Giáo án môn Mỹ thuật 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh

TRANG TRÍ QUẠT GIẤY

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và phương pháp trang trí quạt giấy.

 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết cách chọn họa tiết, màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt. Sắp xếp bố cục hài hòa.

 3. THÁI ĐỘ: HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC, YÊU VẺ ĐẸP CỦA CÁC ĐỒ VẬT TRONG CUỘC SỐNG, PHÁT HUY KHẢ NĂNG SÁNG TẠO VÀ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG.

 

doc75 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Mỹ thuật 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Giao Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà)
*Nhóm 6: Chất liệu dễ kiếm như: Gò kim loại, Tượng bằng thạch cao, xi măng, đồngTiêu biểu như: Nắm đất miền nam 1955 (Phạm Xuân Thi), Tượng Võ Thị Sáu 1956 (Diệp Minh Châu), Vót chông 1968 (Phạm Mười) 
4.Củng cố: 
- GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp. Đồng thời tuyên dương những cá nhân có tinh thần học tập tốt, những nhóm thảo luận tích cực và sôi nổi.
5. Dặn dị: 
- Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK/108. 
- Chuẩn bị và đọc trước bài 14
Tuần 11 
Tiết:11 
 Bài 14: Thường Thức Mỹ Thuật
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975
 Ngày soạn:............................
 Ngày dạy :............................
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và đặc điểm về phong cách sáng tác một số tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ nổi tiếng giai đoạn này.
	2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, phân biệt được đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của những chất liệu trong sáng tác.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. 
 4.Định hướng phát triển năng lực:cảm thụ thẩm mĩ ,tự học
II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy học:
	a. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn 1954-1975.
	b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
 2 Phương pháp dạy học: - Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức: - Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách vẽ bài giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người?
 3. Bài mới: 
 * Giời thiệu bài: - Ở bài 10 các em đã tìm hiểu sơ lược về MT Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Để tìm hiểu kỹ và sâu hơn về thân thế và sự nghiệp của các họa sĩ thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
12p
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Trần Văn Cẩn và tác phẩm “Tát nước đồng chiêm”.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn?
- Em hiểu gì về tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” của họa sĩ Trần Văn Cẩn?
- GV cho HS trình bày ý kiến của mình. 
- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm”.
- Ông sinh năm 1910, mất năm 1994 tại Kiến An - Hải Phòng. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1931-1936. Trong CM tháng 8 và kháng chiến chống Pháp ông tham gia hoạt động trong hội văn hóa cứu quốc, làm việc ở chiến khu Việt Bắc và sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị.
- Bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” được vẽ năm 1958 diễn tả một nhóm gồm 10 người, được chia làm 5 cặp đang tát nước nhịp nhàng như cảnh lễ hội. Người và cảnh vật hòa quyện vào nhau được thể hiện bằng màu sắc mạnh mẽ. Bức tranh ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân lao động.
13p
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Sáng?
- Em hiểu gì về tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng?
- GV cho HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.
- Ông sinh năm 1923, mất năm 1988 tại Tiền Giang. Tốt nghiệp trường trung cấp MT Gia Định sau đó học tiếp CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sôi nổi và sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Tiêu biểu như: Giặc đốt làng tôi, thanh niên thành đồng, thiếu nữ và hoa sen  
- Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” diễn tả cảnh lễ kết nạp Đảng cho các đồng chí bị thương ngay tại chiến hào ngoài mặt trận. Với khối hình đơn giản, chắc khỏe, tác giả sử dụng gam màu nâu vàng diễn tả được khí thế rực lửa của cuộc đấu tranh và nói lên được chất hào hùng và lý tưởng cao đẹp của người Đảng viên.
13p
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh vẽ về phố cổ Hà Nội.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái?
- Em hiểu gì về các bức tranh “Phố cổ Hà Nội” của họa sĩ Bùi Xuân Phái?
- GV cho HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV tóm lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và cho HS ghi bài.
- HS lắng nghe, ghi bài.
III. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với các bức tranh về phố cổ Hà Nội.
- Ông sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Quốc Oai - Hà Tây. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ơng tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực. Sau cách mạng ông tham gia giảng dạy tại trường CĐMT Việt Nam và sáng tác.
- Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được ông say mê khám phá và sáng tạo. Những cảnh phố vắng, những mái tường rêu phong, đường nét xô lệch tạo cho người xem thêm yêu Hà Nội cổ kính. Phố cổ Hà Nội luôn có vị trí xứng đáng trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.
 4.Củng cố. - GV cho HS quan sát tranh của một số họa sĩ và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện của tác phẩm
 5. Dặn dò: - Đọc trước bài mới “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”, sưu tầm mặt nạ, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
Tuần 12+13 
Tiết 12+ 13	 
Bài 11: Vẽ trang trí. 
 TRÌNH BÀY BÌA SÁCH
Ngày soạn :........................
Ngày dạy :..........................
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, mục đích và phương pháp trình bày bìa sách.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp hình mảng, bố trí màu sắc phù hợp với nội dung của sách.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn giá trị của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống hàng ngày. yêu quý và trân trọng sách vở. 
