Giáo án Ngoài giờ lên lớp dạy khối 9

Tuần:

Tiết : 9 Chủ điểm tháng 1&2: Mừng Đảng. Mừng Xuân

HĐ2 : TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG Ngày soạn:

Ngày giảng :

I. Mục tiêu

 Sau hoạt động, học sinh có khả năng

 - Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường

 - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường

 - Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động

 - Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm

 - Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu niệm cho nhà trường

 - Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm

III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

 - Động não

 - Thảo luận

 - Hoàn tất một nhiệm vụ

 

doc38 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp dạy khối 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thực tế của lớp.
- Học sinh:
+ Họp tổ chia nhóm thực hiện các công việc cụ thể.
+ Phân công trang trí.Tổ 3... Điều khiển chương trình : Em Cẩm Tiên.Thư ký: Thị Nở
V. Tiến trình hoạt động:
1, Khám phá:
Hoạt động 1:
- Em lớp phó học tập bắt bài hát tập thể. 
- Em dẫn chương trình: Tuyên bố lý do:
Để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta trong suốt 4 năm qua, nhất là năm cuối cấp chúng ta sắp rời xa mái trường này, rời xa thầy cô. Nhân ngày nhà giáo Việt nam lớp chúng ta tổ chức lễ kỉ niệm để tỏ bày tấm lòng của lớp đối với các thầy cô giáo.
- Em dẫn chương trình giới thiệu đại biểu
2, Kết nối: 
Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô giáo ( 15’ )
- Một bạn đại diện lớp đọc lời chúc mừng ngày nhà giáo Việt nam, chúc mừng tập thể thầy cô giáo đã dạy lớp trong 4 năm học qua
- Học sinh tặng hoa các thầy cố giáo để tỏ lòng biết ơn và kính trọng.
- Em dẫn chương trình mời đại diện các tổ phát biểu ý kiến chúc mừng các thầy cô giáo.
- Các thầy cô giáo phát biểu ý kiến ( nếu có các thầy cô tham dự )
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến
3, Thực hành:
Hoạt động 3: Văn nghệ ( 10’)
- Lần lượt từng tổ giới thiệu thành viên đại diện cho tổ tham gia trình bày tiết mục văn nghệ các bài hát ca ngợi thầy cô giáo., trường lớp
- Sau mỗi tiết mục lớp vỗ tay khích lệ
- Ban giám khảo nhận xét.
4, Vận dụng:
Hoạt động 4: Tham luận ( 10’)
Lần lượt từng tổ giới thiệu thành viên đại diện cho tổ tham gia trình bày
Tổ 1: em Anh Vũ trình bày bài viết của mình.
Tổ 2: em Thu Nga trình bày bài viết của mình.
Tổ 3: em Thuỳ Trang trình bày cảm nghỉ của mình.
Tổ 4: em Thành Thắng trình bày cảm xúc của mình.
VI, Tư liệu:
Lời hay ý đẹp về người thầy
Ca dao tục ngữ về người thầy.
 Kết thúc hoạt động: (5’)
- Mời giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . Em dẫn chương trình thay mặt lớp cảm ơn giáo viên chủ nhiệm.
- Em dẫn chương trình mời thầy chủ nhiệm phát biểu và dặn dò các em chuẩn bị cho tiết sinh hoạt sau với chủ đề: 
 “Thi Văn nghệ ca ngợi Truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước” 
 VII, Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết : 7
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
HĐ2 :THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC.
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
I, Mục tiêu:
- Biết hát và tập sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước.
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương , yêu đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
- Tích cực tham gia văn nghệ của lớp, của trường.
II, Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng trình diễn trước tập thể.
- Thi hát, múa, ngâm thơ , kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm....
- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình.
III, Phương pháp dạy học tích cực:
- Hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ và theo cặp.
IV, Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát, bài thơ , câu chuyện về anh hùng liệt sĩ, về quê hương, về đất nước.
- Một số câu đố vui, câu hỏi về con người , quê hương, đất nước.
- Biểu điểm , giấy bút, nhạc cụ ( nếu có) và phần thưởng.
V, Tiến trình hoạt động:
1, Khám phá:
a, Tổ chức:
- Dẫn chương trình: Em Anh Vy
