Giáo án Mỹ thuật lớp 8 theo chương trình giảm tải

(TUAN 22)

Tiết 22

BÀI 22 : TTMT SƠ LƯỢC VỀ MT HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY CUỐI TK XIX-> ĐẦU TK XX

I. Mục tiêu :

 1KT: -HS hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại phương tây

 2KN: -Bước đầu làm quen với trường phái hội họa hiện đại như : trường phái ấn tượng, trường phái dã thú, trường phái lập thể .

II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Một số tranh minh họa ở sgk, tài liệu mĩ thuật hiện đại.

 -Học sinh : Xem trước bài 22 SGK, sưu tầm tài liệu liên quan.

 -Phương pháp : Diễn giảng , trực quan, vấn đáp

III. Tiến trình ;

 -On định lớp (1)

 -Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ học tập (3)

 -Bài dạy (41)

 

doc61 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 8 theo chương trình giảm tải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sĩ (sơn dầu 1980).
	*Phong cách của ông diễn tả giản dị, mạnh mẽ và biểu lộ đầy tình cảm; các sáng tác của ông kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí, và luôn có vị trí nhất định trong nền nghệ thuật cách mạng. Oâng đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vì nhiều đóng góp của ông.
	*Tranh kết nạp Đảng ở ĐBP.
	@HD xem hình SGK.
	-Nội dung tranh vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng, ca ngợi sự hi sinh cao cả của hình tượng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Diễn tả những chiến sĩ bị thương giữa hai trận đánh, được kết nạp Đảng, lí tưởng cao đẹp của người cách mạng.
	-Chất liệu sơn mài đơn giản, với gam màu chủ đạo là nâu đen, nâu vàng nhưng vẫn thể hiện vẻ đẹp lộng lẫy,.
	-Bố cục khúc chiết, diễn tả hình khối chắc khỏe, được đơn giản tới mức cô đọng mà không rơi vào sơ lược, tất cả hòa quyện nhịp nhàng theo sắp xếp hiện đại.
	-Hình tượng được chắt lọc từ tinh thần người chiến sĩ yêu nước chống giặc. 
	*Kết luận : Kết nạp Đảng là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp về diễn tả người và màu sắc.
	HĐ 3 : Giới thiệu hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (12’)
	Câu hỏi thảo luận :
	?Em hãy nêu vài nét về thân thế, sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái ?
	?Oâng có những sáng tác nào ? em hãy phân tích sơ lược bức tranh “phố cổ” ?
	GV củng cố trên cơ sở trả lời của HS
	-Bùi Xuân Phái sinh ngày 01-9-1920 tại Quốc Oai-Hà Tây thuộc gia đình nho học, ông tốt nghiệp trường cao đẳng MT Đông Dương khóa 1941-1945, ông nổi tiếng về chuyên vẽ phố cổ, cảnh đẹp đất nước và các nghệ sĩ chèo.
	-Cách mạng tháng tám 1945 ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội, sau đó lên chiến khu cùng với các văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến.
	-Hòa bình lập lại, ông dạy tại trường cao đẳng MTVN, ông cũng dành nhiều thời gian cho sáng tác và minh họa sách báo, ông được nhiều giải thưởng : Giải thưởng triển lãm MT toàn quốc 1946, 1980; giải thưởng MT Thủ Đô 1969, 1981, 1983, 1984.
	*Các tác phẩm tiêu biểu : Phố Nguyên Bình- sơn dầu, thiếu nữ chải tóc- sơn dầu, phong cảnh sông Đà- sơn dầu, trước giờ biểu diễn- sơn dầu và nhiều tranh về phố cổ Hà Nội.
