Giáo án Ngoài giờ lên lớp Khối 9

1. Hình thức:

- Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta qua các thời kỳ và hiện nay.

- Kể một số tấm gương về các anh hùng liệt sỹ.

- Nhiệt vụ học sinh khối 9 với truyền thống cách mạng dân tộc.

2. Nội dung:

- Một số câu hỏi, câu đố nói về truyền thống cách mạng.

- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta giành độc lập tự do.

- HS lớp 9 cầm làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng cha anh

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp Khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứ vào đó để vẽ tranh.
- HS: Nhận xét
* Chủ đề:
- Giúp đỡ bạn có hòan cảnh khó khăn.
- Cảnh sinh họat của lớp, của trường.
- Chân dung những HS giỏi.
- Chân dung của thầy giáo, cô giáo giỏi.
IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- Học sinh làm tốt các hoạt động, học sinh tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động.
- Học sinh nắm được nhiệm vụ của học sinh và truyền thống nhà trường.
Ký duyệt : 
Lâm Quốc Sử
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
I/- MỤC TIÊU:
- Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tháng 09 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm 1968.
- Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời Bác Hồ dạy để đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối cấp THCS.
- Biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện tiến bộ.
II/- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tài liệu để hoàn thành chủ đề : bức thư của Bác Hồ và các bảng đăng ký lớp, tổ, một số câu hỏi vui, một số nhạc cụ đơn giản.
2. Học sinh: Các chương trình hoạt động, tiết mục văn nghệ.
III/- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/- Hoạt động 1 : Lễ đăng ký thi đua học tập tốt
- GV: Nêu yêu cầu, kế hoạch, thời gian tổ chức hoạt động.
- GV: Yêu cầu các tổ và từng cá nhân đăng ký thi đua.
- GV: Gợi ý một số biện pháp thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.
- HS: Chuẩn bị hội ý các lực lượng cốt cán trong lớp để thống nhất nội dung, hình thức tiến hành.
- HS: Các tổ các cá nhân nộp bản thi đua để lớp tiện quản lý theo dõi.
- HS: Thảo luận và đóng góp ý kiến. Đưa ra biện pháp cụ thể.
1. Nội dung bản đăng ký:
- Nói về các chỉ tiêu học tập tốt như : chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ, tích cục tham gia xây dựng bài học trên lớp, kết quả học tập các môn, tỷ lệ xếp loại học tập cuối năm.
2. Biện pháp thực hiện: Sau khi các tổ đăng ký thi đua, lớp phó học tập đọc bản dự thảo hành động của lớp và biện pháp : đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm kịp thời và phát thưởng, theo dõi hằng ngày. . . 
II/- Hoạt động : Thi tìm hiểu thư Bác Hồ.
- GV: Nêu chủ đề hoạt động, mục đích, yêu cầu chung và yêu cầu học sinh đọc 2 bức thư: “Thư gởi học sinh nhân ngày khai trường và thư gửi ngành giáo dục”.
- GV: Gợi ý một số câu hỏi.
- GV: Tổng kết hoạt động và nhấn mạnh hoạt động đó.
- HS: Đọc qua 2 bức thư của Bác Hồ.
- HS: Thảo luận thống nhất nội dung và hình thức, thang điểm chấm.
- HS: Thảo luận và đại diện tổ đứng lên phát biểu.
- HS: Tổng kết và phát thưởng.
1. Nội dung:
- Thư gởi học sinh nhân ngày khai trường.
- Thư gởi ngành giáo dục.
2. Câu hỏi:
- Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của một nền giáo dục mới. Hãy đọc lại lời thư đó của Bác.
- Trong thư, Bác nói về vai trò trách nhiệm của HS. Hãy chỉ ra đoạn thư đó ?
- Quyền được hưởng giáo dục của các em thể hiện trong thư Bác như thế nào ?. . . . . 
III/- Hoạt động 3 : Em là nhà khoa học
- GV: Nhờ một số giáo viên dạy các môn: toán, lý, hóa, sinh. . . ra một số câu hỏi có liên quan và một số hiện tượng khoa học xảy ra.
- GV: Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm và người dẫn chương trình, cũng như BGK .
- GV: Gọi học sinh phát biểu và bổ sung.
- GV: Tổng kết và phát thưởng.
- HS: Thảo luận và lựa chọn thành viên cho nhóm mình.
- HS: Phổ biến thể lệ cuộc thi (thang điểm 10).
- HS: Thảo luận và đại diện nhóm phát biểu.
1. Thành phần:
- Ban giám khảo.
- Người dẫn chương trình..
- 4 đội chơi: mỗi đội 2 đến 3 học sinh.
- Thư ký
2. Câu hỏi:
- Khi không may chạm vào con sâu sóm bạn sẽ thấy ngứa và đau rát. Tại sao ?