- Các bạn tổ chức ôn luyện để tham gia trả lời câu hỏi
- Thư ký : Ngọc Vy
b, Khởi động :
- Lớp phó văn thể mỹ bắt hai bài hát tập thể.
- Lớp trưởng 
 Tuyên bố lý do: Để nhận thức tốt hơn về truyền thông Cách mạng vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta ; để tỏ lòng kính trọng, biết ơn bộ đội cụ Hồ và các gia đìng có công với Cách mạng lớp chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt” Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống Cách mạng của quê hương, đất nước”
2., Kết nối : Những mảnh ghép bí mật
- Em Anh Vy dẫn chương trình và em Ngọc Vy làm thư kí ghi bản
- Em Anh Vy trình bày thể lệ cuộc thi và cho ví dụ minh họa.
- Em Anh Vy lần lượt mời đại diện các tổ chọn mảnh ghép và phải trả lời câu hỏi trước khi mảnh ghép được gỡ ra.
- Nếu tổ nào không trả lời được thì lần lượt mời các tổ khác.
- Tổ nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất thì tổ đó chiến thắng.
3,Thực hành: Thi văn nghệ
- Thi tiết mục văn nghệ tập thể của mỗi tổ.
+ Lần lượt cho các tổ biểu diễn tiết mục văn nghệ tập thể của tổ mình.
+ Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả.
- Thi hát và ngâm thơ... giữa các tổ.
+ 2 học sinh dự thi/ tổ.
+ Mỗi lượt, mỗi nhóm được hái một hoa có viết sãn câu hỏi và trả lời theo nội dung câu hỏi đã hái được.
+ Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố trong từng tiết mục.
+ Hết thời gian qui định, Ban giám khảo công bố kết quả chung của phần thi.
- Thi sáng tác thơ.
+ Mỗi tổ cử 2 bạn tạo thành một 1 nhóm.
+ Mỗi nhóm sáng tác một bài thơ theo chủ đề trong thời gian qui định.
+ Lớp phó văn thể mỹ đọc các bài thơ nhận được sau khi thi. Ban giám khảo cho điểm công khai.
+ Từng nhóm lần lượt phổ nhạc, ngâm bài thơ của nhóm mình ( nếu được )
+ Ban giám khảo chấm điểm công khai và công bố kết quả.
4, Vận dụng Thi giải ô chữ , câu đố vui:
Em dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi đố vui, ô chữ, tên bài hát, tên các anh hùng dân tộc, liệt sĩ, địa chỉ lịch sử....có động viên xung phong trả lời. Nếu không có bạn nào trả lời được thì em dẫn chương trình đưa ra đáp án.
VI, Tư liệu:
- Những bài hát có trong tập những bài hát về quê hương Quảng Nam
- Những tư liệu trong  Những địa danh xứ Quảng  
VII, Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét , đóng góp ý kiến cho buổi sịnh hoạt và dặn dò tổ chức buỏi sinh hoạt cho tuần đến với chủ đề:
“Xây dựng kế hoạch giúp đỡ gia đình có công với cáh mạng. 
VIII, Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết : 8
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
HĐ4 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
GIÚP ĐỠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 
Ngày soạn: 
Ngày giảng : 
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình.
- Quý trọng các gia đình có công với cách mạng.
- Biết quan tâm thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
II, Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân đối với các gia đình có công với cách mạng
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
- Kĩ năng nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin khi xây dựng kế hoạch.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi được phân công nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch của nhóm.
III, Phương pháp dạy học tích cực có thể được sử dụng:
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi chuyên gia
- Hoạt động nhóm nhỏ
- Đóng vai
IV, Tài liệu và phương tiện:
- Các tư liệu tìm hiểu, thống kê về các gia đình có công với cách mạng gồm: Tên chủ gia đình, địa chỉ, công lao đóng góp của gia đình đối với cách mạng, hoàn cảnh hiện nay của các gia đình đó,...
- Một số tiết mục văn nghệ
- Mẫu lập kế hoạch
- Giấy bút
- Một quả bóng màu trang trí đẹp
V, Tiến trình hoạt động:
1. Khám phá
	Trò chơi: “ Kể tên các gia đình có công với cách mạng”
- Người điều khiển yêu cầu học sinh đứng thành vòng tròn và giới thiệu luật chơi: Khi quả bóng tung đến tay ai, người đó phải kể tên các gia đình hoặc thành viên trong gia đình có công vối cách mạng ở địa phương mà em biết, lần lượt người này sẽ tung quả bóng cho những người tiếp theo ( Chú ý: không tung bóng 2 lần cho một người). Quả bóng tiếp tục được tung lần lượt cho tất cả các thành viên trong lớp ( nếu đủ thời gian) hoặc cho đến khi không ai còn ý kiến nữa.
