Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2012-2013

a/ Điền tiếp từ vào các câu ca dao (học sinh tự làm).

Mô thức mở đầu các bài ca dao được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảm cho người nghe (đọc).

b/ Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: tấm lụa đào , củ ấu gai ; tấm khăn, ngọn đèn ; trăng, sao, mặt trời,

Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người nghe (đọc).

c/ Tìm thêm một số câu ca dao nói về: chiếc khăn, chiếc áo; nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu; biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn (HS tự tìm).

d/ Tìm thêm một số câu ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống (HS tự tìm).

 

doc210 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, được Đỗ Phủ sáng tác năm 766, khi đang ngụ cư ở Quỳ Châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, xưa gọi là miền Ba Thục).
b- Nội dung
Bài thơ là một b/tranh về cảnh sắc mùa thu vừa buồn bã vừa hoành tráng dữ dội. Qua đó làm nổi bật t/cảm nhớ quê hương sâu nặng của tác giả trước cảnh một chiều thu nơi đất khách.
II/ Đọc hiểu
1. Bốn câu đầu
- Ấn tượng ban đầu của nhà thơ về cảnh sắc mùa thu thật buồn bã:
“Lác đác rừng ……………
Mặt đất mây đùn cửa ái xa.”
+ Những hạt sương rơi trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong (đã nhuốm đỏ).
+ Những dãy núi mờ mịt trong sương, bị trùm trong hơi thu hiu hắt (càng thêm hiu quạnh).
- Tiếp theo cảnh được miêu tả với một cảm nhận khác hẳn:
“Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
 Mặt đất mây đùn cửa ái xa.”
+ Những đợt sóng dữ dội cao tới tận lưng trời (như cuốn cả trời).
+ Những đám mây nơi cửa ải xa xôi như sà xuống giáp mặt đất âm u.
ª Tả cảnh ngụ tình (ý tại ngôn ngoại)" cảnh sắc thu buồn bã nhưng không đơn điệu, vừa âm u lại vừa hùng vĩ đồng thời cũng chính là hình ảnh vể cảnh đời thực" tâm trạng buồn bã của tác giả.
2. Bốn câu cuối
- Cảnh sắc mùa thu được miêu tả gần hơn, sinh động và sâu lắng hơn:
“Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.”
ª Từ ngữ hàm ẩn, đối ngẫu" hoa cúc nở rồi lại nở, lần nào cũng nở ra nước mắt (Nhìn hoa cúc nở, tác giả lại khóc và tưởng như những cánh hoa kia cũng rơi nước mắt, được làm bằng nước mắt). Con thuyền cô quạnh, lẻ loi bị buộc chặt (Trái tim thương nhớ vườn xưa (quê nhà) bị buộc mãi vào con thuyền – phương tiện duy nhất có thể đưa con người trở lại “cố viên”" tâm tình mong được trở về quê hương của nhà thơ).
- Tác giả xoay ngòi bút sang tả cảnh sinh hoạt thật nhộn nhịp:
“Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.”
ª Miêu tả, ngôn tận nhi ý bất tận" âm thanh tiếng “thước” đo vải, tiếng “dao” cắt vải, tiếng chày đập vải để may áo rét khi thu đến (âm thanh đặc thù của mùa thu Trung Quốc xưa)" âm thanh của mùa thu mở ra nỗi buồn nhớ da diết về người thân, về quê hương của nhà thơ.
III- tổng kết ( Ghi nhớ)
4. Củng cố: Cảnh thu và tâm trạng của nhà thơ.
5. Dặn dò: Chuẩn bị ba bài đọc thêm (Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu).
E-RÚT KINH NGHIỆM 
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày … tháng … năm ...
………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………….…...............................................................................................................................
Tiết 48’
Tự chọn NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
I- Mục đích yêu cầu
	Giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức đã học về sử dụng tiếng Việt; nhận biết lỗi và có cách sửa cho đúng.
II- Chuẩn bị	
- GV: SGK+ SGV+ STK+ giáo án.
- HS: SGK+ STK+ tập bài tập.
III- Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài dạy: HS làm các bài tập sau
Bài tập 1: Hs sửa lại các từ sau cho đúng: lồng làn, lông lổi, mên mông, nhăng nhó, nghành nghề, ghế ghỗ, Cà mau, Gành hào, đường hùng vương, nước Bờ Ra Din, nhà bác học An Be Anh xtanh.
Bài tập 2: Phát hiện lỗi trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
a, Qua tác phẩm đã cho thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ.
b, Với truyện ngắn Lão Hạc đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nam Cao bay bổng khắp đó đây.
c, Hai lớp gần nhau đã xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng và đánh chửi nhau kịch liệt
d, Năm học vừa qua, những học sinh của trường thi đỗ điểm cao và được cử đi thi học sinh giỏi toàn quốc.
3. Củng cố
Nhắc lại những đề vừa tìm hiểu.
4. Dặn dò
Xem lại bài thật kỹ để nắm vấn đề thật vững chắc.
IV- Rút kinh nghiệm	
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ký ngày tháng năm 2011
Ký ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng CM
Hiệu phó
TUẦN 18
Tiết 49: Đọc thêm:
 - LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng Hạc lâu) – Thôi Hiệu	
 - NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ –Vương Xương Linh 
 - KHE CHIM KÊU (Điểu minh giản) – Vương Duy
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của 3 tác phẩm: “Lầu Hoàng Hạc”, “Nỗi oán của người phòng khuê”, “Khe chim kêu”:
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ của bài Cảm xúc mùa thu.
- Cảnh sắc mùa thu và tâm tư của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
3. Giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?
? Về nghệ thuật, có sự đối lập nào xuất hiện trong bài thơ?
? Nhan đề bài thơ là Khuê oán, vậy tại sao câu thứ nhất lại nói Người thiếu phụ trong phòng khuê chẳng biết sầu?
? Bài thơ này có những điểm độc đáo như thế nào về nghệ thuật?
? Bài thơ tả cảnh gì? Trạng thái tâm hồn của nhà thơ khi ấy ra sao? 
* Vương Duy sành cả âm nhạc, thơ, thư pháp, hội họa – cầm, thi, thư, họa.
I/ Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)
1. Nội dung
- Cảm xúc của con người khi đối diện với cái đẹp và là nơi kết đọng “nỗi sầu” hoài cổ, nhớ quê xa (Thôi Hiệu đứng trước lầu Hoàng Hạc mà dựng nên một “Hoàng Hạc lâu” trong tâm tưởng; để rồi cái “Hoàng Hạc lâu” ấy gợi lên một sự ngỡ ngàng, một nỗi bâng khuâng, một nỗi nhớ…một nỗi buồn trong trẻo mông lung và sâu thẳm.
- Cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn.
2. Nghệ thuật
- Đây là một bài thơ “cổ luật” điển hình.
- Sử dụng các mối quan hệ: xưa và nay, xa và gần, thời gian và không gian, thực và hư, cảnh và tình,…để thể hiện cảm xúc.
II/ Nỗi oán của người phòng khuê (Vương Xương Linh) 
1. Nội dung
Nói đến tâm trạng của người khuê phụ có chồng đang ra trận lập công với hi vọng “tìm kiếm ấn phong hầu” (mục tiêu không phải là chính nghĩa)" sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường; đó cũng là tiếng nói chung của nhân loại xưa nay: yêu hòa bình, phản đối chiến tranh.
2. Nghệ thuật
- Điểm độc đáo về mặt nghệ thuật là cấu tứ: với bốn câu, 28 chữ tác giả đã thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng từ “bất tri sầu (vô tư) sang “hối” (hối tiếc và hối hận) của người khuê phụ.
- Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng" sự biệt li.
III/ Khe chim kêu (Vương Duy)
1. Nội dung
Thể hiện sự bình yên của tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.
2. Nghệ thuật
- Đặc trưng thi pháp thơ Đường: thể hiện bằng quan hệ, gửi tình trong cảnh.
- Bài thơ không có màu sắc và đường nét, tác giả “vẽ” cảnh đêm bằng âm thanh.
4. Củng cố:Nội dung và nghệ thuật của ba bài đọc thêm.
5. Dặn dò: Học bài kĩ để giờ sau làm bài viết số 4.
E-RÚT KINH NGHIỆM 
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày … tháng … năm …
………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………….…...............................................................................................................................
Tiết 50-51: 
Làm văn TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:- Nắm được yêu cầu và cách trình bày một vấn đề.
 - Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■GVdùng diễn giảng chứng minh tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề (có thể thông qua kể chuyện về các nhà hùng biện).
