Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Tiết 28: Vẽ tranh Đề tài trò chơi dân gian - Năm học 2019-2020

*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung.

Em hiểu trò chơi dân gian là gì?

- Hoạt động nhóm: phát hiện trò chơi dân gian

GV: Mở một đoạn video cho các nhóm phát hiện trong video có những trò chơi dân gian nào.

HS: Quan sát -> Các nhóm trả lời kết quả quan sát.

GV: Nhận xét các câu trả lời các nhóm.

GV: Mở một đoạn bài hát cho HS nghe và phát hiện bài hát liệt kê những trò chơi nào?

HS: các nhóm nêu các trò chơi trong bài hát.

? Môn Mĩ thuật có loại tranh nào thuộc tranh dân gian?

? Môn Âm nhạc có thể loại nhạc nào thuộc thể loại dân gian?

? Môn Văn có thể lạo nào thuộc văn học dân gian?

? Phân biệt trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại hiện nay?

? Ở địa phương em hay tổ chức trò chơi dân gian vào dịp nào? Là những trò chơi gì?

GV: GV trình chiếu cho học sinh xem tranh về trò chơi dan gian.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Tiết 28: Vẽ tranh Đề tài trò chơi dân gian - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 – 5 – 2020
 Ngày dạy: 1/6/2020
Tiết 28. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu văn hóa dân gian thông qua các trò chơi dân gian.
- Vẽ được tranh về đề tài trò chơi dân gian.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vẽ được tranh về đề tài Trò chơi dân gian.
3. Giáo dục: 
- Học sinh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua các trò chơi dân gian ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: 
- Máy chiếu đa năng, bài soạn giáo án điện tử.
- Sưu tầm tranh của các họa sĩ và học sinh về đề tài này.
- Sưu tầm ảnh đẹp về trò chơi dân gian và các hoạt động của con người ở các vùng, miền khác nhau.
2.Học sinh: Đồ dùng học tập: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp trực quan.
- Vấn đáp trực quan
- Gợi mở nêu vấn đề.
- Luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
7’
7’
70’ 
*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung.
Em hiểu trò chơi dân gian là gì?
- Hoạt động nhóm: phát hiện trò chơi dân gian
GV: Mở một đoạn video cho các nhóm phát hiện trong video có những trò chơi dân gian nào.
HS: Quan sát -> Các nhóm trả lời kết quả quan sát.
GV: Nhận xét các câu trả lời các nhóm.
GV: Mở một đoạn bài hát cho HS nghe và phát hiện bài hát liệt kê những trò chơi nào?
HS: các nhóm nêu các trò chơi trong bài hát.
? Môn Mĩ thuật có loại tranh nào thuộc tranh dân gian?
? Môn Âm nhạc có thể loại nhạc nào thuộc thể loại dân gian?
? Môn Văn có thể lạo nào thuộc văn học dân gian?
? Phân biệt trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại hiện nay?
? Ở địa phương em hay tổ chức trò chơi dân gian vào dịp nào? Là những trò chơi gì?
GV: GV trình chiếu cho học sinh xem tranh về trò chơi dan gian.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: Hướng dẫn các bước vẽ lên bảng .
GV: Vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng một số hình dáng của các trò chơi dân gian.
HS: Quan sát.
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh thực hành.
HS: Làm bài.
GV: Hướng dẫn cách vẽ đến từng học sinh.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của con người
- Trò chơi: đá bóng, đá cầu, nhảy dây, bắn bi, trốn tìm.
- Tranh Đông Hồ, Hàng Trống...
- Ca trù, hát chèo, quan họ, cải lương...
- Ca dao, tục ngữ, câu đố, vè...
- Trò chơi dân gian có từ lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác. Trò chơi hiện đại mới xuất hiện như các trò chơi điện tử...
- Lễ hội Sòng Sơn...
- Nhiều đề tài được thể hiện trong tranh dân gian:...
II. Cách vẽ.
 1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
2. Vẽ mảng chính, phụ.
Xác định hình tượng chính phụ cho tranh và vẽ mảng.
3. Vẽ hình.
- Từ những hình tượng đã chọn phác hình lên mảng.
Chú ý: hình tượng phải sinh động thể hiện được nội dung của tranh.
4. Vẽ màu.
- Vẽ theo ý thích hợp với nội dung tranh. 
 III. Thực hành:
Vẽ một bức tranh về đề tài Trò chơi dân gian.
4. Củng cố, dặn dò: (5’)
 - GV: Chọn một vài bài đạt yêu cầu và chưa đạt để củng cố để động viên HS hoàn thành tốt hơn. Nhận xét tiết học.
 - Về nhà hoàn thành tiếp bài tập và nộp bài ở tiết sau.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Duyệt ngày 29 tháng 5 năm 2020
 TỔ TRƯỞNG 
Hồ Thị Hồng

File đính kèm:

  • docDe tai tro choi dan gian_12841618.doc