Giáo án Ngoài giờ lên lớp tháng 2: Xe đạp và an toàn giao thông (2 tiết)

2.3. Quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi sau xe đạp (20 phút)

Ngoài ra, người điều khiển, người ngồi sau xe đạp cần chấp hành các quy tắc chung với tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông khác. Theo Điều 8, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm đối với người điều khiển, người ngồi sau xe đạp như sau:

2.3.1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b. Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

 

doc7 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp tháng 2: Xe đạp và an toàn giao thông (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xe đạp và an toàn giao thông (2 tiết)
Ngày tổ chức: Ngày 26 tháng 02 năm 2015
Địa điểm: Tại sân trường hoặc trong lớp học
Người thực hiện: 
I. Mục tiêu
Thông qua hoạt động học sinh biết được những kĩ năng cơ bản chọn lựa xe đạp hợp lý, bảo quản và tuân thủ các nguyên tắc chung trong quá trình điều khiển xe trên trường.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tài liệu (Luật, kĩ thuận chọn lựa xe đạp và một số hình ảnh liên quan), giáo án và từ 2 đến 3 xe đạp theo chủng loại khác nhau.
Giấy A0, viết lông.
2. Học sinh: Sưu tầm các kĩ năng cơ bản khi điều khiển xe đạp, trang ảnh và máy tính bảng nếu có.
III. Phương pháp tổ chức
Chia nhóm và tổ chức giao lưu giữa các nhóm với nhau trên cơ sở nghiên cứu tài tiệu mà giáo viên cung cấp (hoặc tự tìm hiểu trên Internet).
Thực hành và trải nghiệm thực tế.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động khởi động (Từ 10 đến 15 phút):
Tổ chức trò chơi và ca hát (tùy theo từng lớp)
2. Hoạt động trải nghiệm đường phố (60 phút).
Hoạt động do học sinh tự tìm hiểu theo nhóm thông qua hình ảnh giáo viên cung cấp, hoặc tự tìm hiểu thông qua các phương tiện khác sao cho học sinh hiểu biết được các vấn đề sau:
Xe đạp vốn được coi là phương tiện giao thông “hiền lành” nhất bởi tính chất ít gây nguy hại của nó. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số tai nạn xảy ra với những chiếc xe đạp ngày càng nhiều. Ngoài nguyên nhân bị “xe to ép xe bé”, thì nhiều người điều khiền xe đạp đã chủ quan với việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông.
2.1. Phổ biến xe đạp vi phạm giao thông (20 phút)
Với những ưu điểm như dễ điều khiển, tiết kiệm, thuận tiện đi lại, tăng cường sức khỏe, xe đạp hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Ngoài đối tượng là học sinh và người già, nhiều thanh niên vẫn lựa chọn xe đạp làm phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, có lẽ với tâm niệm suy nghĩ xe đạp là “xe bé”, và thô sơ bởi vận hành bằng chân đạp và có tốc độ thấp, không gây nguy hiểm, nên nhiều người điều khiển và người ngồi sau xe đạp đang “phớt lờ” các quy tắc giao thông đường bộ.
Xe đạp vượt đèn đỏ.
Xe đạp sang đường ngược chiều.
Xe đạp dàn hàng ngang. 
Hiện nay, tình trạng chủ phương tiện xe đạp vi phạm luật giao thông ngày càng nhiều. Sẽ không còn là hiếm khi nhìn thấy người điều khiển xe đạp đi vào khu vực đường cấm xe đạp, sử dụng ô, xe đạp đi ngược chiều, dàn hàng ngang, vượt đèn đỏ, vượt xe sai quy định, kéo xe, lạng lách, lái xe không quan sát, sang đường đột ngột,Cũng chính vì điều này, người đi đường xung quanh gặp rất nhiều khó khăn khi lưu thông cùng xe đạp. Trong nhiều trường hợp chủ phương tiện không kịp phản ứng, nhiều vụ tai nạn trầm trọng đã xảy ra.
Hiện trường vụ tai nạn xe đạp đi ngược chiều bị taxi đâm vào, người ngồi sau xe đạp bị tử vong (Ảnh: NLĐ)
2.2. Quy tắc giao thông với xe đạp (20 phút)
Để bảo đảm an toàn giao thông cho mình và người khác, người điều khiển và người ngồi sau xe đạp cần chấp hành đúng các quy tắc giao thông đường bộ. Với các em nhỏ ít có cơ hội tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, thì nhà trường và phụ huynh cần là nguồn kiến thức về luật giao thông cho các em.
Tại Điều 31, Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi sau xe đạp phải chấp hành các quy tắc sau:
a. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
b. Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Người điều khiển xe đạp sử dụng ô, bám kéo xe máy. 
c. Người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
+ Mang, vác vật cồng kềnh;
+ Sử dụng ô;
+ Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
d.  Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
2.3. Quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi sau xe đạp (20 phút)
Ngoài ra, người điều khiển, người ngồi sau xe đạp cần chấp hành các quy tắc chung với tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông khác. Theo Điều 8, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm đối với người điều khiển, người ngồi sau xe đạp như sau:
2.3.1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b. Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c. Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4 Điều này;
d. Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ. Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e. Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g. Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ hai xe trở lên; 
h. Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô;
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp đi ngược chiều.
 2.3.2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
b. Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên
d. Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
đ. Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
e. Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
g. Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
h. Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng.
2.3.3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
c. Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
2.3.4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b. Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; 
c. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
d. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ. Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
e. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
2.3.5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
3. Hoạt động động trải nghiệm tại gia (từ 15 đến 20 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và đưa ra các kết luận sau:
3.1. Chọn xe phù hợp (Túi tiền, dáng người sử dụng, chất lượng và an toàn)
3.2. Bảo quản
Tại gia (nơi để, rửa, lau chùi)
Trên đường đi (Chạy an toàn)
Gửi giữ xe an toàn và không gây cản trở giao thong
Kiểm tra xe trước khi đi
3.3. Chọn cặp sách tới trường phù hợp người và xe

File đính kèm:

  • docGiao_an_HD_NGLL_thang_02_2015.doc