 4.Định hướng phát triển năng lực:tư duy thực hành sáng tạo
II. CHUẨN BỊ: 
 1Đồ dùng học tập:
 a.Giáo viên: Một số mẫu bìa sách, bài vẽ của HS năm trước. 
 b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm bìa sách, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
 2.Phương pháp dạy học:Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ hình
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
-Giáo viên treo tranh minh họa bìa sách yêu cầu học sinh nhận xét về cách vẽ màu(có bài đạt bài chưa đạt)
-Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét
-Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận
-Giáo viên đưa ra chú ý khi trang trí màu:
+Khi trang trí màu chỉ tô 3-5 màu
+Màu sắc của bìa sách phải phù hợp với nội dung,trang nhã rực rỡ
+Khi tô màu cần làm nổi bật hình ảnh chính
-Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm và thực hành
4. Củng cố: 
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình
- HS thực hiện
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. 5. Dặn dò:
 - Học sinh về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong) 
 - Chuẩn bị bài mới
Tuần 14+15 
Tiết 14+15 
Bài 12: 
 Vẽ tranh. 
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH
 ( Kiểm tra tiết 1+2)
Ngày soạn :.............................
Ngày dạy :.............................
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định góc độ vẽ tranh, lựa chọn hình tượng phù hợp với nội dung, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, có tình cảm riêng. 
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu mến gia đình, cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người thân thông qua tranh vẽ 
 4.Định hướng phát triển năng lực:Nl quan sát, khám phá, thực hành ,sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy học:
	a. Giáo viên: Tranh ảnh về các hoạt động trong gia đình, bài vẽ HS năm trước.
	b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
 2. Phương pháp dạy học:
 - Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Mỗi chúng ta ai cũng có một mái ấm gia đình. Đề tài về gia đình là một chủ đề rất hấp dẫn trong mọi loại hình nghệ thuật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo một số tranh vẽ.
- Hướng dẫn học sinh chọn nội dung đề tài và nhắc lại những điều không nên mắc phải khi vẽ tranh đề tài 
- Giáo viên ra đề bài: Vẽ tranh: Đề tài gia đình
- Thu bài.
- Chọn bài đẹp đạt yêu cầu và chưa đạt để nhận xét, củng cố.
- Quan sát.
- Chú ý lắng nghe.	
- Làm bài
- Nộp bài
- Quan sát và nhận xét một số bài vẽ
 4. Củng cố:
 - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. 
 - HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng của mình.
 - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
5. Dặn dò: 
 - Đọc trước bài mới “Tạo dáng và trang trí mặt nạ’’
Tuần 16+17 
Tiết: 16+17 Bài 15: Vẽ Trang Trí . 
(Kiểm tra học kì I)
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ MẶT NẠ
Ngày soạn :............................................
Ngày dạy :.............................................
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo dáng, trang trí mặt nạ cơ bản.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình dáng, sắp xếp hình mảng chặt chẽ, thể hiện đường nét, màu sắc hài hòa phù hợp tính cách của nhân vật.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của trang trí trong đời sống.
 4.Định hướng phát triển năng lực:NL tư duy,thực hành ,sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy học:
	a. Giáo viên: Một số mẫu mặt nạ và bài vẽ của HS năm trước.
	b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm mặt nạ, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
 2.Phương pháp dạy học:
 - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của HS.
	2. Kiểm tra bài cũ: – Nhắc lại cách vẽ bài vẽ trang trí?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS quan sát một số mẫu mặt nạ và yêu cầu HS nêu công dụng của mặt nạ trong cuộc sống.
- Cho HS nêu nhận xét về thể lọai, hình dáng và cách trang trí ở một số mặt nạ khác nhau.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận và nêu những đặc điểm chính của mặt nạ.
- HS lắng nghe ghi bài.
I. Quan sát – nhận xét.
- Mặt nạ thường dùng để trang trí, biểu diễn, múa hát trong các ngày lễ, hội.
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau, có thể là mặt người hoặc thú.
- Mặt nạ thường được cách điệu cao về hình mảng, màu sắc nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thực.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí mặt nạ. 
- Tìm dáng mặt nạ gồm có mấy bước? Là những bước nào?
- HS trả lời, GV nhận xét ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
1. Tạo dáng mặt nạ.
- Chọn loại nặt nạ.
- Tìm hình dáng chung.
- Kẻ chục đối xứng.
2. Tìm mảng hình trang trí.
- Chọn mảng hình trang trí mềm mại, uyển chuyển.
- Chọn mảng hình sắc nhọn,gãy gọn.
3. Vẽ màu.
- Vẽ màu cho phù hợp với nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV theo sát, gợi mở về cách tạo dáng và tìm mảng hình trang trí cho HS.
- Quan sát, động viên HS làm bài tập. Chỉnh sửa lổi bố cục cho bài tập của HS.
- HS tập chung làm bài.
III. Bài tập.
- Tạo dáng và trang trí mặt nạ theo ý thích.
	4. Củng cố
 - GV cho HS dán bài tập của nhóm trên bảng. Yêu cầu các nhóm nhận xét bài tập lẫn nhau.
 - GV góp ý những bài tập chưa hòan chỉnh. Biểu dương những bài tập hoàn thành tốt.
5. Dặn dò: 
- Học sinh về nhà hoàn thành bài
 Tuần: 18
Tiết : 18 
Bài 24: Vẽ tranh. 
ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
Ngày soạn:24/12/2017	
Ngày dạy:25/12/2017
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn góc độ vẽ tranh, sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật, hình thành mơ ước chân chính và trong sáng
 4.Định hướng phát triển năng lực:NL quan sát ,khám phá,thực hành sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng học tập:
	 a. Giáo viên: Tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước.
	 b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
 2.Phương phá dạy học:
 - Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 	1. Ổn định tổ chức: - