Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Chim có tổ/ người có tông.

+ Tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau.

+ Về thanh: tổ/ tông (trắc/ bằng).

+ Về từ loại: Chim, người; tổ, tông (DT/DT).

+ Về nghĩa: (chim, người, tổ, tông) => tương đồng

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

 + Số tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau.

 + Về thanh: sạch/ thơm (trắc/ bằng).

 + Từ loại: đói, rách, sạch, thơm (Tính từ)

 + Về nghĩa: (đói, rách, sạch, thơm) => tương đồng

 => Vị trí các từ đối xứng với nhau  cân đối, hài hoà về âm thanh, phong phú về nghĩa. Đối xứng giữa hai vế câu, giữa hai câu  sự thống nhất, hài hoà về âm thanh  vẻ đẹp cân xứng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt	Ngày soạn: 25 /03/2014
Tiết: ppct	 Ngày dạy: 27 /03/2014	
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh:
+ Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt
+ Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.
+ Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, vấn đáp, gợi tìm,…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định lớp
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới 
4)Hoạt động của giáo viên và học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu yêu cầu cần đạt đối với bài học.
Hoạt động 2: Luyện tập về phép điệp.
- GV: Nếu thay thế nụ tầm xuân bằng “hoa tầm xuân” hay hoa cây này”… thì câu thơ như thế nào? Có phù hợp hay không? 
- GV: Việc thay đổi có gợi hình ảnh người con gái hay không?
GV: Việc lặp lại ngữ liệu hai câu cuối thể hiện điều gì? Nếu không lặp lại thì ý của bài có rõ hay không?
GV: Thế nào là phép điệp?
GV: Việc lặp lại các từ có ý nghĩa gi? Đó có phải là phép điệp tu từ hay không?
Hoạt động 2: Luyện tập về phép đối
GV: Ngữ liệu 1 các sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng?
GV gợi ý: (về tiếng, thanh điệu, từ loại, nghĩa)
GV: Cách sắp xếp các từ trong ngữ liệu 2 có gì đặc biệt?
GV: Ngữ liệu 3 đối nhau như thế nào?
GV: Ngữ liệu 4 đối nhau như thế nào?
GV: Em hãy tìm một số ví dụ về phép đối?
GV: Phép đối là gì?
GV: Phân tích them về đặc điểm và tác dụng của phép đối giúp hs hiểu rõ hơn.
GV: Em có nhận xét gì về phép đối trong câu tục ngữ?
GV: Vì sao tục ngữ ngắn gọn mà khái quát được hiện tượng rộng lớn, người không học cũng nhớ, không cố lưu lại vẫn được lưu truyền?
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức:
Đáp án D
Đáp án B
I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ):
1. Ôn lại khái niệm phép điệp
2. Bài tập
Bài tập 1:
- Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ: Nụ tầm xuân, cá mắc câu, chim vào lồng.
-> Các từ xuất hiện liên tiếp nhiều lần buộc người đọc phải chú ý.
- Lặp “Nụ tầm xuân”: Nhấn mạnh ý nghĩa: hình ảnh người con gái ở độ tuổi trăng tròn, đẹp, tạo cảm xúc tiếc nuối.
- Nếu thay thế “Nụ tầm xuân”.
+ Nụ khác hoa => nụ tầm xuân khác hoa tầm xuân.
+ Nụ tầm xuân và hoa cây này => hoàn toàn xa lạ.
=> Việc thay đổi hình ảnh (hoa, nụ) -> ý thay đổi. (thanh điệu: nụ - thanh trắc, hoa – thanh bằng -> nhịp điệu, âm thanh thay đổi).
- Nói tới hoa là chỉ chung người con gái. Nói tới nụ là khẳng định người con gái ở độ tuổi trăng tròn, ở tuổi đẹp nhất. “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”, nụ nở thành hoa => h/a người con gái đi lấy chồng, hoa tàn => không thể thay thế được.- Lặp lại hai câu “chim vào lồng, cá cắn câu” => làm rõ hoàn cảnh của cô gái. (nhấn mạnh tình thế phụ thuộc; sự lặp lại này âm vang cái day dứt, tiếc nuối đến xót xa của nhân vật).
+ Không lặp lại thì chưa rõ ý, không thể thoát ý được.
+ Cách lặp lại không giống nhau: “Nụ tầm xuân” nói sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật. Còn cách lặp lại này tô đậm bi kịch của tình thế “mắc câu và vào lồng”.
- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
 - Phân tích các ví dụ trong mục (2).
Gần… thì: nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ.
Có… có: khẳng định sự kiên trì, bền bỉ thì có ngày thành đạt.
Vì… vì: khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ, nhấn mạnh đạo lý làm người.
- Các từ được lặp lại: “gần, thì, có, vì”.
- Tác dụng: để nhấn mạnh hay để so sánh, không gợi hình ảnh và biểu cảm
=> Là lặp từ, không phải điệp tu từ.
Bài 2:
a. Tìm 3 VD về phép điệp không có giá trị tu từ:
- Anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu hơn và đọc sách nhiều hơn.
- Tác giả viết bài thơ này khi tác giả đi thực tế ở chiến trường.b. Ví dụ bài văn có phép điệp
