Giáo án nghề Điện tử khối 11 - Lê Quang Phương (Tiết 37-75)

MỤC TIÊU:

Kiến thức: -Nắm được cách chuyển đổi các cơ số, đặc biệt là 2/10 và 10/2

 -Biết cách xây dựng bảng chân lý cho các mạch phức hợp.

Kỹ năng: -Chuyển đổi thành thạo từ hệ 10 sang hệ 2 và ngược lại.

-Xây đựng được và đúng các mạch logic phúc hợp.

Thái độ: -Nghiêm túc trong quá trình làm bài.

CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Tài liệu kỹ thuật số, hệ thống bài tâp và các sơ đồ.

Học sinh: Bút,vỡ ghi, giấy nháp. Kiến thức về mạch logic

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án nghề Điện tử khối 11 - Lê Quang Phương (Tiết 37-75), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện 1000MF/25V: 1 cái
-Bìa cứng (30x30)mm + dây đi mạch.
-Dao, kéo, chui nhọn.
-Thiếc, nhựa thông.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
-Xác định cực tính của diode bằng đồng hồ?
-Kiểm tra chất lượng các diode đã cho?
C.Bài mới: Ghi đề bài
I.Hướng dẫn ban đầu:
1.Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lý hoạt động: 
2.Thiết kế mạch:
-Vệ sinh và tráng thiếc dây đi mạch.
-Đánh dấu vị trí chân linh kiện trên miếng bìa.
-Chui lổ và chạy dây.
3.Cắt uốn chân linh kiện.
4.Lắp linh kiện và hàn.
-Lắp diode và hàn.
-Lắp tụ điện và hàn một chân.
5.Cấp nguồn và kiểm tra:
-Đo điện áp UAC trên cuộn thứ cấp
-Đo điện áp UDC trên tải khi chưa có tụ.
-Đo điện áp UDC trên tải khi đã lắp tụ.
II.Hướng dẫn thường xuyên:
-Cho học sinh thực hiện theo HDBD.
-Uốn nắn thao động tác và một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị.
III.Hướng dẫn kết thúc:
-Kiểm tra sản phẩm của một số học sinh.
-Thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành.
-Về nhà hoàn thành mạch điện để củng cố kiến thức.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-2 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Vẽ sơ đồ mạch điện chỉnh lưu cầu
Khi có điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp, thì tại hai đầu cuộn dây thứ cấp xuất hiện điện áp xoay chiều cảm ứng:
-Ở bán kỳ dương (A+B-) D2, D4 phân cực nghịch, D1, D3 phân cực thuận nên có dòng điện 1 chiều I1 chạy từ +A qua D1 qua R qua D3 về -B
-Ở bán kỳ âm(A-B+) D1, D3 phân cực nghịch, D2, D4 phân cực thuận nên có dòng điện 1 chiều I2 chạy từ +B qua D2 qua R qua D4 về -A.
-Cắt vừa phải không ngắn quá.
-Chân linh kiện nhô ra khỏi lổ từ 0,2mm đến 0,5 mm
-Thao tác hàn phải dứt khoát.
-Đầu vào của mạch chỉnh lưu.
-Trị số nhỏ và chưa ổn định.
-Hàn chân tụ còn lại và kiểm tra.
-Thực hiện bài theo nhóm.
-Sử dụng mỏ hàn khi đã đủ độ nóng.
-Sử dụng đúng vị trí thang đo đồng hồ
-Lắng nghe.
DUYỆT
Tiết 46-48	 Ngày soạn:04/12/2011
MẠCH ỔN ÁP
MỤC TIÊU:
 Kiến thức:	-Nắm được sơ đồ nguyên lý của các mạch ổn áp.
 	-Nắm được chức năng các linh kiện trong mạch.
 Kỹ năng:	-Vẽ và nắm chắc nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp dùng transisto.
