Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao kỳ 2

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm (?)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Cảm và hiểu được tâm sự, nỗi lòng của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi, cô đơn khủng khiếp.

- Thấy được tài nghệ miêu tả diễn biến tâm trạng vô cùng phong phú, tinh tế của tác giả qua đoạn trích.

 

doc148 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười chinh phụ:“Trăng dãi nguyệt nguyệt in từng tấm- Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông- Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùng- Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”...
Bài tập nâng cao
So sánh câu 238 - 239 trong nguyên tác chữ Hán với câu 11 - 12 trong đoạn trích để thấy người diễn Nôm trung thành với nguyên tác mà vẫn có sáng tạo.
(HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập nâng cao
Gợi ý: 
Trong nguyên tác chữ Hán, Đặng Trần Côn viết: “Sầu tự hải- Khắc như niên” (Mối sầu tựa biển- Một phút như một năm). Đoàn Thị Điểm dịch là: “Khắc chờ đằng đẵng như niên- Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”. Dịch như vậy là vừa rất sát nghĩa vừa rất sáng tạo, vì những hình ảnh, cách so sánh đều giữ được, ý tứ vẫn trung thành với nguyên tác, nhưng từ hai câu thơ đoản cú đã được chuyển thành hai câu song thất rất hoàn hảo. Tác giả thêm các từ láy để miêu tả cụ thể hơn như “đằng đẵng”, “dằng dặc”, các từ phụ nghĩa như “[khắc] chờ”, “miền [biển]xa” cũng có tác dụng như trên. Điều này phù hợp với thơ tiếng Việt (thơ chữ Hán thường gợi nhiều hơn tả; thơ Nôm thường tả hơn gợi).
Bài tập tổng kết : Từ những phân tích trên, nêu khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp) 
Dặn dò:
Đọc thêm mục Tri thức đọc- hiểu để hiểu thêm khái niệm về thể song thất lục bát và ngâm khúc.
 III/ Tổng kết
Gợi ý: 
Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt bút kết hợp với nghệ thuật miêu tả trực tiếp tâm trạng vô cùng tinh tế, bằng ngôn ngữ đậm tính dân tộc, giàu chất trữ tình, đoạn thơ miêu tả tình cảnh lẻ loi, cô đơn, nỗi nhớ, nỗi buồn, niềm đau và những khao khát của người chinh phụ. Bằng niềm đồng cảm sâu sắc với số phận và khát vọng của con người, đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung có giá trị nhân đạo sâu sắc, lớn lao.
..
TiÕt 105 lµm v¨n:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của đề văn nghị luận và các yêu cầu đối với đề văn nghị luận.
- Biết tìm hiểu, phân tích đề văn nghị luận.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
I/ Yêu cầu
Hỏi: Dựa vào mục I (SGK) và cho biết yêu cầu của bài văn nghị luận.
(HS làm việc cá nhân: đọc- nghiên cứu mục I SGK, chuẩn bị trên vở nháp và trình bày trước lớp) 
 + Yêu cầu quan trọng nhất của bài văn nghị luận (yêu cầu về nội dung) là: vấn đề nghị luận (luận đề). Luận đề thường được nêu ngắn gọn dưới dạng câu hỏi, nhận xét hoặc đưa ra “tình huống có vấn đề” buộc người viết phải giải quyết và thể hiện chủ kiến của mình.
 + Ngoài yêu cầu về nội dung, đề bài còn có các yêu cầu:
 - Yêu cầu về thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận
 - Yêu cầu về phạm vi tư liệu cần huy động.
 + Căn cứ vào nội dung nghị luận, có thể chia đề nghị luận thành hai loại:
 - Nghị luận chính trị, xã hội.
 - Nghị luận văn học.
(Việc phân chia chỉ có tính chất tương đối).
Gv cho hs đọc mục II (SGK) và cho biết: 
a- Khi tìm hiểu, phân tích một đề văn nghị luận cần xác định mấy vấn đề cơ bản? Đó là những vấn đề gì?
b- Thử xác định nội dung trọng tâm của đề số 1 và đề số 4 (SGK). Rút ra nhận xét về nội dung trọng tâm.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
II/ Tìm hiểu đề văn nghị luận
1/ Nội dung trọng tâm cần bàn bạc và làm sáng tỏ.
