Giáo án Mỹ thuật Khối 2 - Năm học 2019-2020 - Phạm Minh Anh

I / MỤC TIÊU

- Nhận ra một số vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.

- Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông tròn, tam giác , chữ nhật.

- Giới thiệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

II / CHUẨN BỊ

1/ Đồ dùng

GV

- Tài liệu dạy học Mĩ thuật 2

- Tranh , ảnh chủ đề mùa hè của em HS

- Giấy vẽ, màu vẽ , keo dán, kéo, giã giấy, đĩa CD cũ

 

doc58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Khối 2 - Năm học 2019-2020 - Phạm Minh Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
II / CHUẨN BỊ 
1/ Đồ dùng
GV
- Tài liệu dạy học Mĩ thuật 2
- Tranh , ảnh, bài vẽ, sản phẩm về các con vật
HS
- Sách học Mĩ thuật 2, vở thực hành
- Giấy vẽ , màu vẽ, giấy màu, đất nặn, keo, kéo, ...
2/ Quy trình thực hiện
Vẽ cùng nhau và xây dựng cốt truyện
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 16
+ Tiết 1
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
* KHỞI ĐỘNG 
Thi vẽ nhanh con vật
( GV vẽ hình tròn, bầu dục lên bảng)
- Vào bài – ghi tên chủ đề
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU
- Cho HS quan sát hình 6.1 và TLN
+ Kể tên các con vật trong hình 7.1
+ Mô tả lại những bộ phận chính, đặc điểm hình dáng, màu sắc và hoạt động của con vật đó ?
- Cho HS trả lời thảo luận, GV nhận xét bổ sung
- Tiếp tục cho HS quan sát hình 7.2
+ Em nhận ra những con vật nào trong hình 7.2?
+ Những con vật trong tranh có đặc điểm gì ?
+ Chất liệu để thực hiện trong tranh là gì?
+ Kể tên con vật mà em thích ?
* GV tóm tắt và chuyển phần 2
- Từ hình tròn, bầu dục GV vẽ sẵn trên bảng
- HS tham gia trò chơi vẽ thêm bộ phận, đặc điểm để hoàn thành hình ảnh con vật 
- Nhắc lại tên chủ đề
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm
-Nhận biết và nêu được đặc điểmvề hình dáng, màu sắc của con vật
- HS trả lời thảo luận
- HS quan sát hình 7.2 và trả lời câu hỏi
- Thấy được vẻ đẹp và sự sáng tạo của các bài trong hình 7.2
- HS nghe và ghi nhớ
H. ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
- Minh họa và phân tích cách thực hiện:
* Vẽ con vật:
+ Vẽ con vật cân đối, thể hiện được đặc điểm đặc trưng
+ Vẽ màu con vật theo ý thích
* Xé dán con vật:
+ Xé, ghép, dán thành con vật
* Nặn:
+ Nặn thành con vật
+ Hoặc miết đất nặn trên giấy bìa hoặc bảng con
- Quan sát , lắng nghe và trả lời câu hỏi bổ sung
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- Yêu cầu học sinh hoạt động thực hành cá nhân vẽ con vật vào giấy A4
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài
- Tự chọn vật liệu và hình thức thể hiện và thực hiện cá nhân
+ Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- HS tiếp tục thực hành
* Hết thời gian thực hành cá nhân
- Đánh giá sản phẩm cá nhân: 
Khen ngợi cá nhân làm bài tốt
Động viên HS còn lại
* Dặn dò: Giữ gìn sản phẩm
 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho chủ đề 7 tiết tiếp theo 
- HS tiếp tục thực hành:
- Tự giới thiệu về sản phẩm của mình
- HS nghe và cảm nhận
- Nghe và ghi nhớ thực hiện
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 17
 + Tiết 3
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 ( Tiếp)
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm tạo nên sản phẩm của nhóm
- GV quan sát hướng dẫn HS thực hành
- HS chuẩn bị đồ dùng
- Học sinh hợp tác nhóm..
Từ sản phẩm vẽ và cắt rời vẽ con vật cắt rời của tiết trước hoặc con vật từ giấy màu xé dán