	-Bùi Xuân Phái luôn trăn trở với nghệ thuật và ông đã vẽ rất nhiều, tạo sắc thái riêng biệt và giàu chất sáng tạo, nhiều người ưa thích và học tập. Oâng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
	*Tranh phố cổ
	@HD xem hình SGK 
	-Nội dung tranh vẽ về đề tài các khu phố cổ ở Hà Nội (ở Hội An)
	-Chất liệu chủ yếu ở các tranh đều sử dụng sơn dầu, các gam màu đơn giản, đằm thắm và sâu lắng
	-Bố cục thường dàn thành hàng ngang với tình cảm khi muốn ngừng, khi lại muốn bộc lộ tất cả cảm xúc của mình, nhìn chung tạo cảm giác không bao giờ chán về hình ảnh Hà Nội cổ kính.
	-Hình ảnh, đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, khu phố vắng lặng nhưng luôn ẩn chứa một sức sống đầy tràn và mãnh liệt.
	GD tư tưởng : Các tác giả luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với quê hương, con người Việt Nam qua tranh vẽ về quê hương, về những con người thầm lặng cống hiến sức mình cho đất nước.
	Liên hệ thực tế : Một phố cổ một hình ảnh quê hương quen thuộc luôn là những bài học cho thế hệ họa sĩ ngày nay tìm về nguồn và tìm về những nét rất riêng của dân tộc Việt Nam.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3’).
	?Em hãy nêu sơ nét về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn và các sáng tác của ông ?Em hãy nêu sơ nét về hoạ sĩ Nguyễn Sáng và các sáng tác của ông?Em hãy nêu sơ nét về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và các sáng tác của ông ?
	HĐ 5 : HD về nhà (1’) -Xem trước bài 12
Trả lời
Ghi tựa
Thảo luận
Trình bày
-Thảo luận trình bày
-Thảo luận trình bày
Trả lời
Ghi tựa bài 11
Tích hợp :Học tập và làm theo đạo đức HCM ( Phân tích Ý nghĩa của giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và tác phẩm kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
1.hoạ sĩ Trần Văn Cẩn 
-Oâng sinh ngày 13-8-1910 tai Kiến An, Hải Phòng, tốt nghiệp trường cao đẳng MT Đông Dương.(SGK)
*Các sáng tác của ông
(SGK).
*Tranh “Tát nước đồng chiêm”
+Nội dung tranh vẽ về đề tài lao động sản xuất.
+Chất liệu sơn mài, nền đậm làm nổi hình, nét, sắc màu của nhân vật và cảnh được kết hợp luật xa gần.
+Bố cục tạo thành một mảng chéo.
+Hình tượng nhiều dáng vẻ khác nhau đã diễn tả động tác, nhịp điệu như múa.
2. Họa sĩ Nguyễn Sáng: 
-Nguyễn Sáng sinh năm 1923 tại Mĩ Tho –Tiền Giang, ông tốt nghiệp trường TC MT Gia Định và học tiếp trường cao đẳng MT Đông Dương (1941-1945).(SGK).
*Các sáng tác của ông (SGK).
*Tranh kết nạp Đảng ở ĐBP.
+Nội dung tranh vẽ về đề tài chiến tranh cách mạng.
+Chất liệu sơn mài đơn giản, với gam màu chủ đạo là nâu đen, nâu vàng.
+Bố cục khúc chiết, diễn tả hình khối chắc khỏe, được đơn giản tới mức cô đọng.
+Hình tượng được chắt lọc từ tinh thần người chiến sĩ yêu nước chống giặc
3.Họa sĩ Bùi Xuân Phái 
+Bùi Xuân Phái sinh ngày 01-9-1920 tại Quốc Oai-Hà Tây thuộc gia đình nho học, ông tốt nghiệp trường cao đẳng MT Đông Dương khóa 1941-1945, ông nổi tiếng về chuyên vẽ phố cổ, cảnh đẹp đất nước và các nghệ sĩ chèo.(SGK).
*Các tác phẩm tiêu biểu
*Tranh phố cổ:
+Nội dung tranh vẽ về đề tài các khu phố cổ ở Hà Nội (ở Hội An).
+Chất liệu chủ yếu ở các tranh đều sử dụng sơn dầu, các gam màu đơn giản, đằm thắm và sâu lắng.
+Bố cục thường dàn thành hàng ngang với tình cảm khi muốn ngừng, khi lại muốn bộc lộ tất cả cảm xúc của mình.