- Nội dung trọng tâm của đề số 1 và số 4:	
Đề 1- Vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con người.
Đề 4- Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
Nhận xét: Có đề nêu nội dung trọng tâm một cách trực tiếp, dễ nhận ra (đề số 1) có đề cần phải đọc kỹ, phân tích câu chữ, hình ảnh, mối quan hệ,... mới có thể rút ra nội dung trọng tâm (đề số 4). Nếu không xác định được nội dung của đề, người viết sẽ bị lạc đề.
Hỏi: Thử xác định loại đề nghị luận và thao tác lập luận chính vận dụng cho đề số 1 và số 8. Nêu nhận xét?
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
2/ Loại đề văn nghị luận và các thao tác lập luận
+ Xác định:
- Đề 1: Loại đề nghị luận xã hội; thao tác lập luận chính: giải thích và bình luận.
- Đề 8: Nghị luận xã hội; giải thích, chứng minh và bình luận.
+ Nhận xét: Có đề yêu cầu cụ thể phải vận dụng thao tác lập luận nào là chính, có đề phải tuỳ nội dung mà tự đặt ra việc sử dụng thao tác lập luận nào cho phù hợp.
Hỏi: Thử xác định phạm vi tư liệu của các đề số 3, 4, 6, 7 và đưa ra nhận xét.
(HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp)
3/ Phạm vi tư liệu cần huy động, trích dẫn cho bài viết
+ Xác định phạm vi tư liệu:
- Đề 3: những bài thơ hay. 
-Đề 4: trong cuộc sống và trong văn học.
-Đề 6: một truyện ngụ ngôn cụ thể tự chọn trong SGK THCS.
- Đề 7: một số tấm gương sống đẹp, trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học. 
+ Nhận xét: Có những đề giới hạn trước phạm vi tư liệu, nhưng cũng có những đề người viết phải căn cứ vào nội dung để tự xác định.
III/ Luyện tập
Bài tập- Đọc kĩ các đề 2, 5 (SGK), tìm hiểu, phân tích:
Gợi ý: 
Vẻ đẹp của bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).
a. Xác định nội dung trọng tâm cần bàn bạc.
(HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày)
a- Nội dung trọng tâm: 
+ Đề 2: Nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão).
 + Đề 5: Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc "Tiểu Thanh kí”. 
b. Xác định các thao tác lập luận chính.
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày)
b. Các thao tác lập luận chính:
+ Đề 2: Phân tích, bình luận.
+ Đề 5: Phân tích, bình luận.
c.Xác định phạm vi tư liệu.
(HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày)
c. Phạm vi tư liệu: 
+ Đề 2:Văn bản hoàn chỉnh của bài thơ.
+ Đề 5: Văn bản hoàn chỉnh của bài thơ Đọc "Tiểu Thanh kí”.
..
TiÕt 106, 107 ®äc v¨n:
NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ
(Trích Cung oán ngâm)
 Nguyễn Gia Thiều
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được thân phận bi thảm của người cung nữ thời xưa.
- Cảm nhận được giọng thơ sầu oán da diết mãnh liệt, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách ví von, so sánh, đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi sầu oán của người cung nữ. 
B-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
I/ Tiểu dẫn
Gv cho hs đọc mục tiểu dẫ và giới thiệu những nét cơ bản về tác gia Nguyễn Gia Thiều.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
1- Tác gia Nguyễn Gia Thiều
Nguyễn Gia Thiều (1741- 1798), hiệu Ôn Như, tước hầu (Ôn Như hầu), quê làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh), gia đình dòng dõi (gọi Chúa Trịnh Doanh là cậu ruột), là người am hiểu tường tận cuộc sống nơi cung cấm nhất là sự hoang dâm vô độ của nhiều vua chúa và cuộc đời bi thảm của nhiều cung nữ.
Sáng tác của Nguyễn Gia Thiều có hai tập thơ chữ Hán (Ôn Như thi tập - tiền, hậu tập), hai tập thơ chữ Nôm (Tây Hồ thi tập và Tứ Trai tập). Các sáng tác của ông thất lạc gần hết, chỉ còn lại trọn vẹn Cung oán ngâm.