■ GV đặt tình huống: trình bày một vấn đề cụ thể trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ với đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” và lần lượt gợi ý để HS có thể hoàn thành một số công việc cụ thể sau: 
- Đề tài “Thời trang và tuổi trẻ” có thể bao gồm những vấn đề nào?
- Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính, nghề nghiệp…)? Họ đang quan tâm đến vấn đề gì?
- Bản thân anh (chị) am hiểu và thích thú vấn đề nào?
* Ví dụ như: Trang phục với nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ.
? Để chọn vấn đề trình bày ta cần làm gì?
 Để lập dàn ý cho bài trình bày, ta cần thực hiện như thế nào?
■ GV yêu cầu HS tiến hành lập dàn ý (GV chuẩn bị bảng phụ).
■ GV dựa vào đề cương đã được lập ở trên và lần lượt yêu cầu một số HS trình bày từng phần một: bắt đầu (chào hỏi khi xuất hiện); giới thiệu nội dung chính; trình bày từng ý chính; kết thúc bài nói và cảm ơn người nghe.
I-Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề (SGK)
 II- Công việc chuẩn bị
1. Chọn vấn đề trình bày
 - Xác định đề tài trình bày gồm những vấn đề gì?
 - Chọn vấn đề nào để trình bày (tùy thuộc vào đề tài chung)? Lý do tại sao chọn vấn đề đó? (do hiểu biết của bản thân, lượng tư liệu thu thập được, tính hấp dẫn của khía cạnh được lựa chọn và sự quan tâm của người nghe).
2. Lập dàn ý cho bài trình bày
 Tiến hành lập (đề cương) dàn ý theo một số việc cụ thể sau:
 - Để làm sáng tỏ vấn đề được lựa chọn, cần phải trình bày những ý gì? Ý nào là trọng tâm?
 - Các ý đó được triển khai thành những ý nhỏ nào? Sắp xếp theo trình tự nào cho hợp lý?
 - Hình thành đề cương hoàn chỉnh.
 Lưu ý: Trước khi trình bày một vấn đề, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lý, sở thích của người nghe ;cần chuẩn bị trước những câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ khi nói.
III- Trình bày 
1. Bắt đầu trình bày (trước khi trình bày)
 - Tư thế, tác phong tự nhiên, chủ động.
 - Chào hỏi và tự giới thiệu (nếu cần) phải nhẹ nhàng, vui vẻ và phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. 
2. Trình bày nội dung chính
 - Trình tự trình bày các nội dung: theo thứ tự đã chuẩn bị.
 - Cách chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác cần có sự liên kết giữa các nội dung cho mạch lạc, hợp lý.
 - Chú ý xem người nghe phản ứng như thế nào (chăm chú hay thiếu tập trung, hứng thú hay mỏi mệt,…) để có sự điều chỉnh nội dung, cách nói,…cho phù hợp.
3. Kết thúc và cảm ơn
 - Tóm tắt, nhấn mạnh những nội dung cần thiết (một số ý chính).
 - Cảm ơn người nghe.
4. Ghi nhớ (SGK)
IV- Luyện tập
 HS làm các bài tập trang 150-151 (SGK).
4. Củng cố: Các bước chuẩn bị khi trình bày một vấn đề.
5. Dặn dò:- Giờ sau học làm văn. 
 - Chuẩn bị bài Lập kế hoạch cá nhân. 
E-RÚT KINH NGHIỆM 
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày … tháng … năm …
………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………….…...............................................................................................................................
Tiết 51’ 
Tiết tự chọn LUYỆN TẬP SỬ DỤNG PHÉP TU TỪ
I- Mục đích yêu cầu
	Giúp HS vận dụng lý thuyết để phân tích, thực hành sử dụng phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập.
II- Chuẩn bị	
- GV: SGK+ SGV+ STK+ giáo án.
- HS: SGK+ STK+ tập bài tập.
III- Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài dạy
a/ Ẩn dụ 
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ẩn dụ dựa trên liên tưởng giống nhau (liên tưởng tương đồng) của hai đối tượng bằng so sánh ngầm, thường có sự chuyển trường nghĩa.
b/ Hoán dụ
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ dựa trên liên tưởng gần gũi (liên tưởng kế cận) của hai đối tượng mà không so sánh, không chuyển trường mà cùng trong một trường nghĩa.
c/ Thực hành
Phát hiện và phân tích các ẩn dụ, hoán dụ (nếu có)
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .(Viễn Phương)
 - Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm. (Ca dao)
- Giá mà đừng có dòng sông
Thì em đâu phải ngóng trông con đò. (Ca dao)
- Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu)
- Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
3. Củng cố
Nhắc lại những đề vừa tìm hiểu.
4. Dặn dò
Xem lại bài thật kỹ để nắm vấn đề thật vững chắc.
IV- Rút kinh nghiệm	
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 20
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 20
Toå tröôûng
Hieäu phoù
TUẦN 19
Tiết 52-53: 
Đọc văn THƠ HAI – KƯ CỦA BA – SÔ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS nắm:- Về nội dung: thơ hai – cư là một thể thơ lạ (cả thể loại và cả thi pháp); nó có cái hay, cái đẹp và rất gần gũi với tâm hồn của mỗi chúng ta.
 - Về nghệ thuật: 
+ Hình thức: là thể thơ ngắn nhất thế giới 
+ Thủ pháp tượng trưng
+ Một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc (chỉ miêu tả một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của một cảm xúc nào đó).
+ Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên.
+ Cảm thức thẩm mĩ (có những nét thẩm mĩ rất riêng, rất cao và tinh tế).
+ Ngôn ngữ: không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật; không bao giờ nói đủ tất cả, chỉ gợi chứ không tả.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ của bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) – Đỗ Phủ.
- Nỗi nhớ quê xa và người thân của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
3. Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
¡ Yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK trình bày tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Ba – sô. GV nhấn mạnh lại những điểm chính.
* Thơ hai-cư bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, đến thế kỉ XVII thì đạt tới đỉnh cao với Ba-sô, Bu-sôn, It-sa, Si-ki…
Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một hàng (một câu thơ), khi phiên âm La-tinh thì được ngắt ra làm 3.
Thời điểm xác định theo mùa (quý ngữ (ki-go) – từ chỉ mùa là bắt buộc trong mỗi bài thơ). Chẳng hạn, mùa thu: mùa sương – chiều thu, gió thu; mùa hè: chim đỗ quyên – tiếng ve; mùa đông: cánh đồng hoang – khô; mùa xuân: hoa anh đào.
* Chế Lan Viên sau này cũng đã nói:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn!”
(Tiếng hát con tàu)
* Tiếng chim quốc trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan có cùng ý nghĩa:
“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia”
(Qua Đèo Ngang)
* Quý ngữ của bài này là “sương thu”. Làn sương thu ở đây có thể hiểu là giọt lệ như sương, mái tóc bạc của mẹ như sương, cuộc đời như giọt sương – ngắn ngủi, vô thường…" bài thơ mờ ảo, đa nghĩa (tùy cách hiểu, cảm nhận của người đọc).
* Ở Nhật Bản ngày xưa vào những năm mất mùa đói kém, nhiều gia đình nông dân túng quẫn quá, không nuôi nổi con, đành phải đưa con bỏ vào rừng. Thậm chí còn giết chúng khi chúng mới sinh vì không nuôi nổi.
Những đứa trẻ như vậy tiếng Nhật gọi là những đứa trẻ “ma-bi-ku” – tỉa bớt, như người ta tỉa bớt cây non.
* Các nhà thơ theo trường phái tượng trưng cũng thể hiện những quá trình tương giao giữa mùi hương, màu sắc, âm thanh với nhau. Đây là ánh sáng nhập vào âm thanh:
“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần”
(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)
Còn đây là mùi hương thâm nhập vào âm nhạc và vật thể:
“Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn”
(Huyền diệu – Xuân Diệu)
* Thú giang hồ là hứng thú của nhiều nhà thơ, nhà văn xưa và nay. Thú giang hồ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên, vừa thể hiện khát khao tự do của con người:
“Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không.
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt li.
Túi thơ đeo khắp ba kì
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng…”
(Thú ăn chơi – Tản Đà)
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả Ba - sô(SGK)
2. Thể thơ hai-cư (SGK)
II/ Đọc – hiểu 
1. Bài 1
Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.
2. Bài 2
