ nhà cho chế độ tư bản.
- Ở phần thứ nhất, Gia-ve đã khôi phục được uy quyền trước tên tù khổ sai Giăng Van-giăng. Trước đó, hắn là cấp dưới, từng bị bẽ mặt trước thị trưởng Ma-đơ-len.
(Hết tiết 1, chuyển tiết 2)
- Sang phần 2, tâm trạng Gia-ve thay đổi: y vừa sợ vừa tức, không dám bỏ đi gọi lính ở tầng dưới, cũng không dám tấn công Giăng Van-giăng. Vì Gia-ve vốn nể sợ sức mạnh phi phàm và bản lĩnh ghê gớm của người tù khổ sai đặc biệt này.
=> Hình tượng nhân vật Gia-ve đại diện cho cái ác, đối lập với cái thiện (Giăng Van-giăng). Cái ác nhất định sẽ khuất phục trước cái thiện. Qua đó, ta thấy được lí tưởng lãng mạn và nhân đạo của nhà văn.
2. Nhân vật Giăng Van-giăng
* Hoàn cảnh: ngặt nghèo. Một mặt ông không muốn sống giả dối trong yên ấm khi Săng-ma-chi-ơ vì ông mà bị kết án oan. Nhưng nếu tự thú, ông không còn điều kiện cứu mẹ con Phăng tin nữa.
* Tâm trạng: vừa sẵn sàng chịu bị bắt vừa cố sức nài nỉ xin gia hạn cho 3 ngày để lo việc cho Phăng tin, thực hiện lời hứa với người bất hạnh sắp chết.
* Thái độ với Gia-ve
- Lời nói nhã nhặn
- Cử chỉ điềm tĩnh, không hề tỏ ra khiếp sợ Gia- ve.
- Vì: Ông muốn xin được thêm thời gian 3 ngày tìm con gái cho Phăng-tin, trong bước đường cùng ông vẫn luôn lo lắng cho Phăng-tin.
- Khi Phăng-tin chết, Giăng Van- giăng đã: giật gãy chiếc giưỡng cũ nát, lăm lăm cái thanh sắt trong tay, nhìn Gia-ve trừng trừng và nói nghiêm khắc. Hành động của ông mạnh mẽ, quyết liệt nhưng vẫn hết sức kiềm chế.
- Mục đích: muốn Gia-ve để cho ông yên lặng mấy phút từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang và giúp đỡ chưa trọn vẹn.
- Câu nói cuối đoạn trích: Giăng Van-giăng sẵn sàng chịu bị bắt mà không hề đánh Gia-ve để trốn thoát. Ông hành động với lòng tự trọng và tình thương cao cả: xả thân cứu người nghèo khổ theo sự cảm hóa của giám mục Mi-ri-en.
- HS tự cảm nhận: (kính nể, yêu thương, trân trọng…).
* Thái độ đối với Phăng tin
- Phăng-tin là người phụ nữ nghèo khổ, bất hạnh, phải bán răng, bán tóc, bán thân… để nuôi con. Hiện tại, cô đang lâm bệnh nặng, được thị trưởng Ma-đơ-len cưu mang.
- Phăng-tin chết vì: bệnh nặng, quá sợ hãi Gia-ve, nhận thấy người tốt như ông Ma-đơ-len cũng không còn là chỗ dựa.
- Nhân vật Phăng-tin có vai trò quan trọng trong đoạn trích, không chỉ làm nổi bật cái ác (Gia-ve) mà còn làm nổi bật cái thiện (Giăng Van-giăng).
- Hành động:
+ Ngồi lặng, ngắm nhìn Phăng-tin, nét mặt xót thương khôn tả.
+ Thì thầm với người đã mất. (HS tự tưởng tượng xem Giăng van-giăng đã nói gì…)
+ Sửa sang thi thể, trang phục, hôn tay Phăng-tin…
=> Thái độ trân trọng, gần gũi, yêu thương, đùm bọc giữa những người khốn khổ. Giăng Van-giăng giống như bậc đại hiền che chở cho người bất hạnh.
- Giăng Van-giăng đã khôi phục uy quyền bằng sức mạnh của tình thương.
* Nghệ thuật:
- Thủ phấp đối lập tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve và Giăng Van-giăng.
- Tác dụng: quy chiếu hình ảnh Giăng Van-giăng về hình ảnh con người chân chính, con người của tình thương.
* Ý nghĩa hình tượng Giăng Van-giăng:
 Nhân vật thể hiện lí tưởng lãng mạn của nhà văn: tình thương yêu chân chính chỉ bộc lộ ở những người khốn khổ. Tác giả chủ trương dùng tình thương để cải tạo con người, cải tạo cái ác. Với tư tưởng ấy, Huy-gô đâ xây dựng Giăng Van-giăng như một thiên sứ, một thánh nhân.
III. Tổng kết
Qua đoạn trích, chính đạo đức cao cả, tình yêu thương đã khôi phục uy quyền cho con người và có sức mạnh chiến thắng cường quyền, nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Đó là thông điệp mà Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc.
Đoạn trích đậm chất lãng mạn không chỉ thể hiện ở lí tưởng nhân văn cao cả mà còn qua nghệ thuật biểu hiện: so sánh, đối lập, tương phản, ấn dụ, bình luận ngoại đề…
IV. Ghi nhớ (SGK)
4. Dặn dò
Soạn bài “Về luân lí xã hội ở nước ta”- Phan Châu Trinh
5. Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2010

File đính kèm:

  • docNguoi cam quyen khoi phuc uy quyen(3).doc