Hỏi: Nêu khái quát về hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
2- Hoàn cảnh sáng tác:
Chế độ cung nữ tồn tại hàng trăm năm dưới thời phong kiến. Cung nữ, trừ một số rất ít được sủng ái, còn lại đều có số phận bi thảm vì bị bỏ rơi. Đời sống cô đơn, lạnh lẽo của họ đã động lòng nhiều thế hệ người cầm bút. Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều được coi là tiếng nói sâu sắc, mãnh liệt nhất.
+ Đặc điểm nội dung: Cung oán ngâm viết bằng chữ Nôm, dài 356 câu chia làm 88 khổ thể song thất lục bát. Cung oán ngâm là bài ca ai oán của người cung nữ, qua đó tác giả bày tỏ nỗi cảm thông sâu sắc, trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ, lên án chế độ cung tần. Khúc ngâm còn biểu lộ quan niệm triết lí về sự phù du của cuộc đời.
+ Đặc điểm nghệ thuật: Thể song thất lục bát đạt trình độ điêu luyện; sử dụng nhiều từ Hán, điển cố, nhưng ngôn ngữ văn học tài hoa, đài các rất phù hợp đối tượng. Nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng, tả cảnh ngụ tình, rất già dặn, phong phú.
II/ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đoạn trích
Hỏi: Tìm hiểu vị trí, và tóm tắt nội dung đoạn trích.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
- Vị trí: Đoạn trích từ câu 209 đến câu 244 được chia làm 4 khổ thơ.
- Tóm tắt: Toàn bộ đoạn trích đã diễn tả nỗi sầu oán của người cung nữ khi bị vua chúa bỏ rơi.
+ Bốn khổ đầu tập trung khắc hoạ hoàn cảnh sống âm u, tẻ ngắt của cung nữ, mọi nơi, mọi lúc đều cô đơn, lạnh lẽo.
+ Năm khổ thơ sau diễn tả những thất vọng nặng nề. Người cung nữ trông ngóng, chờ đợi đến mỏi mòn, tuyệt vọng nên sinh ra oán hờn, chua chát.
 Hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng người cung nữ trong đoạn trích để hiểu thân phận của nàng.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
- Diễn biến tâm trạng của người cung nữ :
+ Người cung nữ hiện lên rất bi thảm, bị bỏ rơi nhưng không được buông tha. Cho nên, tâm trạng của nàng được miêu tả trong nỗi khổ vì cô đơn, lạnh lẽo, bị giam cầm tuổi thanh xuân. Hết ngày lại đêm, nàng phải "đứng tủi ngồi sầu”, khắc khoải ngóng chờ vô vọng, một mình một bóng âm thầm, đơn chiếc suốt năm canh; chờ trăng lên chỉ thấy mưa đêm não nùng; "phòng tiêu” chỉ thấy "lạnh ngắt như đồng”; hương đốt lên càng gây nên cảm giác vắng lặng, tịch mịch, khêu đèn lên mà chỉ thấy âm u, tăm tối:
“Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u”.
 + Tâm trạng của người cung nữ còn được thể hiện trong nỗi khao khát hạnh phúc, niềm ước ao cuộc sống chăn gối: soi "gương loan” nhìn "dải đồng”, trông "ngấn phượng liễn”, thấy "dấu dương xa”... tất cả đều trở nên bẽ bàng, chua chát.
 + Tâm trạng người cung nữ còn được miêu tả ở đỉnh cao sự uất ức, trở nên quằn quại, tức tối ("Hoa này bướm nỡ thờ ơ/ Để gầy bông thắm, để xơ nhuỵ vàng”) và nảy sinh ý nghĩ nổi loạn: ("Muốn dứt tơ hồng”; "muốn đạp tiêu phòng mà ra”). Nàng gọi đích danh sự giam cầm tù hãm là:"Giết nhau chẳng cái lưu cầu- Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”
+ Qua tâm trạng ai oán xót xa của người cung nữ, ta thấy thân phận của nàng là một người đàn bà bất hạnh (cũng như những người cung nữ khác), bị giam cầm tuổi thanh xuân, cho đến khi phải chết trong sự mỏi mòn chờ đợi. Đó cũng là thân phận của những người bị áp bức nói chung; và từ góc độ cái đẹp, nàng là hiện thân của cái đẹp bị giam cầm.
Hỏi: Qua lời ca ai oán của người cung nữ, hãy hình dung bộ mặt của vua chúa đương thời.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
- Các vị vua chúa ăn chơi sa đoạ, hưởng lạc trên nỗi khổ của những con người nhỏ bé bất hạnh, bất chấp cả quyền tự do, hạnh phúc của họ. Qua lời ca ai oán của người cung nữ, ta thấy vua chúa trở thành những ác nhân, những kẻ giết người vì sự vô tâm và nhẫn tâm: "Khoảnh làm chi bầy chúa xuân/ Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi”;
"Giết nhau chẳng cái lưu cầu- Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!” 
Hỏi: Phân tích nghệ thuật của đoạn trích.
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp) 
 - Nghệ thuật: Trước hết, tác giả đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng bối cảnh thời gian, không gian để khắc hoạ tâm trạng: thời gian dằng dặc, triền miên hết ngày sang đêm, hết sớm lại chiều, hết chiều lại đêm khuya, đặc biệt là thời gian "đêm năm canh” cứ trở đi trở lại tạo nên sự nặng nề, mòn mỏi đến khủng khiếp; không gian u tịch, tăm tối nơi cung cấm, không gian của sự mòn mỏi, tuyệt vọng, sầu tủi khiến có lúc người cung nữ cũng muốn "đạp tiêu phòng mà ra”.
 + Tác giả sử dụng hệ thống từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, gợi cảm: "chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi”, "gương loan” "dải đồng”. "gầy bông thắm”, "xơ nhuỵ vàng”...
 Những từ ngữ quan trọng thường được đặt vào vị trí hiệp vần khiến ý nghĩa của nó thêm nổi bật: "Một mình đứng tủi ngồi sầu/ Đã than với nguyệt lại rầu với hoa”...
 + Tính chất đối xứng cũng là một yếu tố nghệ thuật đóng góp lớn vào việc khắc hoạ tâm trạng, tạo nhạc điệu (đối giữa các câu thất với nhau và tiểu đối trong một câu)
 + Nội dung cảm xúc kết hợp với thể thơ và các yếu nghệ thuật khác đã tạo nên giọng réo rắt, sầu khổ, oán hờn...
Bài tập nâng cao
Phân tích nội dung oán trách và thương thân trong hai đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ và Nỗi sầu oán của người cung nữ. Cho biết các nội dung ấy thể hiện khuynh hướng gì của văn học đương thời?
Bài tập nâng cao
Gợi ý:
- Cả hai đoạn trích đều thể hiện tâm trạng sầu muộn của người phụ nữ bị chết mòn chết mỏi trong sự cô đơn, vô vọng vì đợi chờ (xem lại nội dung bài học).
- Nguyên nhân dẫn tới nỗi ai oán, thương thân ấy: do chiến tranh phong kiến phi nghĩa (Chinh phụ ngâm) và do chế độ cung tần sa đoạ, vô nhân tâm (Cung oán ngâm).
- Các nội dung trên đây thể hiện khuynh hướng nhân đạo trong văn học đương thời.
Câu hỏi: Qua bài học, hãy khái quát đặc điểm nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Đánh giá tổng quát về giá trị đoạn trích.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
III/ Tổng kết
 Gợi ý::
+ Đoạn trích miêu tả tâm trạng của người cung nữ trong cảnh giam cầm tuổi thanh xuân, đang bị chết mòn chết mỏi vì cô đơn và vô vọng.
+ Thể thơ song thất lục bát, mang đậm chất dân tộc, với giọng thơ trữ tình réo rắt, sầu thảm, oán hờn... Ngôn ngữ điêu luyện, tinh tế; hình ảnh gợi cảm, giàu sức ám ảnh.
+ Đoạn trích là một trong những khúc ngâm hay nhất trong toàn bộ tác phẩm, và cũng mang giá trị nhân đạo sâu sắc nhất.
