Giáo án Mỹ thuật 9 bài 1: Thưởng thức mỹ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn ( 1802 -1945 )

1. Kiến trúc kinh đô Huế:

 - Đặc điểm: Gắn với thiên nhiên và cảnh quan.

2. Điêu khắc:

 - Điêu khắc gắn liền với kiến trúc.

 - Chất liệu điêu khắc: Đá, đồng và một số chất liệu khác.

 - Gồm: Điêu khắc cung đình và điêu khắc Phật giáo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 9 bài 1: Thưởng thức mỹ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn ( 1802 -1945 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 1 Ngày dạy:
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN
( 1802 -1945 )
 Bài 1:
Thường thức mĩ thuật
1. MỤC TIÊU
 1. 1. Kiến thức: - Hoạt động 1:Học sinh biết được những nét chính về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn
 - Hoạt động 2:Học sinh hiểu được sơ lược về đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn.
 1.2. Kĩ năng: - Hoạt động 2,3:Học sinh trình bày được tổng quát về mĩ thuật thời Nguyễn.
 Học sinh phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức.
 1. 3. Thái độ: - Hoạt động 1,2,3:Học sinh có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; Trân trọng và yêu quý các di tích lịch sử văn hóa của quê hương.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 Học sinh hiểu và trình bày được tổng quát về mĩ thuật thời Nguyễn.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên:Tranh, ảnh về mĩ thuật thời Nguyễn.
 3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Nguyễn.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 9A1 .
 9A2 .
 9A3 .
 9A4 .	
 4. 2. Kiểm tra miệng: 
 - Bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 - Bài mới: Em biết gì về thời Nguyễn? Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào?
 4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 - Giáo viên giới thiệu: Triều Nguyễn là Vương triều cuối cùng ở đất nước ta. Mĩ thuật thời Nguyễn cũng đã phát triển đa dạng và còn để lại nhiều công trình nghệ thuật có giá trị. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các embiết sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn:
r Em hãy nêu vài nét khái về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn?
HS: Sau khi thống nhất, nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô; đề cao Nho giáo; tiến hành cải cách nông nghiệp,.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về mĩ thuật thời Nguyễn:
- Giáo viên cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:
Bài 1:Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI NGUYỄN
( 1802 -1945 )
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử:
 Sau khi thống nhất, nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô; đề cao Nho giáo; tiến hành cải cách nông nghiệp,.
II. Một số thành tựu về mĩ thuật:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
r Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển như thế nào?
HS: Phát triển đa dạng.
r Mĩ thuật thời Nguyễn có những loại hình nghệ thuật nào?
HS: Kiến trúc; Điêu khắc và đồ họa, hội họa.
r Kiến trúc thời Nguyễn chủ yếu xây dựng những công trình gì?
HS: Cung điện, lăng tẩm.
r Tiêu biểu là kiểu kiến trúc gì?
HS: Kiến trúc kinh đô Huế.
r Kiến trúc cung đình thời Nguyễn có đặc điểm gì?
HS: Yếu tố thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng.
r Có một loại hình nghệ thuật thường gắn với kiến trúc, đó là loại hình nghệ thuật nào?
HS: Điêu khắc.
r Các tác phẩm điêu khắc thường được làm bằng chất liệu gì?
HS: Đá, đồng và một số chất liệu khác.
r Ở thời Nguyễn có những loại điêu khắc nào?
HS: Điêu khắc cung đình và điêu khắc Phật giáo.
r Kể tên một số tác phẩm điêu khác thời Nguyễn?
HS: Tượng Hộ Pháp, Tượng Thánh mẫu, Tượng Tuyết Sơn,..
r Thời Nguyễn loại tranh nào phát triển?
HS: Tranh dân gian.
r Bạn nào kể lại cho cô một số dòng tranh dân gian mà các em biết?
HS: Dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, tranh Kim Hoàng và tranh Làng Sình.
r Đồ họa thời kì này đầu thế kỉ XX có gì nổi bật?
HS: Một bộ tranh khắc đồ sộ ra đời “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam”.
r Hội họa thời Nguyễn có sự kiện gì tiêu biểu?
HS: Thành lập Trường Mĩ thuật Đông Dương (1925) (Hà Nội).
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn:
- Mĩ thuật thời Nguyễn phát triển đa dạng.
- Kiến trúc; Điêu khắc và đồ họa, hội họa.
- Kiến trúc thời Nguyễn chủ yếu xây dựng: Cung điện, lăng tẩm.
 1. Kiến trúc kinh đô Huế: 
 - Đặc điểm: Gắn với thiên nhiên và cảnh quan.
2. Điêu khắc:
 - Điêu khắc gắn liền với kiến trúc.
 - Chất liệu điêu khắc: Đá, đồng và một số chất liệu khác.
 - Gồm: Điêu khắc cung đình và điêu khắc Phật giáo.
3. Đồ hoạ, hội họa:
- Tranh dân gian.
 - Bộ tranh khắc “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam”.
 - Thành lập Trường Mĩ thuật Đông Dương (1925) (Hà Nội).
III. Một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 
 r Hãy nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Nguyễn?HS: + Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, gắn với nghệ thuật trang trí và kết cấu tổng thể chặt chẽ.
 + Điêu khắc và đồ họa, hội họa phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu (Pháp).
chặt chẽ.
- Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, gắn với nghệ thuật trang trí và kết cấu tổng thể - Điêu khắc và đồ họa, hội họa phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu (Pháp).
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên đặt một số câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh:
r Kiến trúc thời Nguyễn có những công trình nào tiêu biểu?
r Điêu khắc và đồ họa, hội họa có những tác phẩm tiêu biểu nào?
- Hoàng thành, Tử Cấm Thành,.
- Tranh dân gian, bộ tranh khắc “Bách khoa thư văn hoá vật chất của Việt Nam”.
- Giáo viên bổ sung và kết luận.
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài học này: - Xem lại bài và ghi nhớ một vài đặc điểm chính của mĩ thuật thời Nguyễn . - Sưu tầm thêm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Nguyễn trên sách, báo,
 *Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài sau: “VTM – Tĩnh vật (Lọ,ï hoa và quả) _Vẽ hình” 
 + Sưu tầm tranh tĩnh vật lọ hoa và quả 
 + Mang theo : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, 
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 9 Trường: THCS Lê Lợi 

File đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Nguyen_18021945_20150726_083519.doc
Giáo án liên quan