- Các thành viên nhóm kết hợp với nhau sắp xếp, vẽ thêm, cắt, xé dán trên khổ giấy A3 tạo thành tranh sinh động. 
+ Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- HS tiếp tục thực hành
* Hết thời gian thực hành 
- Đánh giá sản phẩm: 
Khen ngợi nhóm tích cực thực hành
Động viên nhóm HS còn lại
* Dặn dò: Bảo quản sản phẩm đã tạo - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học mĩ thuật cho chủ đề 7 tiết tiếp theo
- HS tiếp tục thực hành
- Trưng bày bài tập 
- Cử đại diện nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình
- Nhận xét bài của nhóm bạn
- HS nghe và cảm nhận
Nghe và ghi nhớ thực hiện
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 18
 + Tiết 5
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 ( Tiếp)
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm..
+ Gợi ý HS:
- Em hãy giới thiệu về hình ảnh chất liệu, màu sắc của tác phẩm
- Các con vật trong tranh đang làm gì, ở đâu ?
- Câu chuyện em muốn kể về các con vật trong bức tranh là gì?
- Em muốn kể câu chuyện về các con vật trong tranh bằng hình thức sắm vai hay thuyết trình ? 
- Lớp chuẩn bị đồ dùng
- Học sinh hợp tác nhóm..
Từ sản phẩm của nhóm trên khổ giấy A3 các em thảo luận và xây dựng câu chuyện 
+ Tiết 6
HOẠT ĐỘNG 4 : TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm và kể chuyện con vật từ sản phẩm.
- Gợi ý cho HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau 
- Nhận định kết quả học tập của học sinh
+ Tuyên dương học sinh tích cực
+ Động viên, khuyến khích một số học sinh để các em tham gia hoạt động nhóm hào hứng hơn nữa.
- Trưng bày bài tập 
- Cử đại diện nhóm lên giới thiệu, kể chuyện con vật từ sản phẩm của nhóm mình
- Nhận xét bài của nhóm bạn
- HS nghe và cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 5 : ĐÁNH GIÁ 
- Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên.
- GV đánh dấu tích vào vở của học sinh
- Đánh dấu tích vào vở của mình
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO
- Gợi ý HS tạo hình con vật bằng lá cây khô, củ, quả, đá cuội, giấy báo và các vật liệu tìm được theo ý thích.
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : 
 MÂM QUẢ NGÀY TẾT
- Quan sát tìm hiểu về hình dáng, đặc điểm các loại quả quen thuộc thường thấy trong mâm ngũ quả ngày Tết. 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho bài sau
- Ghi nhớ và vận dụng sáng tạo 
- Nhe và ghi nhớ thực hiện
Phần bổ sung :
.
TUẦN 19 + 20 + 21
 Từ ngày / đến / / 2020
BÀI 8: 
MÂM QUẢ NGÀY TẾT
 ( 6 tiết)
I / MỤC TIÊU
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp và đặc điểm của một số loại quả cây trong tự nhiên.
- Thể hiện được mâm quả ngày Tết bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán giấy màu.
- Giới thiệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
II / CHUẨN BỊ 
1/ Đồ dùng
GV
- Tài liệu dạy học Mĩ thuật 2
- Tranh , ảnh, bài vẽ, sản phẩm về chủ đề: Mâm quả ngày Tết
HS
- Sách học Mĩ thuật 2, vở thực hành Mĩ thuật 2
- Giấy vẽ , màu vẽ, giấy màu, đất nặn, keo, kéo, ...
2/ Quy trình thực hiện
Vẽ cùng nhau và tạo hình ba chiều
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 19
+ Tiết 1
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
* KHỞI ĐỘNG 
Đố quả : Quả gì mà ... ?
- Vào bài – ghi tên chủ đề
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU
- Kể tên quả con từng thấy trong mâm quả ngày Tết ?
- Cho HS hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận hình 8.1 và 8.2 
+ Em thường thấy những loại quả nào trong mâm quả ngày tết ?
+ Em thích những quả nào ?
+ Hình dáng màu sắc của chúng thế nào?
+ Mâm quả trong các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào ?
+ Các loại quả trong mâm quả ở sản phẩm Mĩ thuật được sắp xếp như thế nào ?
- Gọi HS trả lời thảo luận
- GV nhận xét chung , nhấn mạnh những điểm cần lưu ý về mâm quả ngày tết
- Trả lời
- Nhắc lại tên chủ đề
- Kể tên quả
- HS quan sát
- Thảo luận để tìm hiểu về mâm quả
- HS trả lời thảo luận
- HS nghe và ghi nhớ
H. ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
- Minh họa và phân tích cách thực hiện:
* Xé dán tạo hình quả:
+ Vẽ hình dáng chính của quả, vẽ các chi tiết như cuống lá
+ Xé giấy màu dán kín hình
* Cách nặn quả:
+ Chọn màu đất theo ý thích hoặc theo màu quả tự nhiên
+ Nhào bóp đất cho mềm dẻo
+ Nặn hình dáng chính của quả
+ Nặn các chi tiết như cuống lá
+ Gắn các chi tiết cho hoàn chỉnh quả
- Quan sát , lắng nghe và trả lời câu hỏi bổ sung
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
3.1 : Thực hành cá nhân :
- Yêu cầu học sinh hoạt động thực hành cá nhân
- Mỗi bạn tự chọn vật liệu và cách thể hiện khác nhau để tạo các sản phẩm về mâm quả ngày tết như vẽ, xé dán, nặn...
- Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh thực hành
- Tự chọn vật liệu và hình thức thể hiện và thực hiện cá nhân
- Học sinh thực hành cá nhân
+ Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- HS tiếp tục thực hành
* Hết thời gian thực hành cá nhân
- Cho HS giới thiệu về sản phẩm cá nhân 
- Đánh giá sản phẩm cá nhân: 
- Khen ngợi cá nhân làm bài tốt
- Động viên HS còn lại
* Dặn dò: Giữ gìn sản phẩm
 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho chủ đề 7 tiết tiếp theo 
- HS tiếp tục thực hành:
- Tự giới thiệu về sản phẩm của mình
- Nghe và cảm nhận
- Nghe và ghi nhớ thực hiện
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 20
 + Tiết 3
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 ( Tiếp)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức bài học
- GV nhận xét , 
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm để tạo thành mâm quả ngày tết
- HS nhắc lại kiến thức bài
- Học sinh hợp tác nhóm..
Từ sản phẩm của tiết trước 
- Các thành viên nhóm kết hợp với nhau sắp xếp, vẽ thêm, cắt, xé dán, nặn  tạo thành sản phẩm mâm quả theo nhóm cho sinh động. 
+ Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- HS tiếp tục thực hành
* Hết thời gian thực hành 
- Cho các nhóm lên giới thiệu sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm: 
Khen ngợi nhóm tích cực thực hành
Động viên nhóm HS còn lại
* Dặn dò: Bảo quản sản phẩm đã tạo - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học mĩ thuật cho chủ đề 7 tiết tiếp theo
- HS tiếp tục thực hành
- Trưng bày bài tập 
- Cử đại diện nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình
- Nhận xét bài của nhóm bạn
- HS nghe và cảm nhận
- Nghe và ghi nhớ thực hiện
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 21
 + Tiết 5
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 ( Tiếp)
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm..
- Học sinh hợp tác nhóm..
Từ sản phẩm của nhóm thảo luận và xây dựng câu chuyện, lời thuyết trình cho sản phẩm đã hoàn thiện 
+ Tiết 6
HOẠT ĐỘNG 4 : TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm 