+Hình ảnh, đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, khu phố vắng lặng nhưng luôn ẩn chứa một sức sống đầy tràn và mãnh liệt.
Về nhà:
-Xem trước bài 12
(TUAN 12-13)
Tiết 12-13
Bài 12- 13:VTT
TRÌNH BÀY BÌA SÁCH
I. Mục đích yêu cầu :
	1KT: -HS hiểu ý nghĩa của việc trang trí bìa sách biết cách trang trí bìa sách .
	2KN: -Trang trí một bìa sách theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Một số tranh, minh họa bảng một số bố cục.
	-Học sinh : Dụng cụ vẽ.
	-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
	-Oån định lớp (1’)
	-Kiểm tra kiến thức cũ (4’).
	?Nêu một số thành tựu MTVN giai đoạn 1954-1975
	?Nêu một số tác phẩm của từng loại chất liệu.
	-Kiểm tra dụng cụ vẽ (1’)
	-Kế hoạch bài dạy :
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
	Vào bài (1’) : Một trong những cách thể hiện nội dung, chủ đề của câu truyện, văn, thơ, nhạcTrên bìa các sách thể hiện đó chính là phần trang trí chữ, hình ảnh Khi ta xem có thể hiểu đại ý cuốn sách đó muốn nói điều gì; đó chính là lí do cần trình bày bìa sách. (ghi tựa).
	HĐ 1 : HD quan sát, nhận xét (6’)
	@HD xem hình SGK.
	?Em hãy cho nhận xét hình 1 SGK có những thể loại sách nào?
	?Em hãy nhận xét bìa sách trình bày những gì .
	?Em hãy nhận xét hình ảnh, chữ, nhà xuất bản được sắp xếp như thế nào ?
	?Có những cách trình bày bìa sách nào ? 
	GV củng cố: 
	-Bìa sách có nhiều thể loại : Văn, thơ, nhạc; của người lớn, của thiếu nhi
	-Bìa sách thường có : Tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, hình ảnh minh hoạ
	-Tên sách trình bày dễ đọc, hình ảnh thường lớn (toàn bộ kích thước mặt bìa), hình nổi bật đại ý nội dung sách, tên tác giả và tên nxb nhỏ nhưng phải có, kèm thêm biểu trưng của NXB.
	-Có nhiều cách trình bày : Chỉ có chữ, vừa có chữ vừa có hình
	@HD xem hình minh họa.
	HĐ 2 : HD cách vẽ (7’)
	@Mời đọc SGK II tr.110. HD xem h.2 SGK.
	@câu hỏi thảo luận
	?Theo em trình bày bìa sách thực hiện thế nào?
	GV củng cố 
	-Xác định loại sách định trình bày - phần nội dung
	-Phác bố cục : Mảng hình, chữ. (tìm kiểu chữ và hình phù hợp nội dung).
	-Vẽ màu phù hợp nội dung (vận dụng vẽ màu trong trang trí).
	@Minh họa cho HS.
	HĐ 3 : HD thực hành (20’)
	 -Trang trí bìa sách theo ý thích.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (4’)
	-Chọn một số bài với các thể loại, bố cục khác nhau cho lớp nhận xét, GV củng cố.
	HĐ 5 : HD về nhà (1’)
	-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ
Ghi tựa
Thảo luận trình bày
Thực hành
Ghi 
Ghi tựa bài 12- 13
I.Quan sát nhận xét:
(xemSGK)
II.Cách vẽ :
-Xác định loại sách định trình bày
-Phác bố cục : Mảng hình, chữ. (tìm kiểu chữ và hình phù hợp).
-Vẽ màu phù hợp nội dung (vận dụng vẽ màu trong trang trí).
Thực hành : Trên giấy A 4
Về nhà:
-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
(TUAN 14-15)
Tiết 14-15
BÀI 14- 15 : VT
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (2 tiết)
I. Mục tiêu :
	1KT: -HS biết tìm nội dung và cách vẽ tranh về gia đình.
	2KN: -Vẽ tranh theo ý thích.
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Một số tranh minh họa.
	-Học sinh : Dụng cụ vẽ, tranh sưu tầm.
	-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