 Thái độ:	-Thấy được tầm quan trọng của mạch ổn áp trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong học tập.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:	Tài liệu giảng dạy, sơ đồ nguyên lý các mạch ổn áp.
 Học sinh:	Vỡ ghi- bút
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và nêu các đặc tính của mạch C chung?
C.Bài mới: Ghi đề bài
I.Công dụng:
 Mạch ổn áp dùng để ổn định điện áp một chiều nhằm làm cho các thiết bị điện tử hoạt động ổn định.
II.Sơ đồ khối của mạch ổn áp tuyến tính:
1.Mạch lấy mẫu:
 Sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu) 
2.Mạch tạo áp chuẩn:
Gim lấy một mức điện áp cố định (Uc : áp chuẩn ) 
3.Mạch so sánh:
Sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn Uc để tạo thành điện áp điều khiển. 
4.Mạch khuếch đại sửa sai:
Sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công suất theo hướng ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm xuống . Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra tăng lên =>kết quả điện áp đầu ra không thay đổi.
III.Một số mạch ổn áp tuyến tính:
1.Mạch ổn áp đơn giản dùng 1 diode zene.
2.Mạch ổn áp dùng 1 transistor và 1diode.
3.Mạch ổn áp dùng 2 transistor và 1diode.
4.Mạch ổn áp dùng 3 transistor và 1diode.
-C1,C2 là tụ lọc nguồn.
-Cầu phân áp R4, VR1, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu ULM 
-R2 và Dz tạo ra áp chuẩn Uc 
-R3 liên lạc giữa Q3 và Q2, R1 định thiên cho đèn công xuất Q1 
-R6 là điện trở phân dòng, là điện trở công xuất lớn . 
-Q3 là đèn so sánh và khuếch đại áp dò sai 
-Khuếch đại điện áp dò sai 
-Q1 đèn công xuất nguồn 
5.Mạch ổn áp IC.
D.Củng cố:
Nắm chắc sơ đồ và nguyên lý hoạt động của các mạch ổn áp tuyến tính.
E.Dặn dò:
Chuẩn bị vật liệu linh kiện để thực hành lắp mạch ổn áp đơn giản..
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
Sơ đồ mạch ổn áp đơn giản
DUYỆT
Tiết 49-51	 Ngày soạn:11/12/2011
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MỤC TIÊU:
-Củng cố kiến thức đã học.
-Đánh giá chất lượng học tập học kỳ I.
CHUẨN BỊ: Hệ thống câu hỏi
NỘI DUNG:
I.Hệ thống câu hỏi ôn tâp:
1.Nêu công dụng, cấu tạo và cách đọc trị số của điện trở?
2.Nêu công dụng, cấu tạo và cách đọc trị của tụ điện?
3.Nêu công dụng, cấu tạo và cách đọc trị của cuộn cảm?
4.Vẽ ký hiệu của các linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm?
5.Trình bày công dụng, cấu tạo và ký hiệu các loại diode?(có vẽ hình minh họa)
6.Trình bày công dụng, cấu tạo và ký hiệu các loại transistor?(có vẽ hình minh họa)
7.Nêu nguyên lý làm việc của transistor PNP?
8. Nêu nguyên lý làm việc của transistor NPN?
9.Vẽ và trình bày mạch điện tử cơ bản gốc chung?
10.Vẽ và trình bày mạch điện tử cơ bản phát chung?
11.Vẽ và trình bày mạch điện tử cơ bản góp chung?
12. Vẽ và trình bày mạch chỉnh lưu cầu?
II.Câu hỏi kiểm tra:
Theo đề ra của trung tâm đã thống nhất.
DUYỆT
Tiết 52-54	 Ngày soạn:18/12/2011
LẮP MẠCH ỔN ÁP ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU:
 Kiến thức:	Nắm được sơ đồ nguyên lý của mạch ổn áp đơn giản.
 Kỷ năng:	Thành thạo lắp ráp và cân chỉnh mạch.