- Gợi ý cho HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau 
- Nhận định kết quả học tập của học sinh
+ Tuyên dương học sinh tích cực
+ Động viên, khuyến khích một số học sinh để các em tham gia hoạt động nhóm hào hứng hơn nữa.
- Trưng bày 
- Cử đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình
- Nhận xét bài của nhóm bạn
HOẠT ĐỘNG 5 : ĐÁNH GIÁ 
- Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên.
- GV đánh dấu tích vào vở của học sinh
- Đánh dấu tích vào vở của mình
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO
- Gợi ý HS tạo hình con vật bằng lá cây khô, củ, quả, đá cuội, giấy báo và các vật liệu tìm được theo ý thích.
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : 
 MÀU SẮC THIÊN NHIÊN
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ
- Ghi nhớ và vận dụng sáng tạo 
Phần bổ sung : .
TUẦN 22 + 23
 Từ ngày / đến / / 2020
BÀI 9 :
SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
( 4 tiết)
I / MỤC TIÊU	
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên
- Vẽ được tranh phong cảnh đơn giản
- Giới thiệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
II / CHUẨN BỊ 
1/ Đồ dùng
GV
- Tranh , ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên
HS
- Giấy vẽ, màu vẽ
2/ Quy trình thực hiện
Vẽ cùng nhau
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 22
+ Tiết 1
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
* KHỞI ĐỘNG 
- Bắt điệu cho HS hát
=> Vào bài – ghi tên chủ đề
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU
- Cho HS quan sát hình 9.1 thảo luận để nhận ra màu sắc của cảnh thiên nhiên và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong tranh.
+ Trong ảnh là cảnh đẹp về vùng miền nào ?
+ Em thấy có những hình ảnh nào trong ảnh?
+ Em thích bức ảnh nào nhất, tại sao?
- Tiếp tục cho HS quan sát hình 9.2 TLN theo các câu hỏi :
+ Trong tranh vẽ về cảnh gì?
+ Các hình ảnh trong tranh được sắp xếp như thế nào ?
+ Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ ?
+ Màu sắc trong tranh được tô như thế nào ? Có giống với màu sắc thật ở ngoài thiên nhiên không?
+ Em thích bức tranh nào nhất, tại sao?
- GV tóm tắt chuyển sang phần 2
Đồng ca bài: Em vẽ chiếc lá , em vẽ cánh hoa
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát và thảo luận để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
- HS quan sát tranh và TLN trả lời câu hỏi
- Thấy được cách vẽ và sự kết hợp màu sắc
- HS nghe và ghi nhớ
H. ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
- Nhớ lại hoặc tưởng tượng một cảnh đẹp thiên nhiên.
- Vẽ các hình ảnh chính, phụ
- Vẽ màu theo ý thích
-Quan sát , lắng nghe và trả lời câu hỏi bổ sung
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- Yêu cầu học sinh vẽ cá nhân: Vẽ bức tranh phon cảnh thiên nhiên theo ý thích
- Yêu cầu học sinh vẽ cá nhân: - Vẽ trong sách mĩ thuật 
+ Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- HS tiếp tục thực hành
* Hết thời gian thực hành cá nhân
- Đánh giá sản phẩm cá nhân: 
Khen ngợi cá nhân làm bài tốt
Động viên HS còn lại
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho chủ đề 9 tuần tiếp theo 
- HS tiếp tục thực hành
- Tự giới thiệu về bài của mình
- Nghe
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 23
 + Tiết 3
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
 ( Tiếp)
- Giới thiệu một số bài theo chủ đề này (bài thực hiện theo nhóm).
- Cho HS ngồi theo nhóm