- Cả lớp chơi trò chơi, một hoặc hai học sinh ghi tên các gia đình có công với cách mạng lên bảng.
- Kết thúc trò chơi, người điều khiển mời một hoặc hai học sinh đoc to những thông tin được ghi trên bảng và tổng hợp danh sách gia đình có công với cách mạng. Người điều khiển giới thiệu về hoạt động tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các gia đình có công với cách mạng và xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình đó.
2. Kết nối
Hoạt động 1. TÌM HIỂU CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Người điều khiển hỏi cả lớp xem những HS nào ở cùng khu vực với từng gia đình có công với cách mạng được ghi trên bảng và yêu cầu những học sinh này đứng riêng ra một bên. Sau đó người điều khiển chia học sinh trong lớp thành các nhóm ( Mỗi nhóm có khoảng từ 5 - 6 học sinh), tiếp theo người điều khiển chia những học sinh cùng khu vực với các gia đình có công với cách mạng về các nhóm có từ 5 - 6 học sinh đã chia ở trên và yêu cầu các nhóm lựa chọn một hoặc hai gia đình có công với cách mạng được ghi trên bảng để thảo luận câu hỏi sau:
“ Tìm hiểu gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình” lưu ý tìm hiểu kĩ về các thông tin sau: Tên gia đình, địa chỉ nhà ở, công lao đóng góp của gia đình đối với cách mạng, hoàn cảnh hiện nay của các gia đình đó,...
- Các nhóm thảo luận, ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 ( lưu ý: Các bạn sẽ hỏi những bạn ở cùng khu vực với gia đình có công với cách mạng sẽ đóng vai chuyên gia để các bạn trong nhóm hỏi “chuyên gia” về các thông tin cần tìm hiểu).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Người điều khiển kết luận chung về hoạt động tìm hiểu các gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
	Hoạt động 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.
- Sau khi các nhóm báo cáo phần tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng, người điều khiển yêu cầu các nhóm xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng.
- Người điều khiển lưu ý các nhóm sử dụng kĩ thuật Một kế hoạch của nhóm để thảo luận. Phần việc của các nhóm phải làm cần đáp ứng được những câu hỏi như:
a. Nhóm của em cần và muốn biết gì về chủ đề này?
b. Các em cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?
c. Các em cần đi đến đâu để có được thông tin?
d. Ai có thể giúp em lấy được thông tin?
e. Các em phân công công việc cho các thành viên của nhóm như thế nào để lấy thông tin?
f. Những thông tin mới sẽ giúp các em như thế nào trong việc lập kế hoạch để có ích cho xã hội?
- Đại diện từng tổ (nhóm) báo cáo kế hoạch trước lớp.
- Lớp góp ý bổ sung.
- Người điều khiển tổng kêt.
3. Thực hành / luyện tập
Hoạt động 3.: SẮM VAI GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MANG.
- Người điều khiển yêu cầu các nhóm giữ nguyên các thành viên như hoạt động xây dựng kế hoạch ở trên, sau đó giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sẽ sắm vai thực hiện một hoạt động mà nhóm đã thiết kế trong phần kế hoạch hoạt động trên.
- Các nhóm chuẩn bị phân vai và tập thử.
- Các nhóm sắm vai.
- Sau phần sắm vai của mỗi nhóm, người hướng dẫn hỏi cả lớp:
+ Vai diễn vừa rồi đã thể hiện được hoạt động giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng chưa?
+ Nhận xét về diễn xuất của các bạn trong nhóm vừa sắm vai.
- Khi các nhóm đã sắm vai xong, người hướng dẫn kết luận chung về hoạt động thực hành.
4. Vận dụng
- Người điều khiển yêu cầu học sinh về nhà áp dụng những kế hoạch đã xây dựng.
- Người điều khiển nhận xét chung về hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phát biểu ý kiến động viên, nhắc nhở HS làm tốt nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa.
VI, Tư liệu:
MẪU LẬP KẾ HOẠCH
( SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG 2)
TT
Hoạt động
Thời gian thực hiện và hoàn thành
Người thực hiện
Người hỗ trợ
