Giáo án Mỹ thuật 8 - Tuần 3 - Trường THCS Phong Thạnh Tây

- HS xem ảnh chụp về pho tượng và nêu nhận xét của mình về pho tượng.

- HS nêu những pho tượng khác mà mình biết.

- HS tập phân tích giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của pho tượng.

- Quan sát GV hướng dẫn bài

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 - Tuần 3 - Trường THCS Phong Thạnh Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2015
Tiết thứ: 3	Tuần: 3
Tên bài dạy:
BÀI: Thường Thức Mỹ Thuật
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT THỜI LÊ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
Học sinh nắm bắt được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của một số công trình mỹ thuật thời Lê.
	2. Kỹ năng
Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và cảm nhận tác phẩm.
	3. Thái độ
Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lê.
	2. Học sinh
Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III. Các bước lên lớp 
1. Ổn định tổ chức
Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
	2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài tập: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
3. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT thời Lê, để hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm MT giai đoạn này
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về Chùa Keo (Thái Bình)
- HS quan sát ảnh chụp về chùa Keo và nêu những hiểu biết của mình về ngôi chùa này.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
- HS quan sát ảnh chụp về gác chuông chùa Keo và nêu cảm nhận của mình về công trình này.
- Quan sát GV hướng dẫn bài
I/. Kiến trúc.
* Chùa Keo (Thái Bình)
- Được xây dựng từ thời Lý, sau đó được tu sửa lớn vào thế kỷ XVII. Chùa Keo gồm 154 gian (hiện còn 128 gian) được xây dựng theo thứ tự nối tiếp nhau: Tam quan nội, Khu tam bảo thờ Phật, khu điện thờ Thánh và cuối cùng là gác chuông. Các công trình luôn thay đổi độ cao tạo nên nhịp điệu uyển chuyển của các độ gấp mái trong không gian.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc. (Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay – Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)
- HS xem ảnh chụp về pho tượng và nêu nhận xét của mình về pho tượng. 
- HS nêu những pho tượng khác mà mình biết.
- HS tập phân tích giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của pho tượng.
- Quan sát GV hướng dẫn bài
II/. Điêu khắc và chạm khắc trang trí.
1. Điêu khắc
* Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)
- Tượng được tạc vào năm 1656, 
- 2. Hình Rồng trên các bia đá.
- Hình Rồng thời Lê xuất hiện nhiều trên các bia đá, nằm cạnh các họa tiết như: Sóng nước, hoa láRồng thời Lê trông dáng vẻ mạnh mẽ, có phần tái hiện của Rồng thời Lý, Trần. 
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nêu cảm nhận về các công trình mỹ thuật thời Lê, nêu trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị nghệ thuật của dân tộc
- HS nêu cảm nhận và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị nghệ thuật của dân tộc.
Củng cố
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp – Bắc Ninh)
- Tượng được tạc vào năm 1656
Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi SGK. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Trình bày khẩu hiệu”, chuẩn bị một số mẫu chữ đẹp, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
IV/ Rút kinh nghiệm
Giáo viên
Học sinh 
Ký duyệt tuần 3: Ngày://
Tổ trưởng
CAO VĂN ĐẠM

File đính kèm:

  • docTuần 3.doc