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm..
- Quan sát
- Thảo luận ( chọn nội dung để thực hiện và phân công việc cho các thành viên của nhóm )
- Các thành viên nhóm kết hợp với nhau sắp xếp, vẽ hoặc xé dán tạo thành tranh phong cảnh thiên nhiên trên giấy A3
+ Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm và tiếp tục thực hành tạo sản phẩm
- HS tiếp tục thực hành
HOẠT ĐỘNG 4 : TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Nhận định kết quả học tập của học sinh
+ Tuyên dương học sinh tích cực
+ Động viên, khuyến khích một số học sinh để các em tham gia hoạt động nhóm hào hứng hơn nữa.
- Trưng bày bài tập 
- Cử đại diện nhóm lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình
- Nhận xét bài của nhóm bạn
- GV và HS cùng nhận xét bài của bạn
- HS nghe và cảm nhận
HOẠT ĐỘNG 5 : ĐÁNH GIÁ 
- Hướng dẫn học sinh đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của giáo viên.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS
- Cảm nhận của em qua chủ đề này ?
- Bài học cho bản thân ?
- Đánh dấu tích vào vở của mình
- Nêu cảm nhận của em qua chủ đề ...
- Rút ra bài học cho bản thân.... bảo vệ môi trường
* VẬN DỤNG SÁNG TẠO
- Yêu cầu học sinh dùng chất liệu khác nhau tạo bức tranh thiên nhiên
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
- Vận dụng sáng tạo
- Nghe và ghi nhớ thực hiện
Phần bổ sung : ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 24 + 25
 Từ ngày / đến / / 2020
BÀI 10 :
TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
( 4 tiết)
I / MỤC TIÊU	
- Hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ.
- Bước đầu biết nhận xét, phân tích về tranh dân gian Đông Hồ.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
II / CHUẨN BỊ 
1/ Đồ dùng
GV
- Tài liệu dạy học Mĩ thuật 2
- Tranh dân gian Đông Hồ
- Hình minh họa sản phẩm của HS
HS
- Sách học mĩ thuật 2
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, 
2/ Quy trình thực hiện
Liên kết HS với tác phẩm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 24
+ Tiết 1
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
* KHỞI ĐỘNG 
- Bắt điệu cho HS hát
Dẫn dắt vào nội dung chủ đềHình ảnh con gà, đàn gà rất gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của con người. đã có nhiều bài hát, bức tranh về gà đặc biệt là tranh dân gian Việt Nam.
=> Vào bài: – ghi tên chủ đề
HOẠT ĐỘNG 1 : HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
- Cho HS quan sát hình 10.1 để nhận biết về những bức tranh dân gian Đông Hồ.
- Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian Đông Hồ:
+ Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, do các nghệ nhân sáng tác. Tranh dân gian Đông Hồ thường được treo vào dịp tết Nguyên Đán nên còn được gọi là tranh Tết.
+ Nội dung đề tài của tranh dân gian Đông Hồ thường phản ánh những ước mơ, cuộc sống mộc mạc, giản dị của nhân dân lao động. Hình tượng phổ biến trong tranh Đông Hồ là con người, con vật, cảnh vật gần gũi, thân quen ở vùng nông thôn Bắc Bộ.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Đồng ca bài: Đàn gà con trong sân
- HS nghe 
- Nhắc lại đầu bài
- HS quan sát hình 10.1 Thảo luận để tìm hiểu
- HS nghe
H. ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN XEM TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
- Yêu cầu HS quan sát hai bức tranh dân gian Đông hồ “Đàn gà mẹ con” và “Lợn ăn cây ráy”
=> Nêu câu hỏi gợi mở:
* Tranh “Đàn gà mẹ con”
? Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì?
? Gà mẹ đang làm gì ?
? Các chú gà con đang chạy nhảy ntn?
? Hình ảnh gà mẹ và gà con gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
? Bức tranh “Đàn gà mẹ con” có những màu sắc gì?
* Tranh “Lợn ăn cây ráy”
? Trong tranh có hình ảnh con vật gì?
? Còn có những hình ảnh gì khác trong tranh?
? Hình ảnh con lợn được vẽ như thế nào?
? Có những chi tiết trang trí nào trên mình con lợn ?
? Em nhận ra những màu nào trên bức tranh?
Tóm tắt:
* Tranh “Đàn gà mẹ con”: 
* Tranh “Lợn ăn cây ráy”: 
* Đặc điểm chung của tranh dân gian Đông Hồ:
- Tranh Đông Hồ được làm bằng cách bôi màu vào bản khắc gỗ, mỗi màu một bản sau đó in lên giấy dó.
- Nền tranh là giấy dó (làm bằng vỏ cây dó), được phết lên một lớp điệp óng ánh (bột tán từ một loại vỏ sò).
- Màu của tranh Đông Hồ thường lấy từ chất liệu thiên nhiên.
- Hình khối trong tranh thường đơn giản, nét viền hình chắc khỏe, mạnh mẽ, dứt khoát.
- Quan sát 2 bức tranh “Đàn gà mẹ con” và “Lợn ăn cây ráy”
- HS thảo luận nhóm để tìm hiểu tranh
- HS trả lời các câu hỏi
- HS trả lời các câu hỏi
- HS nghe và ghi nhớ
- HS nghe và ghi nhớ
+ Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TRẢI NGHIỆM, LIÊN KẾT VỚI TÁC PHẨM
3.1. Vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian
- Yêu cầu HS quan sát hình 10.3 để nhận ra cách thực hiện
Hỏi gợi mở:
+ Theo em, bức tranh ở hình 10.4 đã hoàn chỉnh chưa?
+ Em định vẽ những màu gì cho hình ảnh gà mẹ?
+ Những màu gì cho hình ảnh gà con?
+ Em định vẽ màu gì vào nền bức tranh?
=> Nên chọn màu có màu đậm, màu nhạt cho hài hòa và nổi bật hình ảnh chính.
 Không nên đặt những màu giống nhau và cùng sắc độ cạnh nhau.
 Có thể vẽ màu nền hoặc không vẽ màu nền cho bức tranh.
* Hết thời gian thực hành cá nhân
- Đánh giá sản phẩm cá nhân: 
Khen ngợi cá nhân làm bài tốt
Động viên HS còn lại
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho chủ đề 10 tuần tiếp theo 
- HS quan sát hình 10.3 để nhận ra cách thực hiện vẽ màu vào hình vẽ tranh dân gian hình 10.4
- HS trả lời các câu hỏi
- HS nghe
- HS thực hành
( Vẽ màu vào tranh ở hình 10.4 – Sách học MT 2)
- Tự giới thiệu về bài của mình
- Nghe và ghi nhớ thực hiện
Tuần -Tiết
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TUẦN 25
 + Tiết 3
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra đồ dùng 
3 / Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TRẢI NGHIỆM, LIÊN KẾT VỚI TÁC PHẨM
 ( Tiếp)
3.2. Vẽ lại bức tranh dân gian theo cảm nhận riêng
- Gợi ý HS chọn một bức tranh trong hình 10.5, sách học MT2 để vẽ lại và vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS tham khảo cách thực hiện vẽ lại tranh ở hình 10.6
=> Cách vẽ lại tranh dân gian:
+ Quan sát tranh
+ Vẽ hình ảnh cân đối vào trang giấy
+ Vẽ màu có đậm, nhạt.
+ Vẽ lại các nét bằng màu đậm để làm nổi bật hình ảnh.
- HS chuẩn bị đồ dùng
- HS quan sát hình 10.5
- HS tham khảo cách thực hiện vẽ lại tranh ở hình 10.6
- HS chọn một bức tranh trong hình 10.5, sách học MT2 để vẽ lại và vẽ màu theo ý thích.
+ Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN TRẢI NGHIỆM, LIÊN KẾT VỚI TÁC PHẨM
 ( Tiếp)
- Cho HS tiếp tục thực hành
- HS tiếp tục thực hành
HOẠT ĐỘNG 4 : TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm. 
- Nhận định kết quả 

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_khoi_2_nam_hoc_2019_2020_pham_minh_anh.doc