 Thái độ:	-Thấy được tầm quan trọng của mạch ổn áp trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong thực hành nghề.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:	Mạch ổn áp mẫu, sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp.
 Học sinh:	Linh kiện, thiết bị lắp ráp.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp tuyến tính dùng 2 TZT và 1 DZ?
C.Bài mới: Ghi đề bài
I.Hướng dẫn ban đầu:
1.Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lý hoạt động: DZ
Q
RV
URA
C1
C2
2.Thiết kế mạch:
-Vệ sinh và tráng thiếc dây đi mạch.
-Đánh dấu vị trí chân linh kiện trên miếng bìa.
-Chui lổ và chạy dây.
3.Cắt uốn chân linh kiện.
4.Lắp linh kiện và hàn.
-Lắp Transistor và hàn.
-Lắp tụ điện và hàn.
-Lắp điện trở và hàn.
5.Cấp nguồn và kiểm tra:
-Đo điện áp UDC trên chân C của Q
-Đo điện áp UDC trên chân E của Q
-Chỉnh chiết áp cho URA = 12v.
-Mắc tải cho mạch tiếp tục kiểm tra điện áp một chiều UDC trên tải.
II.Hướng dẫn thường xuyên:
-Cho học sinh thực hiện theo HDBD.
-Uốn nắn thao động tác và một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị.
III.Hướng dẫn kết thúc:
-Kiểm tra sản phẩm của một số học sinh.
-Thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành.
-Về nhà hoàn thành mạch điện để củng cố kiến thức.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Vẽ sơ đồ mạch điện ổn áp đơn giản.
-Khi điện áp đầu vao thay đổi thì điện áp đầu ra có thay đổi không? Tại sai?
-RV có chức năng gì?
-DZ có chức năng gì?
-Cắt vừa phải không ngắn quá.
-Chân linh kiện nhô ra khỏi lổ từ 0,2mm đến 0,5 mm
-Thao tác hàn phải dứt khoát.
-Đầu vào của mạch ổn áp.
-Đầu ra của mạch.
-Chú ý quan sát và cân chỉnh.
-Thực hiện bài theo nhóm.
-Sử dụng mỏ hàn khi đã đủ độ nóng.
-Sử dụng đúng vị trí thang đo đồng hồ
-Nghe và về nhà thực hiện.
DUYỆTTiết 55-57	Ngày soạn: 25/12/2011
MẠCH LOGIC
MỤC TIÊU:
Kiến thức:	-Nắm được những khái niệm cơ bản về điện tử số.
	-Hiểu về các mạch logic cơ bản.
Kỹ năng:	-Nắm chắc ký hiệu và bảng chân lý của các mạch logic.
Thái độ:	-Thấy được tầm quan trọng của mạch logic trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong học tập.
CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên:	Tài liệu tham khảo, sơ đồ của các mach logic.
Học sinh:	Bút, vỡ ghi.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và trình bày nguyên lý làm việc của mạch ổn áp dùng 3Q và 1D?
C.Bài mới: Ghi đề bài
I.Một số hệ đếm thông dụng:
1.Hệ đếm cơ số 2 (Nhị phân): 
-Có 2 chữ số: 0 và 1.
-Nếu 2 chữ số giống nhau và gần nhau thì chữ số bên trái lớn hơn chữ số bên phải 2 lần.
2.Hệ đếm cơ số 8 (Bát phân): 
3.Hệ đếm cơ số 10 (Thập phân): 
4.Hệ đếm cơ số 16 (Thập lục phân): 
5.Hệ đếm BCD (Hệ 2-10): 
-Là hệ đếm nhị phân hóa số thập phân.
-Là hệ đếm trung gian giữa máy tính và con người.
II.Cách chuyển đổi từ hệ 10- 2 và 10-2:
-10/2:Thực hiện phép chia cho 2 lấy phần dư ngược lên.