 Tiếng chim được dùng với nghĩa thương tiếc thời gian; đặc biệt là thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Ba-sô quay trở về Kinh đô sau 20 năm xa cách, nghe tiếng đỗ quyên hót mà nhớ Kinh đô năm nào; đang ở giữa Kinh đô ngày nay mà nhớ Kinh đô ngày xưa, một Kinh đô đầy kỉ niệm, một Kinh đô đã vĩnh viễn qua rồi.
3. Bài 3
Năm 1684, Ba-sô 40 tuổi, ông làm cuộc du hành đến vùng Kan-sai gần quê mình. Về đến nhà thì hay tin mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật còn lại của mẹ là một mớ tóc bạc. Ông đau đớn mà viết nên bài thơ này. Nỗi xót xa được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc của người mẹ đã khuất.
4. Bài 4
 Ba-sô có lần đi qua một cánh rừng, nghe rõ tiếng vượn hú thê thảm, ông làm bài thơ này. Nghe tiếng vượn hú, Ba-sô liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Tiếng vượn là thật hay tiếng trẻ em khóc là thật? Trong gió mùa thu, hay tiếng gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người? Thơ hai-cư không nói rõ, tùy người đọc với kinh nghiệm bản thân, mỗi người sẽ hình dung ra những hình ảnh riêng.
5. Bài 5
- Bài thơ được sáng tác khi Ba-sô đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.
- Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh những người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn mưa lạnh. Bài thơ thể hiện lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp, cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ.
6. Bài 6
Bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân. Xung quanh hồ Bi-oa có trồng rất nhiều hoa anh đào. Mỗi khi gió thổi, cánh hoa anh đào lại rụng lả tả như mây xuống mặt hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng" thể hiện một triết lí sâu sắc: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
7. Bài 7
- Bài thơ được sáng tác từ cảm hứng trong lần đi thăm chùa Riu-sa-ku-ji.
- Trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi tất cả đều im ắng (đến tuyệt đối) có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm vào đá" sự liên tưởng, tưởng tượng và chuyển đổi cảm giác thật độc đáo, kì diệu.
8. Bài 8
Đây là bài thơ Ba-sô làm trước khi mất. Trước đó ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào mây trời. Nhưng cuộc đời của Ba-sô là cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục đi – đi bằng hồn của mình. Và ta như thấy hồn Ba-sô lang thang trên khắp các cánh đồng hoang vu. 
4. Củng cố: Nắm lại nội dung của các bài thơ để hiểu sâu sắc về nghệ thuật thơ hai-cư.
5. Dặn dò:- Học thuộc các bài thơ và nội dung của nó.
 - Giờ sau sửa bài viết số 4 (bài thi HKI).
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………...
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày … tháng … năm …
Tiết 54: Làm văn TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
(Bài kiểm tra học kì 1)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
 - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
 - Củng cố và nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, STK.
Thiết kế đề kiểm tra.
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Tổ chức dạy học theo cách kết hợp các hình thức diễn giảng, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
a/ Nhắc lại yêu cầu của đề bài (GV cho HS xem lại đề)
b/ GV đưa ra đáp án đúng cho HS tham khảo (ghi bảng phụ phần đáp án).
c/ Nhận xét, đánh giá chung
- Chưa biết đặt nhan đề cho bài làm hoặc nhan đề chưa phù hợp.
- Chính tả, chữ viết: đa số bài làm còn sai chính tả rất nhiều (dấu hỏi-ngã, viết hoa tuỳ tiện,…); chữ viết cẩu thả, khó đọc.
- Dùng từ : một số bài làm sử dụng từ ngữ không hợp phong cách, không phù hợp với hoàn cảnh, nội dung được đề cập.
- Đặt câu : nhiều HS chưa nắm vững cấu trúc câu (câu thiếu chủ ngữ-vị ngữ, các vế trong một câu không được ngăn cách bằng các dấu câu thích hợp, giữa câu với câu không được ngăn cách bằng dấu chấm câu…).
- Diễn đạt : phần lớn HS còn lúng túng trong cách diễn đạt nội dung (diễn đạt lủng củng, lan man, dài

File đính kèm:

  • docgiao án 10giảm tải.doc
Giáo án liên quan