VII, Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét , đóng góp ý kiến cho buổi sịnh hoạt và dặn dò tổ chức buỏi sinh hoạt cho tuần đến với chủ đề:
“ Trồng cây lưu niệm ở trường. “
VIII, Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết : 9
Chủ điểm tháng 1&2: Mừng Đảng. Mừng Xuân
HĐ2 : TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG
Ngày soạn: 
Ngày giảng : 
I. Mục tiêu
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng 
	- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường
	- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường
	- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động 
	- Kỹ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm
	- Kỹ năng trình bày suy nghĩ cây lưu niệm cho nhà trường
	 - Kỹ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm
III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
	- Động não
	- Thảo luận
	- Hoàn tất một nhiệm vụ
IV. Tài liệu và phương tiện
	- Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm
	- Một cây non
 - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,
	- Que rào
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá
 Hát tập thể bài hát “Mái Trường Mến Yêu”
 Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi học sinh phải làm gì để cho trường xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến.
 Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường.
2. Kết nối 
Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
- Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường? 
- Kế hoạch chăm sóc cây
Sau đó giáo viên chủ nhiệm thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh,
Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG
 Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường?
2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào?
 Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung. Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế hoạch trồng cây lưu niệm.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM
- Nhóm chuẩn bị cây trồng
- Đưa cây ra vị trí trồng cây
- Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
4. Vận dụng
 Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm.
 GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh.
VI. Tư liệu
- Xanh hóa nhà trường phổ thông
Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng cây trong trường. Đúng vậy, trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây giống cây rừng, trồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang,
Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học, cây hấp thu khí cacbonic thải ra Oxy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô nhiễm.
Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên không vứt rác bừa bãi, nên phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng.
VII, Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét , đóng góp ý kiến cho buổi sịnh hoạt và dặn dò tổ chức buỏi sinh hoạt cho tuần đến với chủ đề : ‘Sinh hoạt văn nghệ Mừng Đảng, mừng Xuân’
VIII, Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết : 10
Chủ điểm tháng 1&2: Mừng Đảng. Mừng Xuân
HĐ1 : PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ TRẠI MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Ngày soạn: 
Ngày giảng : 
I, Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26/3 do nhà trường tổ chức
- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia hội trại.
- Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc, chuẩn bị, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
II, Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng xác định , tìm kiếm các lựa chọn về hình thức , nội dung trại.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng về kế hoạch tham gia trại.
- Kĩ năng quyết định lựa chọn kế hoạch tham gia trại.
- Kĩ năng quản lí thời gian của kế hoạch.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong kế hoạch tham gia trại.
III, Phương pháp dạy học tích cực:
- Hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ và tập thể.
IV, Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:Khởi động 
Bắt bài hát tập thể