-2/10:A/N=an-1*Nn-1+an-2*Nn-2+...+a1*N1+a0*N0
Trong đó: 
A: là số cần chuyển, n: là số các con số, a: là 1 chữ số trong n số, N: là hệ của số đã cho.
II.Một số mạch logic cơ bản:
1.Mạch Phủ định (NOT):
-Là phần tử có 1 biến đầu vào và 1 biến đầu ra (mang giá trị 0 họăc 1).
-Nó thực hiện hàm phủ định: Fx = x
-Em hãy xây dựng sơ đồ cho mạch?
2.Mạch Hoặc (OR):
-Là phần tử có nhiều biến đầu vào và 1 biến đầu ra (mang giá trị 0 họăc 1).
-Nó thực hiện phép cộng logic:
FOR=x1+x2+...+xn
-FOR=0 khi các biến đầu vào đều bằng 0, FOR=1 ở các trường hợp còn lại.
-Em hãy xây dựng sơ đồ cho mạch?
3.Mạch Và (AND):
-Là phần tử có nhiều biến đầu vào và 1 biến đầu ra (mang giá trị 0 họăc 1).
-Nó thực hiện phép nhân logic:
FOR=x1*x2*...*xn
-FAND=1 khi các biến đầu vào đều bằng 1, FAND=0 ở các trường hợp còn lại.
-Em hãy xây dựng sơ đồ cho mạch?
4.Mạch Hoặc Phủ định (N.OR):
-Là phần tử có nhiều biến đầu vào và 1 biến đầu ra (mang giá trị 0 họăc 1).
-Nó thực hiện phép cộng logic và phủ định:
FNOR=x1+x2+...+xn
-FNOR=1 khi các biến đầu vào đều bằng 0, FNOR=0 ở các trường hợp còn lại.
-Em hãy xây dựng sơ đồ cho mạch?
5.Mạch Và Phủ định (N.AND):
-Là phần tử có nhiều biến đầu vào và 1 biến đầu ra (mang giá trị 0 họăc 1).
-Nó thực hiện phép nhân logic và phủ định:
FNAND=x1*x2*...*xn
-FNAND=0 khi các biến đầu vào đều bằng 1, FNAND=0 ở các trường hợp còn lại.
-Em hãy xây dựng sơ đồ cho mạch?
D.Củng cố:
-Vẽ được ký hiệu.
-Nắm được bảng chân lý.
-Xây dựng được sơ đồ tương đương
E.Dặn dò:
Về nhà tìm hiểu thêm về các mạch logic khác.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Lắng nghe kết hợp ghi bài.
-Tự ghi bài từ hệ cơ số 8-16.
-Máy tính sử dụng hệ nhị phân.
-Con người sử dụng hệ thập phân.
34/10=100010/2; 26/10=11010/2
1101101/2 = (1*26+1*25+0*24+1*23 
+1*22+0*21+1*20)/10
=(64+32+0+8+4+0+1)/10
=109/10
X
FX
0
1
1
0
x
F(X)
Ký hiệu, bảng chân lý mạch Phủ định
X1
X2
FOR
0
0
0
1
0
1
0
1
1
1
1
1
x1
FOR
x2
Ký hiệu, bảng chân lý mạch Hoặc
X1
X2
FAND
0
0
0
1
0
0
0
1
0
1
1
1
x1
FAND
x2
Ký hiệu, bảng chân lý mạch Và
X1
X2
FNOR
0
0
1
1
0
0
0
1
0
1
1
0
x1
FNOR
x2
Ký hiệu, bảng chân lý mạch Hoặc Phủ định
X1
X2
FNOR
0
0
1
1
0
1
0
1
1
1
1
0
x1
FNAND
x2
Ký hiệu, bảng chân lý mạch Và Phủ định
-Một số học sinh trình bày.