	-Oån định lớp. (1’)
	-Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ.(2’)
	-Bài dạy (42’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
	Vào bài (1’) : Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều hình ảnh, hoạt động diễn ra thường xuyên và lập lại chúng ta cùng tìm hiểu để cùng vẽ tranh (ghi tựa).
	HĐ 1 : Tìm, chọn nội dung (4’)
	?Em hãy kể những hoạt động, hình ảnh diễn ra trong gia đình em ?
	GV củng cố 
	-Cảnh sum họp vào ngày lễ, cảnh bà kể chuyện cháu nghe, mẹ giúp em học tập, vui chơi với em, ăn uống, quét dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ..
	@ Cho HS xem minh hoạ.
	HĐ 2 : HD cách vẽ (4’)
	? Em hãy nêu cách vẽ tranh theo đề tài ?
	GV củng cố 
	-Tìm, chọn nội dung đề tài.
	-Phác mảng bố cục : Hình chính, phụ, bố cục cần thể hiện trọng tâm cảnh sinh hoạt gia đìnhï.
	-Vẽ hình : Chú ý vẽ hình người (lớn) làm trọng tâm hoạt động của con người, ngược lại.
	-Vẽ màu : Tuỳ ý sử dụng màu theo cảm xúc, chất liệu màu tuỳ chọn : Màu nước, sáp, chì màu, bút dạTuy nhiên màu sắc cần trong sáng, vẽ màu ở hình chính trước và chú ý đến đậm nhạt, không gian.
	HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành.(28’)
	-Thực hành vẽ tranh đề tài gia đình, nội dung (hình ảnh) tuỳ chọn.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (4’)
	-Chọn một số bài vẽ cho lớp nhận xét, GV củng cố.
	HĐ 5 : HD về nhà (1’)
	-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
Ghi tựa
-Trả lời
-Thảo luận 
Thực hành
Ghi 
Ghi tựa bài 14- 15
I. Tìm chọn nội dung:
Chọn 1 nội dung em yêu thích.
II. Cách vẽ :
-Vận dụng cách vẽ tranh đã học.
Thực hành vẽ tranh theo đề tài trên giấy A 4
Về nhà:
-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
(TUAN 16-17)
Tiết 16-17
BÀI 16- 17 : Vẽ tranh
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
 KT HK (2 tiết)
I. Mục tiêu :
	1KT: -HS biết cách khai thác nội dung đề tài ước mơ của em.
	2KN: -HS vẽ được một bức tranh, vẽ màu hoặc xé dán tranh bằng giấy màu.
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Một số tranh với nhiều chủ đề khác nhau và minh họa số bố cục.
	-Học sinh : Dụng cụ vẽ, tranh sưu tầm.
	-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
	-Oån định lớp.(1’)
	-Nhận xét bài vẽ trước, kiểm tra dụng cụ vẽ.(3’)
	-Bài dạy (41’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
	Vào bài (1’) 
	?Em hiểu thế nào là ước mơ ?
	GV củng cố (ghi tựa)
	HĐ 1 : Tìm, chọn nội dung (5’)
	?Em hãy kể những ước mơ của em là gì ?
	?Những ước mơ của em sẽ những hình ảnh nào
	GV củng cố trên phần trả lời của HS
	-Mỗi người đều có những ước mơ : Trở thành công nhân, bác sĩ, các nhà khoa học, tiến tài, tiến lộc, vinh hoa, phú quý..
	*Như vậy các em chọn một nội dung ưa thích vẽ tranh về ước mơ của em.
	@Cho HS xem trực quan.
	HĐ 2 : HD cách vẽ (5’)
	?Em hãy nêu cách vẽ tranh theo đề tài ?
	GV củng cố 
	-Tìm, chọn nội dung đề tài. (chúng ta đã tìm hiểu qua phần I).
	-Phác mảng bố cục : Hình ảnh chính,phụ.
	-Vẽ hình : Hình ảnh của nhân vật trong tranh tuỳ theo từng chủ đề, làm nổi bật ước mơ.
	-Vẽ màu : Tuỳ không gian, hình ảnh diễn tả màu theo cảm xúc.
	@HD xem trực quan.
	HĐ 3 : Hướng dẫn thực hành. (25’)
	-Vẽ tranh trên giấy A 4, vẽ màu, hoặc xé dán tranh bằng giấy.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3’)
	-Chọn một số bài vẽ cho lớp nhận xét, GV củng cố.
	HĐ 5 : HD về nhà(2’)
- Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ
-Trả lời
Ghi tựa
Thực hành
Ghi
Ghi tựa bài 18- 19
I. Tìm chọn nội dung:
Chọn 1 nội dung ưa thích : Trở thành công nhân, bác sĩ, các nhà khoa học, tiến tài, tiến lộc, vinh hoa, phú quý..
II.Cách vẽ
-Tìm bố cục.
-Tìm và vẽ hình 
-Vẽ màu phù hợp.
-Thực hành : Vẽ tranh hoặc xé dán tranh bằng giấy màu.
Về nhà
- Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ
(TUAN 18-19)
Tiết 18-19
Bài 18- 19 : VTT
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM 
I. Mục tiêu bài học :
	1KT: -HS biết cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
	2KN: -Trang trí mặt nạ theo ý thích
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Một số hình mẫu, hình in trong SGK.
	-Học sinh : Sưu tầm mặt nạ, dụng cụ vẽ.
	-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình :
	-Oån định (1’)
	-Kiểm tra kiến thức cũ, dụïng cụ vẽ (5’)
	?Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn 1954-1975.
	?Nêu vài nét về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
	-Bài dạy (39’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
	Vào bài (1’)
	?Em thấy người ta thường sử dụng mặt nạ trong những việc gì ?
	GV củng cố dẫn vào bài mới : Như vậy ta thấy mặt nạ mang lại cho cuộc sống thêm một phần sinh động lí thú, chúng ta cùng tìm hiểu và tự sáng tạo.(ghi tựa)
	HĐ 1 : HD quan sát nhận xét (6’)
	@Xem hình 1,2,3 SGK Tr 123
	?Có những loại mặt nạ nào ?
	?Mặt nạ thể hiện những tính chất nào ?
	?Mặt nạ có những hình dáng nào?
	?Màu sắc mặt nạ vẽ dựa trên yếu tố nào để trang trí ?
	?Mặt nạ được vẽ như thế nào?
	?Mặt nạ thường được làm bằng gì?
	GV củng cố trên cơ sở trả lời của HS
	+Mặt nạ người hoặc thú.
	+Thể hiện hiền hoặc dữ.
	+Hình dáng vuông, tròn, tam giác
	+Tuỳ vào khuôn mặt, tính cách : Màu nhẹ nhàng với nhân vật thiện; màu tương phản, mạnh mẽ với nhân vật ác, dữ, phản diện
	+Dựa vào loại mặt nạ, đường nét, mảng cần lựa chọn, sắp xếp tuỳ loại mặt nạ (người hoặc thú), tuỳ tính cách (nhân vật hiền, dữ.); tuy nhiên cần sự cân xứng.
	+Mặt nạ thường làm từ nhiều chất liệu : Nhựa, giấy, sọ dừa, kim loại, đất sét..
	@HD HS xem hình.
	Hđ 2 : HD cách tạo dáng và trang trí (7’)
	*Tạo dáng
	?Em thấy cách tạo dáng mặt nạ có giống cách tạo dáng chậu cảnh không ?
	?Chúng có sự giống và khác nhau nào ?
	?Trước khi tạo dáng ta làm gì ?
	GV củng cố trên cơ sở HS trả lời.
	*Trang trí
	?Để trang trí mặt nạ cho nhanh và dễ dàng ta dựa vào đâu ?
	?Đường nét, mảng có cần thiết phải lựa chọn, sắp xếp không ?
	?Dựa vào đâu để vẽ màu cho mặt nạ?
	GV củng cố trên cơ sở HS trả lời.
	@HD HS ghi bài
	+Chọn loại mặt nạ.
	+Tìm hình chung (tuỳ ý).
	+Kẻ trục để hình cân đối.
	+Phác mảng tùy loại mặt nạ
	+Vẽ màu	
	@HD xem minh hoạ.
	HĐ 3 : HD thực hành (20’)
	-Tạo dáng và trang trí 1 mặt nạ tuỳ ý.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3’)
	-Chọn 1 vài bài được hoặc chưa được cho lớp nhận xét, GV củng cố.
	HĐ 5 : HD về nhà (2’)
	-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ
Trả lời
Ghi tựa
(thảo luận)
Trả lời
-Trả lời
Thực hành
Ghi 