- Số “0” sao gọi là số chẵn ?
- Tại sao thuyền lại nổi được ?
- Tại sao thiếu nước, thực vật sẽ khô héo và chết ?
IV/- Hoạt động 4 : thi tài năng văn nghệ.
- GV: Đưa ra thể loại và nội dung phải phù hợp với lứa tuổi thanh niên, học sinh.
- GV: Động viên các cá nhân, tổ, nhóm đăng ký tiết mục tham gia dự thi
- GV: Mời giáo viên âm nhạc vào ban giám khảo.
- GV: Tổng kết và phát thưởng.
- HS: Chuẩn bị cho mình thi đơn ca, song ca, tốp ca.
- HS: Cố gắng luyện tập.
- HS: Lần lượt lên trình bày tiết mục của mình.
1. Thể loại:
- Hát.
- Ngâm thơ.
- Kể chuyện, tiểu phẩm.
2. Thành phần:
- Ban giám khảo.
- Thư ký.
- Người dẫn chương trình.
- Nhạc cụ.
 IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ :
- Học sinh nắm được lời dạy của Bác.
- Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Thông qua cuộc thi học sinh biết thêm một số bài hát và yêu khoa học hơn.
	Ký duyệt
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I/- MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
- Kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
II/- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tư liệu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc thông qua việc sưu tầm dữ liệu, định hướng một số chương trình hoạt động làm phát huy tính tôn sư trọng đạo đó.
2. Học sinh: Chuẩn bị tranh ảnh, tìm sách báo nói về truyền thống tôn sư trọng đạo, một số tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11, thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày 20 – 11.
III/- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/- Hoạt động 1 : Lễ đăng ký “tuần học tốt, tháng học tốt”
- GV: Đưa ra chương trình hoạt động trong buổi lễ đăng ký là lý do gì ?
- GV: Định hướng xây dựng kế hoạch thi đua dựa trên đặc điểm tình hình của lớp.
- GV : quyết định đưa ra nội dung cuộc thảo luận
- HS: Thảo luận và đưa ra chương trình cho buổi lễ.
- HS: Họp cán bộ để đưa ra kế hoạch thi đua lớp và từng tổ.
- HS : từng tổ đăng ký thi đua.
1. Lý do: Mục đích ý nghĩa từng học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
2. Nội dung cuộc thảo luận: bạn sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
- Một số biện pháp:
+ Lớp trưởng đưa ra kế hoạch thi đua của lớp.
+ Từng tổ dự kiến kế hoạch thi đua tổ mình.
+ Tập thể hoàn thiện kế hoạch thi đua bằng cách quyết tâm học tập và tu dưỡng để đạt được chỉ tiêu.
II/- Hoạt động 2 : Thảo luận về chủ đề truyền thống “tôn sư trọng đạo”
- GV: Gợi ý các hình thức để thảo luận về truyền thống.
- GV: Gợi ý nội dung cuộc thảo luận.
- GV: Tổng kết các nội dung chính của buổi thảo luận
- HS: Phân công sưu tầm, sắp xếp tư liệu, viết báo cáo.
- HS: Thảo luận tổ và đưa hình thức trình bày tổ mình.
- HS: Nắm được truyền thống tôn sư trọng đạo.
1. Hình thức:
- Sưu tầm bài báo, sách, câu chuyện, các tư liệu tranh ảnh, lịch sử về truyền thống.
- Viết thành tập san của lớp.
- Một số câu hỏi về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
2. Nội dung:
- Nêu ý nghĩa truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Những sự việc hình ảnh đẹp về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam xưa và nay.
- Phê phán những biểu hiện trái với truyền thống này
III/- Hoạt động 3 : Tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 
- GV: Hướng dẫn cho HS nội dung và kế hoạch hoạt động
- GV: Giới thiệu người dẫn chương trình.
- GV: Tổng kết hoạt động
- HS: Họp ban cán sự lớp và phân công người thực hiện.
- HS: Tuyên bố lý do và giới thiệu khách mời.
- HS: Phát biểu cảm tưởng của mình về ngày Nhà giáo Việt Nam.
1. Chuẩn bị:
- Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11.
- Phân công người điều khiển chương trình, viết lời chúc mừng.
- Phân công nhóm làm báo tường trang trí lớp.
2. Nội dung chương trình:
- Đại diện lớp đọc lời chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chúc mừng tập thể thầy giáo, cô giáo.
- HS tặng hoa các thầy giáo, cô giáo.
- Đại diện phụ huynh phát biểu ý kiến chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
- Các thầy giáo, cô giáo phát biểu ý kiến
IV/- Hoạt động 4 : Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11.
- GV: Hướng dẫn nội dung trong hoạt động, giúp HS định hướng về thời gian và công việc.