-Lắng nghe và thực hiện
DUYỆT
Tiết 58-60	 Ngày soạn:30/12/2011
BÀI TẬP VỀ MẠCH LOGIC
MỤC TIÊU:
Kiến thức:	-Nắm được cách chuyển đổi các cơ số, đặc biệt là 2/10 và 10/2
	-Biết cách xây dựng bảng chân lý cho các mạch phức hợp.
Kỹ năng:	-Chuyển đổi thành thạo từ hệ 10 sang hệ 2 và ngược lại.
-Xây đựng được và đúng các mạch logic phúc hợp.	
Thái độ:	-Nghiêm túc trong quá trình làm bài.	
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	Tài liệu kỹ thuật số, hệ thống bài tâp và các sơ đồ.
Học sinh:	Bút,vỡ ghi, giấy nháp. Kiến thức về mạch logic
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
Em hãy kể tên các mạch logic cơ bản, vẽ và trình bày mạch logic AND có 5 biến đầu vào.
C.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề bài.
I.Chuyển đổi cơ số:
1.Chuyển đổi từ cơ số 10 sang cơ số 2:
a. 32, 128, 512, 2048.
b. 16, 64, 256, 1024.
2.Chuyển đổi từ cơ số 2 sang cơ số 10:
a. 1011, 1111, 10011, 10111 
b. 1101, 10001, 10101, 11001
II.Thực hiện các phép toán trên cơ số 2:
a. 1011+10111.
b. 1111+10011.
c. 11001-10001.
d. 10101-1101.
III.Xây dựng bảng chân lý cho các mạch logic sau:
D.Dặn dò:
-Kiểm tra bài tập của một số học sinh.
-Về nhà hoàn thành bài tập 3 để củng cố kiến thức.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Chú ý lắng nghe và ghi chép.
-Thực hiện trên giấy nháp.
-Mồi nhóm cử 1 em lên bảng.
-Nhận xét kết quả làm của nhóm bạn.
-Thực hiện trên giấy nháp.
-Mồi nhóm cử 1 em lên bảng.
-Nhận xét kết quả làm của nhóm bạn.
-Thực hiện trên giấy nháp.
-Mồi nhóm cử 1 em lên bảng.
-Nhận xét kết quả làm của nhóm bạn.
a. 10010	b. 100010
c. 100	d. 1000
-Vẽ mạch và xây dựng bảng chân lý
TT
X1
X2
X3
X4
F1
F2
F3
Fx
1
2
3
…
…
14
15
16
-Vẽ mạch và xây dựng bảng chân lý
TT
X1
X2
X3
X4
F1
F2
F3
Fx
1
…
…
16
-Vẽ mạch và xây dựng bảng chân lý
-Kẻ bảng gồm 15 cột và 513 dòng.
-Lắng nghe và thực hiện
DUYỆT
Tiết 61-63	 Ngày soạn: 07/01/2012
MẠCH DAO ĐỘNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:	-Nắm được khái niệm về dao động điện.
	-Nắm được chức năng linh kiện trong các mạch dao động.
 Kỹ năng:	-Vẽ và nắm chắc nguyên lý hoạt động của các mạch dao động.
 Thái độ:	-Thấy được tầm quan trọng của mạch dao động trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong học tập.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:	Tài liệu giảng dạy, sơ đồ nguyên lý các mạch ổn áp.
 Học sinh:	Vỡ ghi- bút
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
Đặt vấn đề: Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, như mạch dao động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh Ti vi màu,  Mạch dao động tạo xung dòng, xung mành trong Ti vi , tạo sóng hình sin cho IC Vi xử lý hoạt động v v...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp tuyến tính?
C.Bài mới: 
I.Công dụng:
 Mạch dao động dùng để tạo dao động nhằm thực hiện một số chức năng trong thiết bị điện tử.
II.Khái niệm về dao động điện:
1.Thí nghiệm:
-Với một mạch điện bao gồm:
+Nguồn điện E.
+Công tắc K gồm 2 vị trí: 1 và 2.
+Tụ điện C.
+Cuộn cảm L.
 Được mắc như hình vẽ.