2., Kết nối : Thảo luận về hình thức lều trại.
+ Nêu 1 số mô hình lều trại, yêu cầu cả lớpthảo luận, lựa chọn, bổ sung hoặc đề xuất mô hình mới.
+ Vận dụng điều 12, 13 công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em để động viên cả lớp mạnh dạn tự tin tham gia vào thảo luận.
+ Thảo luận về các phương tiện cần thiết để dựng trại
+ Thống nhất lựa chọn và phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị
3. Thực hành luyện tập:Thảo luận nội dung tham gia hội trại.
+ Người điều khiển chương trình nêu các nội dung mà lớp sẽ tham gia (thể thao, văn nghệ, hoá trang, trò chơi...)
+ Lần lượt cho lớp thảo luận điểm mạnh, yếu của lớp, bố trí người tham gia.
+ Phân công cụ thể cho các tổ, nhóm , cá nhân chuẩn bị.
4. Vận dụng:Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại.
+Hoàn tất công việc chuẩn bị, thể hiện quyết tâm tham gia qua biểu quyết.
+Thống nhất phương tiện đi đến nơi cắm trại, gửi xe.
V, Tài liệu và phương tiện: 1, Chương trình hội trại Xuân Nhâm Thìn của trường THCS TRẦN CAO VÂN
 Phân công công việc trong trại
STT
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
THỜI GIAN
SÔ LƯỢNG
NGƯỜI PHỤ TRÁCH
CỦA BQT
PHÂN CÔNG HỌC SINH LỚP 9.2
I-
Ngày 11/02/2011
Bóc thăm đất trại
9h
1
Thầy Tân
Em Thịnh
II-
Sáng Ngày 12/02/2011
1
Nhập đất trại
6h20
Toàn trại sinh
2
Dựng-Cổng lều
6h20-7h25
Toàn trại
3
Khai mạc trại
7h30
Hiệu trưởng
Thông qua nội quy-KL trại
Mạnh
4-
Thi kéo co Nam Nữ 8.9
8h-9h30
Cử-P.Hạnh-Tý-Hường
Em: Thanh, Thủy, Huyền, Trinh, Thảo, Trang, Như, Giang, Tiên, Ly, Huy, Quang, Nhật, Vỹ, P. Hiếu, Hải, , Vũ, Hưng, Lĩnh, Thuận
5-
Thi Tàu bay Nữ 6,7,8,9
8h-9h30
 Trường Hoa-Tri
Em Ân, Thảo
6-
Bắn Bi Nam 
9h30-10h30
Nghĩa-Như
Em Châu, Trường
7-
Thi chơi nẻ Nữ
9h30-10h30
Kim Liên-Tuyết
Thu Ly, Phượng 
8-
Chấm trại lần 1
10h30-11h30
Mạnh-Tân-Như
Nghỉ trưa
11h30-13h
Chiều- Ngày 12/02/2011
1-
Bịt mắt đánh trống Nam, nữ
13h30-14h30
Cử-Thà-Tý
Em Hiếu, Duyênt
2-
Bịt mắt nấu cơm Nữ
13h30-14h30
Đình-Dũ-Hường
Em Thanh, Thảo
3-
Thi Cà Kheo Nam 
14h30-15h15
Tri-Như
Em Lực
4-
Nhảy dây Nữ
14h30-15h15
P.Hạnh-Nghĩa
Em Hằng, T.Thảo
5-
Tập nhảy sạp
15h30-17h
Mạnh-Tân
4 tổ trưởng và 4 tổ phó
Chấm trại lần 2
17h-17h30
Mạnh-Tân-Như
Nghỉ chiều- ăn tối
17h30-18h30
1
Sinh hoạt lửa trại SH (chung)
18h30-19h30
Ban QT và Trại sinh
2
Thi Hoa Trang 6.7
19h30-20h
Mạnh-Tân-Liên
3
Thị nhảy sạp khối 8.9
20h-20h30
Mạnh-Tân-Liên
4
Chung kết nhảy sạp
20h30-21h
Mạnh-Tân-Liên
5
Sinh hoạt đêm khuya,
Trò chơi đêm.
21h 
Mạnh
Sáng 13/ 02/2011
1-
Thể dục buổi sáng
5h-5h30
Trại sinh
2-
ăn sáng
5h30-6h30
Chấm trại lần 3
6h30-7h
Mạnh-Tân-Như
3-
Thi múa hát tập thể 8.9
7h-8h
Mạnh
4-
Thi Nghi thức Đội 6,7
7h-8h
Tân-Kim Liên
5-
Thi múa hát tập thể 6,7
8h-9h
Mạnh
6-
Thi Nghi thức Đội 8,9
8h-9h
Tân-Kim Liên
7-
Thi nhảy bao bố Nam 6,7,8,9
9h-9h30
Tri-Cử-Tý
Em Q.Nhật
8-
Thi nhảy bao bố Nữ 6,7,8,9
9h-9h30
Đình- Hoa-Hường
Em Ấn
9-
Thi Đổ nước vào chai Nữ
9h30-10h30
Thà-Nghĩa
Em Hằng
10-
Thi Đổ nước vào chai Nam
9h30-10h30
P. Hạnh-Dũ
Em Châu
11
Chấm trại lần 4
10h30-11h30
Mạnh-Tân-Như
Nghỉ trưa
11h-13h30
Chiều ngày 13 / 02/2011
1-
Chung kết các môn B. Sáng
13h30-14h30
Các trọng tài
2-
Phát thanh đát trại khối 6,9
14h30-15h30
Mạnh-Tân-Liên
Em Huy, Trang
3-
Sinh hoạt tự trị
15h30
Trại sinh
4-
Ban QT tổng hợp
15h30-16h
BQT
Bê mạc trại
16h10
Toàn trại sinh
2, Sổ tay đội viên.
VI, Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình tóm tắt các ý sau:
Hoạt động cắm trại là hoạt động lớn của nhà trường, thông qua hoạt động này, mỗi cá nhân sẽ tự thể hiện hết những phẩm chất tốt đẹp đang tiềm ẩn sẵn có của bản thân mình, đồng thời qua đó tự rèn luyện bổ sung những khiếm khuyết của cá nhân.
Mời giáo viên chủ nhiệm có ý kiến . Lớp trưởng thay mặt lớp cảm ơn giáo viên chủ nhiệm. 
Giáo viên chủ nhiệm có lời dặn dò và chỉ đạo cho tiết sinh hoạt sau : VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
VII, Rút kinh nghiệm:
Tuần:
Tiết : 10
Chủ điểm tháng 1&2: Mừng Đảng. Mừng Xuân
HĐ 4 : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Ngày soạn: 
Ngày giả

File đính kèm:

  • docNGLL CO MUOI 2015.doc
Giáo án liên quan