- GV: Giới thiệu chương trình hoạt động và người dẫn chương trình.
- GV: Theo dõi và sau cùng nhận xét hoạt động
- HS: Luyện tập một số tiết mục văn nghệ và phân công thu thập các thành tích trưng bày trong triển lãm.
- HS: Trang trí và người dẫn chương trình tuyên bố lý do.
- HS: Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
1. Hình thức:
- Liên hoan văn nghệ : Một số bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm.
- Triển lãm: Các tư liệu HS sưu tầm được, tập san của lớp, báo tường của lớp.
2. Tổ chức:
- Tuyên bố lý do.
- Người điều khiển chương trình mời đại biểu tham gia các sản phẩm của học sinh chào mừng ngày 20 – 11.
- Triển lãm trình bày theo 9 khu vực và thành tích học tập của lớp, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, hình ảnh người GV nhân dân.
- Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
- Một số tiết mục văn nghệ
IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- HS hiểu sâu sắc truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Giúp HS phát huy tính tích cực chủ động của mình trong hoạt động.
- HS hiểu thêm vai trò của mình trong thái độ cư xử với giáo viên.
 Ký duyệt : 
 Lâm Quốc Sử
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I/- MỤC TIÊU:
- Giúp HS:
+ Nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta.
+ Biết tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
+ Kính trọng, biết ơn bộ đội cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng.
II/- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số tư liệu về truyền thống cách mạng của quân và dân ta và một số hoạt động chủ yếu có liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh: Sưu tầm và tìm hiểu các gương anh hùng hy sinh, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ ca ngợi về quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ và bộ đội cụ Hồ.
III/- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/-Hoạt động1:Thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc”
- GV: Gợi ý một số hình thức nói về truyền thống cách mạng.
- GV: Hướng dẫn sưu tầm tài liệu tranh ảnh nói về truyền thống cách mạng.
- GV: HS lớp 9 cần làm gì để phát huy truyền thống đó trong giai đọan hiện nay.
- HS: Phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng thuộc một giai đọan cụ thể.
- HS: Đại diện từng tổ lần lượt lên giới thiệu kết quả tìm hiểu.
- HS: Thảo luận và trả lời
1. Hình thức:
- Giới thiệu về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân ta qua các thời kỳ và hiện nay.
- Kể một số tấm gương về các anh hùng liệt sỹ.
- Nhiệt vụ học sinh khối 9 với truyền thống cách mạng dân tộc.
2. Nội dung:
- Một số câu hỏi, câu đố nói về truyền thống cách mạng.
- Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta giành độc lập tự do.
- HS lớp 9 cầm làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng cha anh
II/- Hoạt động 2 : Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
- GV: Đưa ra một số hình thức thể loại cuộc thi và phải gắn liền với truyền thống cách mạng.
- GV: Hướng dẫn HS mời đại biểu, ban giám khảo.
- HS: Chuẩn bị lựa chọn cho tổ mình một, hai thể loại dự thi.
- HS: Trang trí chuẩn bị phần thưởng
1. Thể loại:
- Thi hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện hoạt cảnh, tiểu phẩm.
- Thi sáng tác thơ.
- Thi giải ô chữ, câu đố vui, nói về tên các bài hát : tên anh hùng liệt sỹ, mốc lịch sử quan trọng. . .
2. Ban giám khảo:
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên nhạc.
- Người dẫn chương trình – nhạc cụ.
- Khách mời tham dự
III/- Hoạt động 3: Hội vui học tập
- GV: Hướng dẫn cho HS kế hoạch và nội dung.
- GV: Động viên HS tìm hiểu các bộ môn học.
- GV: Giới thiệu lý do và người dẫn chương trình.
- GV: Tổng kết hoạt động
- HS: Thảo luận và phân công.
- HS: Sưu tầm và tự tìm hiểu các môn học.
- HS: Giới thiệu thí sinh dự thi.
- HS: Hiểu thêm một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội
1. Chuẩn bị:
- Thông báo kế hoạch nội dung hoạt động.
- Phân công người điều khiển chương trình, trang trí lớp.
- Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui của các môn học và đáp án.
2. Nội dung chương trình :
- Người dẫn chương trình giới thiệu thí sinh dự thi của mỗi tổ.