-Khi K ở vị trí 1 thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
-Khi K ở vị trí 2 thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
2.Kết luận:Hiện tượng phóng điện qua lại giữa C và L được gọi là dao động điện.
III.Một số mạch dao đông:
1.Mạch dao động hình sin:      
 Người ta có thể tạo dao động hình sin từ các linh kiện L - C hoặc từ thạch anh.
a.Sơ đồ:
 R1 định thiên, R2 tải, C2 liên lạc, C1 L1 tạo dao động, L2 hồi ti, R3 ổn định, Q khuếch đại.
b.Hoạt động:
 Mạch dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động LC. Để duy trì sự dao động này thì tín hiệu dao động được đưa vào chân B của Transistor, R1 là trở định thiên cho Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu dao động ra,  cuộn dây đấu từ chân E  Transistor xuống mass có tác dụng lấy hồi tiếp để duy trì dao động. 
 Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào C1 và L1 theo công thức:
f = 
2.Mạch dao động đa hài đố xứng:
a.Sơ đồ:
 -R1R4 tải. 
 -R2R3 định thiên.
 -C1C3 hồi tiếp.
 -Q1,Q2 Phần tử khuếch đại.
b.Hoạt động:
 Khi cấp nguồn Q1 và Q2 cùng dẫn, nhưng do sự mất cân bằng giữa hai Q nên một Q thông một Q tắt.
 Giả sử Q1 thông, Q2 tắt: Q1 thông làm UC1 giảm, C1 phóng hết điện làm áp Ub2 tăng, Q2 chuyển trạng thái từ tắt sang thông, đồng thời C2 được nạp điện làm áp Ub1 giảm, Q1 chuyển trạng thái từ thông sang tắt.
 Q2 thông, Q1 tắt: Q2 thông làm UC2 giảm, C2 phóng hết điện làm áp Ub1 tăng, Q1 chuyển trạng thái từ tắt sang thông, đồng thời C1 được nạp điện làm áp Ub1 giảm, Q1 chuyển trạng thái từ thông sang tắt.
 Trạng thái lặp đi lặp lại và tạo thành dao động, chu kỳ dao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2, R3.
3.Mạch dao động nghẹt(Blocking OSC):
Mạch dao động nghẹt bao gồm:
-Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ cấp 5-6.
-Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.
-Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi ) 
Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua R1 kích cho Q dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2 tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B thông qua R2, C2 làm điện áp chân B giảm  đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ thứ hai => tạo thành dao động.
D.Củng cố:
Nắm được mạch dao động hình sin và mạch dao động đa hài.
E.Dặn dò:
Chuẩn bị vật liệu linh kiện để thực hành lắp mạch dao động đa hài.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
E
C
L
1 2
K
Sơ đồ mạch thí nghiệm
Tụ C được nạp điện với nguồn E
Tụ C phóng điện qua cuộn cảm L và cuộn cảm L phóng điện trở lại tụ điện C
Thạch anh dao động trong Tivi màu, máy tính
Mạch dao động sin dùng biến áp
Mạch dao động sin dùng thạch anh
R1
R2 R3
R4
C2
R6
R5
Q1
Q2
+Ucc
C1
Mạch dao động đa hài đối xứng.
f
U
Dạng đồ thị của dao động đa hài
Mạch dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung (switching)
Hai HS lên bảng trình bày.
Lắng nghe và thực hiện.
DUYỆT
Tiết 64-66	 Ngày soạn:13/01/2012
LẮP MẠCH DAO ĐỘNG ĐA HÀI ĐỐI XỨNG
MỤC TIÊU:
 Kiến thức:	Nắm được sơ đồ nguyên lý của mạch đa hài đối xứng.
 Kỹ năng:	Thành thạo lắp ráp và cân chỉnh mạch.
 Thái độ:	-Thấy được tầm quan trọng của mạch dao động trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong thực hành nghề.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:	Mạch dao động mẫu, sơ đồ nguyên lý mạch ổn áp.
