Giáo án GDCD Lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Hoạt động của HS

I- ĐẶT VẤN ĐỀ: (13’)

1- Lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện:

-Sôi nổi kết thành làn sóng mạnh mẽ.

- Nhấn chím tất cả lũ bán nước, cướp nước.

- Ghi nhớ công lao các vị anh hùng

- Hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.

- Phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân.

- Nông dân, công nhân thi đua sản xuất góp phần vào kháng chiến.

-> Lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước.

2- Chuyện về một người thầy:

* Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng thời Trần.

* Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.

* Học trò của cụ nhiều người là những nhân vật nổi tiếng.

- H/S cũ biết ơn công lao dạy dỗ của thầy, kính trọng và luôn nhớ ơn thầy -> Là truyền thống tốt đẹp, vô cùng quí giá.

-> thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (16’)

 1- Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc

 Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 2- Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thoả, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật

*/ Bài tập 1: (SGK- tr 4)

- Đáp án đúng: a, c, e, g, h, i,

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN
 THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 
(Tiết 1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa, sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bổn phận của công dân và H/S.
 2- Kĩ năng:
- Phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, có kĩ năng phân tích, đánh giá quan niệm, thái độ, cách ứng sử khác nhau đến các giá trị truyền thống. Tích cực học tập, hoạt động tuyên truyền bảo vệ truyền thống.
 3- Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn; biết phê phán thái độ việc làm thiếu tôn 
trọng, phủ định, xa rời truyền thống dân tộc.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1- Giáo viên :
- SGK + SGV; nghiên cứu bài soạn, tính huống.
 - Tranh ảnh, bài báo, câu chuyện về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2- Học sinh :
- SGK- GDCD 9- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Thế nào là hợp tác? Hợp tác với các nước có lợi ích như thế nào?
*/ Giới thiệu bài: (2’)
3- Dạy nội dung bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động 1
 Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
 */ Thảo luận nhóm:
-Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?
-Tình cảm và việc làm trên thể hiện truyền thống gì?
-Cụ Chu Văn An là người như thế nào?
-Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An ? 
-Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? -> Lòng yêu nước của nhân dân ta là truyền thống quý báu. Đó là truyền thống yêu nước. Biết ơn kính trọng thầy cô, đó là truyền thống “tôn sư trọng đạo”-> Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
 Hoạt động 2
 Tìm hiểu nội dung bài học
-Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Lấy ví dụ cụ thể thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
( Truyền thống văn hoá, nghệ thuật.
- Truyền thống yêu nước.
- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Truyền thống cần cù lao động
(Hát ca trù, trò chơi dân gian)
 */ Thảo luận:
-Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? ( Kể các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam).
.
-H/S làm bài tập 1 trong SGK- H/S làm bài tập. ( Treo bảng phụ).
Tổ chức cho H/S trình bày các làn điệu dân ca của quê hương mình và của mọi miền đất nước.
 Hoạt động của HS
I- ĐẶT VẤN ĐỀ: (13’)
1- Lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện:
-Sôi nổi kết thành làn sóngmạnh mẽ.
- Nhấn chím tất cả lũ bán nước, cướp nước.
- Ghi nhớ công lao các vị anh hùng
- Hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.
- Phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân.
- Nông dân, công nhân thi đua sản xuất góp phần vào kháng chiến.
-> Lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước.
2- Chuyện về một người thầy:
* Cụ Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng thời Trần.
* Cụ có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.
* Học trò của cụ nhiều người là những nhân vật nổi tiếng.
- H/S cũ biết ơn công lao dạy dỗ của thầy, kính trọng và luôn nhớ ơn thầy -> Là truyền thống tốt đẹp, vô cùng quí giá.
-> thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (16’)
 1- Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
 Là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2- Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thoả, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật
*/ Bài tập 1: (SGK- tr 4)
- Đáp án đúng: a, c, e, g, h, i, l.
	4- Củng cố, luyện tập : (3’)
?- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
?- Việt Nam ta có những truyền thống tốt đẹp nào?
4- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (2’)
- Học thuộc nội dung bài học 1, 2.
- Về nhà tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống tốt đẹp ở quê em (nghề truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc)
- Tìm các biểu hiện trái với truyền thống tốt đẹp.
*************************************************************
Ngày soạn: 6/10/2015 
 . 
Tiết 8.
Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN 
THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2 )
1- MỤC TIÊU BÀI HỌC
a- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu được ý nghĩa của truyền thống dân tộc, sự cần thiết phải có kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp; bổn phận của H/S và công dân.
b- Kĩ năng:
- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống.
c- Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 2- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a- Giáo viên:- SGK + SGV. TLTK
- Tình huống, những câu chuyện.- Bảng phụ, bút dạ.
b. Học sinh:- SGK + vở ghi.
- Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
a- Ổn định tổ chức
b- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Lấy ví dụ
- VD: Truyền thống yêu nước, truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống thờ cúng tổ tiên, ẩm thực, áo dài(5đ) 
*/ Giới thiệu bài: 
c- Dạy nội dung bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động3
 Tìm hiểu nội dung bài học (tiếp)
Treo bảng phụ bài tập sau và yêu cầu HS thảo luận :
Em đồng ý với những ý kiến nào ?
a- Truyền thống là những kinh nghiệm quí giá.
b- Nhờ có truyền thống mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng.
c- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp
d- Không có truyền thống mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
e- Không để truyền thống bị mai một, lãng quên. 
Kết luận :Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là vô cùng quí giá. Vì vậy kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần có nguyên tắc, đó là chọn lọc, tránh và loại bỏ những hủ tục, tránh chạy theo cái lạ, mốt kệch cỡm, phủ nhận quá khứ.
-Biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ có tác dụng gì ?
-Mỗi công dân cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-Chúng ta không nên làm những việc gì ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Nhấn mạnh : Chúng ta cần lên án phê phán những người có thái độ, hành vi chê bai, phủ nhận truyền thống tốt đẹp của dân tộc hoặc bảo thủ trì trệ, hoặc ca ngợi chủ nghĩa Tư bản, thích hàng ngoại, đua đòi
 Hoạt động 4
 Luyện tập giải bài tập SGK
Chỉ định H/S đọc yêu cầu bài tập.
Chỉ định H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
 -Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc?
 Hoạt động của HS
II- NỘI DUNG BÀI HỌC: (tiếp- 20’)
- H/S thảo luận, trả lời
- Đáp án đúng: a, b, c, e.
3- Ý nghĩa:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy phải bảo vệ, kế thừa và phát huy để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
 4- Trách nhiệm của công dân .
- Tự hào, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc
-> Không chạy theo những cái mới lạ không phù hợp.
- Không tiếp thu hoàn toàn những truyền thống của các dân tộc khác
III- BÀI TẬP: (10’)
 1- Bài tập 2 (SGK-26)
 H/S làm bài tập -> H/S nhận xét.
- Trò chơi dân gian: Ném còn,
- Trang phục: áo dài
- Phong tục: Lễ hội cầu mùa
- Lễ hội truyền thống: Hội Lim
 2- Bài tập 4 (SGK-26)
HS trao đổi , trả lời cá nhân
- Học tập truyền thống của dân tộc: Thêu khăn piêu, làm nón, đồ gốm, hiếu học đan lát, đồ gỗ, mây, vàng bạc
c-Củng cố, luyện tập: (9’)
GV :Tổ chức cho học sinh hát thi hát các làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước.
HS : Thi hát về những làn điệu dân ca củ quê hương mình và mọi miền đất nước.
GV : Nhận xét, khen ngợi và cùng cùng hát với HS
GV : Kết luận toàn bài : Dân tộc Việt Nam ta có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Là một công dân tương lai của đất nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và hợp tác với các nước nói riêng. Chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc, phải bảo vệ, giữ gìn truyền thống mà cha ông ta để lại, góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (1’)
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập 5 trang 26, ghi ra giấy trình bày trước lớp.
- Sưu tầm câu tục ngữ, ca dao, câu chuyện về truyền thống dân tộc.
-Tìm hiểu và tập hát những bài hát dân ca địa phương.- Chuẩn bị bài sau kiểm tra viết: Ôn bài 2, 3, 4, 7 và các dạng bài tập bài tâp ở các bài đã học.

File đính kèm:

  • docBai_7_Ke_thua_va_phat_huy_truyen_thong_tot_dep_cua_dan_toc.doc