- Đại diện lên bốc thăm.
- Người dẫn chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bắt được câu hỏi đó trả lời.
- Ban giám khảo cho điểm.
IV/- Hoạt động 4 : Xây dựng kế hoạch giúp đõ các gia đình có công với cách mạng.
- GV: Gợi ý nội dung hoạt động và trình bày lý do.
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thống kê số gia đình có công với cách mạng ở địa phương
- HS: Nắm được lý do để có hoạt động phù hợp.
- HS: Thảo luận và đưa ra kế hoạch cụ thể.
1. Lý do:
- Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình.
- Quí trọng các gia đình có công với cách mạng, họ đã hy sinh để cho chúng ta có cuộc sống như hôm nay.
2. Xây dựng kế hoạch:
- Tên gia đình có công với cách mạng.
- Hoàn cảnh của gia đình.
- Mục tiêu cần đạt.
- Những người thực hiện.
- Nội dung giúp đỡ.
- Thời gian thực hiện
IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- HS hiểu sâu sắc hơn truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Tích cực tham gia tốt vào phong trào của trường, lớp.
- Giúp HS hiểu thêm vai trò của mình trong cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Ký duyệt : 
Lâm Quốc Sử
CHỦ ĐIỂM THÁNG 01-02
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I/- MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh :
- Nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng.
- Biết rèn luyện lối sống có văn hóa, có bản lĩnh đễ vươn lên.
II/- CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu nói về sự đổi mới và phát triển đất nước, một số tiết mục văn nghệ.
2. Học sinh: Sưu tầm các bài hát nói về Đảng, mừng xuân.
III/- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/- Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển đất nước.
- GV: Gợi ý hình thức và đưa ra một số tài liệu cho HS tham khảo.
- GV: Đưa ra một số câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận.
- GV: Chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
- HS: Sưu tầm tìm hiểu các tài liệu hoặc bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước.
- HS: Đưa ý kiến của mình về câu hỏi đó.
- HS: Hát các bài hát về Đảng.
1. Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận.
- Văn nghệ.
2. Nội dung:
- Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào.
- Bạn hãy kể những nét chính về sự đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay.
- Bạn hãy kể những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
- Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển không ? tại sao ?
II/- Hoạt động 2: Trồng cây lưu niệm ở trường
- GV: Nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của HS lớp cuối cấp ở trường.
- GV: Hướng dẫn một số công việc cần làm trong buổi trồng cây lưu niệm
- HS: Bàn bạc trao đổi, việc chọn cây, giống cây, chọn vị trí trồng và dụng cụ cần mang theo.
- HS: Lắng nghe và nắm một số công việc cần làm
1. Chuẩn bị: 
- Một cây non.
- Dụng cụ trồng cây.
- Que rào.
2. Nội dung chương trình:
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu và đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- HS phát biểu cảm tưởng về việc trồng cây lưu niệm.
- Đại biểu phát biểu.
III/- Hoạt động 3 : Giao lưu với Đảng viên tiêu biểu ở địa phương
- GV: Gợi ý thành phần trong buổi giao lưu.
- GV: Mời đại biểu và Đảng viên tiêu biểu.
- GV: Đưa ra chương trình giao lưu.
- GV: Giới thiệu người dẫn chương trình.
- GV: Tổng kết buổi giao lưu.
- HS: Lắng nghe và yêu cầu HS nắm tình hình của địa phương.
- HS: Thảo luận và biểu quyết.
- HS: Tuyên bố lý do và nội dung chương trình.
- HS: Tặng hoa cho đại biểu và Đảng viên.
1. Thành phần:
- Người điều khiển chương trình.
- Đảng viên tiêu biểu.
- Đại biểu, (Tổng phụ trách đội, đại diện BGH).
- GVCN lớp.
2. Nội dung giao lưu:
- Tuyên bố lý do.
- GVCN báo cáo những nét cơ bản tình hình của lớp.
- Đại diện Đảng viên tóm tắt tình hình địa phương về công tác Đảng và các Đảng viên tiêu biểu.
- HS đặt câu hỏi
IV/- Hoạt động 4 : Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng mừng xuân
- GV: Gợi ý một số thể loại sinh hoạt văn nghệ.
- GV: Giới thiệu người dẫn chương trình
- HS: Lắng nghe và lựa cho mình và tổ mình tiết mục để biểu diễn.
- HS: Trang trí lớp và lần lượt lên trình bày các tiết mục văn nghệ.