TiÕt 108 kiÓm tra v¨n häc:
KIỂM TRA VĂN HỌC
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Thể hiện được những hiểu biết của mình về các nội dung đã học của phần Đọc văn, chủ yếu là ở đầu học kì II.
- Thể hiện kĩ năng, năng lực cảm thụ, phân tích văn bản văn học.
B- GỢI Ý CÁC ĐỀ THAM KHẢO
	Đề 1-
Câu 1) Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học.
Câu 2) Viết một bài văn ngắn (khoảng 50- 60 dòng), phân tích cách trình bày tư tưởng đại nghĩa của dân tộc Việt Nam trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô.
Gợi ý:
Câu 1) Xem lại phần Tiểu dẫn và phần Tri thức đọc- hiểu ở bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ (SGK).
Câu 2) Đây là ý chính của câu hỏi phần Hướng dẫn học bài ở bài Đại cáo bình Ngô. Câu hỏi có 2 ý lớn cần trình bày:
Ý 1- Nội dung tư tưởng “đại nghĩa”.
Ý 2- Cách trình bày tư tưởng “đại nghĩa”.
Đề 2-
Câu 1) Anh (chị) hiểu thế nào là văn biền ngẫu? Phân tích một số ví dụ trong các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ.
Câu 2) Anh (chị) có suy nghĩ gì sau khi học Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu (Bài viết khoảng 30 dòng).
Gợi ý: 
Câu 1) Xem lại phần Tri thức đọc hiểu ở bài Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi (SGK trang 34) hoặc tham khảo đoạn giải thích sau đây trong Từ điển thuật ngữ văn học: 
“Theo nghĩa từ nguyên, “biền” là hai con ngựa chạy song song với nhau và “ngẫu” là chẵn đôi. “Biền ngẫu” là cách nói hình tượng hoá, chỉ câu văn có các vế sóng đôi đối nhau từng cặp.
Phân tích một số ví dụ lấy từ Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu hoặc Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ nội dung trên.
Câu 2) Trên cơ sở bài học, HS phát biểu suy nghĩ tổng quát, có thể đi sâu vào một vài khía cạnh hoặc trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, tình cảm của bản thân về con sông Bạch Đằng sau khi học xong bài phú.
Đề 3- 
Câu 1) Hãy trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi (Bài viết khoảng 30 dòng).
Câu 2) Viết một đoạn văn ngắn so sánh tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Vũ quan đoạn trích Hồi trống cổ thành (Trích: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
Gợi ý: 
Câu 1) Cần đảm bảo các ý sau:
- Cuộc đời Nguyễn Trãi.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
- Đóng góp của Nguyễn Trãi đối với lịch sử văn hóa, văn học dân tộc và thế giới.
Câu 2) So sánh tính cách hai nhân vật: Trương Phi nóng nảy, cương trực, ngay thẳng; Quan Vũ khiêm nhường, trung nghĩa.
Phân tích các chi tiết trong đoạn trích để chứng minh.
Đề 4-
Câu 1) Từ bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương, anh (chị) hiểu thế nào là một bài tựa? 
Câu 2) Tư thế và trách nhiệm của nhà bình sử Lê Văn Hưu biểu hiện qua các đoạn trích “Phẩm bình nhân vật lịch sử” như thế nào?
Gợi ý: 
Câu 1) Xem phần Tri thức đọc- hiểu của bài Bài tựa sách "Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương (SGK)
Câu 2) Qua những đoạn bình sử thấy rõ tư thế hiên ngang, ngay thẳng và đầy dũng khí của tác giả khi viết về vua chúa, cường quyền, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của sử gia đối với đất nước, trách nhiệm trước sự thật.
TiÕt 109 lµm v¨n:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Đánh giá lại kĩ năng viết bài thuyết minh, củng cố vững chắc những kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh.
- Nhận ra và sửa chữa các lỗi về bố cục, phương pháp và diễn đạt trong văn bản thuyết minh.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I- Phân tích đề, xây dựng đề cương
1-Phân tích đề: 
Chọn một trong 5 đề đã cho trong SGK, hoặc GV chọn một đề khác ngoài SGK. HS phân tích đề bằng cách xác định:
- Nội dung: 
- Kiểu bài: 
- Phạm vi tư liệu: 
2- Xây dựng đề cương:
VD, với đề 2 (SGK), có thể lập đề cương theo các ý sau:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Trãi.