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều)
II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI:
 Bài 1:
- Chim có tổ/ người có tông.
+ Tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau.
+ Về thanh: tổ/ tông (trắc/ bằng).
+ Về từ loại: Chim, người; tổ, tông (DT/DT).
+ Về nghĩa: (chim, người, tổ, tông) => tương đồng
Đói cho sạch, rách cho thơm.
 + Số tiếng: mỗi vế 3, 3 bằng nhau.
 + Về thanh: sạch/ thơm (trắc/ bằng).
 + Từ loại: đói, rách, sạch, thơm (Tính từ)
 + Về nghĩa: (đói, rách, sạch, thơm) => tương đồng
 => Vị trí các từ đối xứng với nhau à cân đối, hài hoà về âm thanh, phong phú về nghĩa. Đối xứng giữa hai vế câu, giữa hai câu à sự thống nhất, hài hoà về âm thanh à vẻ đẹp cân xứng.
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.
+ Số tiếng: 7( dòng trên), 7 (dòng dưới) 
+ Về thanh: đối nhau
+ Từ loại: (tiên/hậu, trò, thói, tham nhũng, cửa quyền (DT/DT); học, hành , diệt, trừ (ĐT/ĐT)
+ Về nghĩa: 
(Diệt, trừ; trò, thói; tham nhũng, cửa quyền) cùng trường nghĩa.
(Tiên/ hậu, học/ hành) => tương phản
=> Đối dòng trên, dòng dưới. Có sự sắp xếp từ ngữ cân đối. Cách đối thanh, đối nghĩa.
 Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
+ Đối từ (từ loại): Khuôn trăng/ nét ngài (dt); đầy đặn/ nở nang (tt); hoa/ ngọc (dt); cười/ thốt (đt); mây / tuyết (dt); thua/ nhường (tt); nước tóc/ màu da (dt).
+ Các từ đối nhau xuất hiện trong một câu thơ (câu lục hoặc câu bát).
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
+ Đối về từ: Rắp/ trót (đt); mượn/ đem (đt); điền viên/ thân thế (dt); vui/hẹn (đt); tuế nguyêt/ tang bồng (dt).
+ Phép đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.
*Ví dụ về phép đối:
Trong Hịch tướng sĩ: 
+ Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
Đại cáo bình ngô:
+ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
+ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi.
Truyện Kiều:
+ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.
+ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Thơ Đường Luật:
+ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
	 (Bà Huyện Thanh Quan)
+ Ao sâu nước cả khôn chài cá,
 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
	 (Nguyễn Khuyến)
Phép đối là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về cấu trúc, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu… tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc tương đồng nhằm nhấn mạnh một nội dung nào đó.
Đặc điểm
	+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
	+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
	+ Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).
	+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
Tác dụng:
+ Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). 
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
Bài 2:
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
-> Đối thanh: tật/ lòng (trắc/ bằng).
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
	-> Đối nghĩa: Bán/mua; xa/gần; anh em/láng giềng.
=> Cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau à tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau à gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt à ý nghĩa.
- Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
	- Dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.
	- Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể nhớ, dễ thuộc.
III. Luyện tập
Câu 1: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp?
A. 	Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
	Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. 
	(Ca dao)
B. 	Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
 	Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
	(Tú Xương)
C. Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
	 Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
	 Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
	Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
	(Ca dao)
D. A và B đều chứa phép điệp.
Câu 2: Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối?
Cô bé nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Giang Nam)
Sớm trông mặt đất thương núi xanh
Chiều vọng chân mây nhớ tím trời
(Xuân Diệu)
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
(Hàn Mạc Tử)
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hổng

File đính kèm:

  • docthuc hanh phep tu tu phep diep phep doi.doc
Giáo án liên quan