 Học sinh:	Linh kiện, thiết bị lắp ráp.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch dao động đa hài đối xứng?
C.Bài mới: Ghi đề bài
I.Hướng dẫn ban đầu:
1.Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lý hoạt động: R1
R2 R3
R4
C2
Q1
Q2
+9V
C1
2.Thiết kế mạch:
Q1 = Q2 = C828(hặc tương đương)
R1 = R4 = 1K
R2 = R3 = 470K
C1 = C2 = 22 đến 100MF
D1 = D2 = Dioe phát quang
3.Cắt uốn chân linh kiện.
4.Lắp linh kiện và hàn.
-Lắp Transistor và hàn.
-Lắp tụ điện và hàn.
-Lắp điện trở và hàn.
5.Cấp nguồn và kiểm tra:
-Đo điện áp UC trên chân C của Q xem có gì khác thường.
-Thay đổi trị số của R2, R3 và C1, C2 để thay đổi tần số dao động.
-Mắc tải cho mạch tiếp tục kiểm tra điện áp một chiều UDC trên tải.
II.Hướng dẫn thường xuyên:
-Cho học sinh thực hiện theo HDBD.
-Uốn nắn thao động tác và một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị.
-Khi mạch đã dao động, thay R1 và R4 bằng D1 và D2 để thấy được dao động đó.
III.Hướng dẫn kết thúc:
-Kiểm tra sản phẩm của một số học sinh.
-Thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành.
-Về nhà hoàn thành mạch điện để củng cố kiến thức.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Vẽ sơ đồ mạch dao động.
D1
R2 R3
D2
C2
Q1
Q2
+9V
C1
-Vệ sinh và tráng thiếc dây đi mạch.
-Đánh dấu vị trí chân linh kiện trên miếng bìa.
-Chui lổ và chạy dây.
-Chân linh kiện nhô ra khỏi lổ từ 0,2mm đến 0,5 mm
-Thao tác hàn phải dứt khoát.
-Chú ý quan sát và cân chỉnh.
-Sẽ có sự thay đổi điện áp liên tục
-Thực hiện bài theo nhóm.
-Sử dụng mỏ hàn khi đã đủ độ nóng.
-Sử dụng đúng vị trí thang đo đồng hồ
Thực hiện theo sư đồ thứ hai
-Nghe và về nhà thực hiện.
DUYỆT
Tiết 67-69	 Ngày soạn: 29/01/2012
MẠCH KHUẾCH ĐẠI
MỤC TIÊU:
Kiến thức:	-Nắm được khái niệm về khuếch đại.
	-Nắm được chức năng linh kiện trong các mạch khuếch đại.
 Kỹ năng:	-Vẽ và nắm chắc nguyên lý hoạt động của các mạch khuếch đại.
 Thái độ:	-Thấy được vị trí của mạch khuếch đại trong thiết bị điện tử.
	-Tính tự giác chấp hành các nội quy, quy định trong học tập.
CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:	Tài liệu giảng dạy, sơ đồ nguyên lý các mạch khuếch đại.
 Học sinh:	Vỡ ghi- bút
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 Đặt vấn đề: Các chế độ hoạt động của mạch khuếch đại  là phụ thuộc vào chế độ phân cực cho Transistor, tùy theo mục đích sử dụng mà mạch khuếch đại được phân cực để hoạt động ở chế độ A,  chế độ B , chế độ AB hoặc chế độ C
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A.Ổn định lớp:
B.Bài cũ:
 Vẽ và nêu nguyên lý hoạt động của mạch dao động hình sin?
C.Bài mới: 
I.Mạch khuếch đại hoạt động ở chế độ A:
-Là các mạch khuếch đại cần lấy ra tín hiệu hoàn toàn giống với tín hiệu ngõ vào
-Để Transistor hoạ

File đính kèm:

  • docChuong 2(37-75).doc