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
- Tiểu sử, cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.
- Sự nghiệp văn học (Gồm: Những sáng tác chính; Giá trị nội dung tư tưởng; Giá trị nghệ thuật).
+ Kết bài: Đánh giá vị trí, vai trò, ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong đời sống, lịch sử dân tộc.
II- Trả bài. Nhận xét, đánh giá bài viết
1- Trả bài.
2- Trên cơ sở đối chiếu bài viết với đáp án, HS tự đưa ra được nhận xét về các mặt:
- Về nội dung: Đầy đủ thông tin cơ bản về đối tượng thuyết minh hay chưa? Có chính xác không?
- Về hình thức: Bài viết đã đúng kiểu bài thuyết minh, giới thiệu về tác gia, tác phẩm văn học chưa?
- Về kĩ năng: Lập ý, diễn ý, bố cục, trình bày, chữ viết có chỗ nào sai sót không?
3- Trên cơ sở nhận xét bài viết, HS cần đưa ra phương hướng rèn luyện cho mình, dựa trên các mặt như sau:
+ Về kiến thức: Cần tiếp tục củng cố những phần kiến thức nào? Bồi dưỡng bổ sung kiến thức và tiếp xúc thực tế nào?.
+ Về kĩ năng: Những lỗi hay mắc và cách sửa chữa.
..
TiÕt 110 :
 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được đề tài, nguồn gốc, cốt truyện của tác phẩm và sự sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.
- Hiểu được những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của Truyện Kiều, một kiệt tác của văn học cổ điển Việt Nam.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I/ Nguồn gốc Truyện Kiều và sự sáng tạo của Nguyễn Du
Gv cho hs đọc mục I (SGK) và nêu những nét chính về nguồn gốc Truyện Kiều và hoàn cảnh sáng tác của truyện.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
1/ Nguồn gốc:
- Nguồn gốc Truyện Kiều của Nguyễn Du: Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Kim Vân Kiều truyện là một tiểu thuyết chương hồi cỡ nhỏ (gồm 20 hồi) được viết bằng văn xuôi chữ Hán.
- Thời điểm sáng tác Truyện Kiều tuy chưa xác định nhưng có nhiều cơ sở để phỏng đoán tác phẩm được viết trong một quá trình dài từ 1789 đến khi Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn (1802). Hiện thực lịch sử đã tác động lớn đến nội dung tư tưởng tác phẩm.
Hỏi: Cho biết sự sáng tạo của Nguyễn Du trên một số phương diện lớn.
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
2/ Sự sáng tạo của Nguyễn Du
Sáng tạo của Nguyễn Du được biểu hiện ở nhiều phương diện của Truyện Kiều.
-Về thể loại: Nguyễn Du đã kế thừa truyền thống nghệ thuật thơ Nôm, khúc ngâm, thơ trữ tình và cao dao để sáng tạo một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và tính trữ trình.
- Về nội dung: Nguyễn Du đã biến một câu chuyện "tình khổ" bình thường thành một “tiếng kêu đứt ruột mới”, xót thương người bạc mệnh, một bản cáo trạng về hiện thực đầy bi kịch của thời đại ông.
- Về nghệ thuật: Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, việc báo oán tàn nhẫn, một số chi tiết dung tục,... của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện đồng thời ông thay đổi thứ tự kể, sáng tạo nên một số chi tiết mới, đặc biệt tạo nên một thế giới nhân vật vật với tính cách và thế giới nội tâm phong phú, sâu sắc, sống động, biến các sự kiện thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể, biến tác phẩm thành một công trình nghệ thuật hoàn bích, có tầm cỡ lớn, vượt qua được giới hạn của không gian và thời gian.
II/ Tìm hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật truyện Kiều
Hỏi: Dựa vào mục II (SGK), hãy kể tên các nhân vật chính trong Truyện Kiều và cho biết bố cục của tru

File đính kèm:

  • docGiao_an_ngu_van_10_nang_cao_20150725_055240.doc
Giáo án liên quan