Ghi tựa bài 16- 17
I.Quan sát nhận xét
+Mặt nạ người hoặc thú.
+Thể hiện mặt nạ hiền hoặc dữ.
+Hình dáng vuông, tròn, tam giác
+Tuỳ vào khuôn mặt, tính cách vẽ màu.
+ đường nét, mảng cần lựa chọn, sắp xếp tuỳ loại mặt nạ.
+Mặt nạ thường làm từ nhiều chất liệu : Nhựa, giấy, sọ dừa, kim loại, đất sét..
II.Cách tạo dáng và trang trí :
*Tạo dáng :
+Chọn loại mặt nạ.
+Tìm hình chung (tuỳ ý).
+Kẻ trục để hình cân đối.
*Trang trí :
+Phác mảng tùy loại mặt nạ
+Vẽ màu.
Thực hành : Trang trí 1 mặt nạ tuỳ thích trên giấy A 3 (có thể làm 1 mặt nạ rời).
Về nhà :
-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ
(TUAN 20-21)
Tiết 20-21
Bài 20- 21 : VTM
VẼ CHÂN DUNG 
(2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
	1KT: -HS hiểu thế nào là tranh chân dung biết được cách vẽ tranh chân dung.
	2KN: -Vẽ được chân dung bạn hay người thân.
 II. Chuẩn bị :
	-Giaó viên : Một số hình mẫu minh họa.
	-Hoc sinh : Dụng cụ vẽ, tranh sưu tầm.
	-Phương pháp : Trực quan, vấn đáp, luyện tập..
III. Tiến trình :
	-Oån định (1’)
	-Nhận xét bài thi HKI, kiểm tra dụng cụ vẽ (3’)
	-Bài dạy (41’)
Giáo viên
Học sinh
Ghi bảng
	Vào bài (1’) :
	?Em hiểu thế nào là tranh chân dung ?
	GV củng cố (ghi tựa)
	HĐ 1 : HD quan sát nhận xét (6’)
	?Các em thường thấy những hình ảnh chân dung nào ?
	?Để vẽ chân dung ta cần nhận xét gì ?	
	?Tranh chân dung có khác với ảnh chụp chân dung không ? Em thử phân tích.
	GV củng cố
	-Ta thường thấy có chân dung khuôn mặt (chủ yếu diễn tả trạng thái, nét đặc trưng và những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó), bán thân (vẽ khuôn mặt và một phần thân người; cũng diễn tả chủ yếu đặc trưng khuôn mặt và vài nét nhân dạng) hoặc toàn thân (vẽ cả người trong đó ngoài việc chú trọng đến khuôn mặt còn chú ý đến vóc dáng của người đó).
	-Ta cần nắm đặc điểm của hình dáng khuôn mặt, đặc điểm của mắt, mũi, miệng..
	*Aûnh chụp chân dung thể hiện hầu hết các đặc điểm từ hình dáng, tỉ lệ, các chi tiết nhỏ nhất
	*Tranh chân dung chỉ thể hiện những điển hình nhất để người xem có thể cảm nhận đặc trưng nhất.
	HĐ 2 : HD cách vẽ (8’)
	@HD xem hình 1 SGK.
	?Em hãy nhận xét cách vẽ tranh chân dung giống với cách thể hiện tỉ lệ khuôn mặt người không ?	GV củng cố : Cách vẽ chân dung giống cách thể hiện khuôn mặt người.
	*Nhấn mạnh : Ta vận dụng tỉ lệ chung của khuôn mặt người vào bài vẽ chân dung; tuy nhiên mỗi người có các đặc điểm, có nét đặc trưng riêng, tính cách, trạng thái. khác nhau. Do vậy khi vẽ ta cần xác định :
	+Hướng nhìn của người mẫu.
	+Tỉ lệ giữa các bộ phận của người mẫu.
	+Vóc dáng, tư thế, trạng thái thể hiện trên khuôn mặt.
	@HD xem tranh minh họa.
	*Như vậy cách vẽ được tiến hành :
	+Phác hình dạng tổng quát.
	+Tìm tỉ lệ các bộ phận.
	+Vẽ chi tiết.
	@Minh họa cho HS xem
	HĐ 3 : HD thực hành (22’)
	-Mời một HS lên ngồi mẫu, HS còn lại vẽ chân dung khuôn mặt trên khổ giấy A 4.
	HĐ 4 : Đánh giá kết quả (3’)
	-Cho lớp nhận xét một số bài vẽ . GV củng cố.
	HĐ 5 : HD về nhà (1’)
	-Tiết sau tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
Trả lời
Ghi tựa
Thảo luận trình bày
Trả lời
Ghi bài
Thực hành
Ghi 
Ghi tựa bài 20- 21
I.Quan sát nhận xét
-Ta thường thấ

File đính kèm:

  • docGAMT 8 2011 2012 New.doc