1. Thể loại:
- Bài hát.
- Bài thơ.
- Tiểu phẩm.
- Ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương đất nước.
2. Thành phần:
- GVCN.
- GV nhạc.
- Khách mời.
- Người dẫn chương trình
IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- HS hiểu sâu sắc hơn vai trò của Đảng, tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn để từ đó HS khong ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy vai trò của mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp.
- Giúp HS biết tự hào về nhà trường và có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
Ký duyệt : 
Lâm Quốc Sử
CHỦ ĐIỂM THÁNG 03
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
I/- MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò của Đoàn, nhiệm vụ và lý tưởng của thanh niên hiện nay.
- Tự hào về tổ chức Đoàn, có ý thức tôn trọng và bảo vệ danh dự của Đoàn.
- Phấn đấu vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.
II/- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số kiến thức về Đoàn và một số hoạt động về Đoàn, một số kiến thức, tư liệu về chương trình hành động của Đoàn.
2. Học sinh: Sưu tầm, tìm hiểu điều lệ Đoàn và sẵn sàng tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức.
III/- TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/- Hoạt động 1: Toạ đàm về vai trò của Đoàn và lý tưởng của thanh niên hiện nay.
- GV: Đưa ra nội dung của cuộc toạ đàm.
- GV: Khái quát lại những nét chủ yếu.
- GV: Gợi ý thành phần tham dự.
- HS: Trao đổi, thảo luận và cùng tìm hiểu.
- HS: Nắm được nội dung của cuộc thảo luận.
- HS: Mời đại diện và trang trí lớp.
1. Nội dung:
- Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lý tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
- Nhiệm vụ của Đoàn viên thanh niên hiện nay.
2. Thành phần tham dự:
- Cán bộ đoàn viên.
- Người điều khiển.
- GVCN.
Học sinh.
II/- Hoạt động 2: Giao lưu với đoàn viên ưu tú.
- GV: Đưa ra nội dung và mục đích của việc giao lưu.
- GV: Thông báo yêu cầu và đưa ra kế hoạch
- HS: Tích cực tham gia, tìm hiểu.
- HS: Lắng nghe lớp trưởng và đại diện đoàn viên ưu tú báo cáo tình hình, sau đó học sinh đưa ra câu hỏi giao lưu.
1. Mục đích:
- Hiểu công tác Đoàn và các phong trào của Đoàn ở địa phương hiểu thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên ưu tú.
- Học tập, rèn luyện theo gương đoàn viên ưu tú.
- Báo cáo tình hình và các thành tích của lớp.
2. Nội dung:
- Thành tích của lớp.
- Một số câu hỏi giao lưu.
- Tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương.
III/- Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26 – 3 
- GV: Hướng dẫn một số khâu cần phải chuẩn bị cho đêm văn nghệ.
- GV: Phân công.
- GV: Gợi ý một số nguyên tắc cuộc chơi.
- HS: Lắng nghe và thảo luận chọn ra đội chơi.
- HS: Tìm hiểu và thực hiện.
- HS: Người dẫn chương trình đưa ra nguyên tắc, giới thiệu thành viên và các đội chơi
1. Chuẩn bị:
- Tậphợp các câu hát về Đoàn.
- Câu hỏi, câu đố trong cuộc thi.
- Ban giáo khảo.
- Các đội chơi.
- Phần thưởng.
2. Nguyên tắc cuộc chơi:
- Người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi, câu đố.
- Đội có tín hiệu trước sẽ vào cuộc.
- Các đội đưa ra câu hỏi cho nhau.
- Dành một số câu hỏi cho khán giả.
- BGK chấm điểm.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưởng.
IV/- Hoạt động 4: Thảo luận về kế hoạch chuẩn bị hội trại 26 – 3 
- GV: Thông báo nội dung và kế hoạch hội trại.
- GV: Gợi ý cho học sinh thảo luận.
- GV: Tóm tắt lại kế hoạch và phân công.
- HS: Lắng nghe và nắm được nội dung công việc.
- HS: Tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình về nội dung đó.
- HS: Chuẩn bị mọi mặt.
1. Mục đích:
-Hiểu được các nội dung, công việc phải chẩun bị để tham gia hội trại.
- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia. 
2. Nội dung:
- Thảo luận về hình thức liều trại, mô hình liều trại và các phương tiện cần thiết dựng trại.
- Thảo luận nội dung tham gia hội trại:văn nghệ, thể thao, trò chơi.
- Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại.
IV/- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn vai trò của Đoàn và vai trò của thanh niên, đoàn viên hiện nay.
- Rèn l

File đính kèm:

  • docGiao an NGLL khooi 9.doc
Giáo án liên quan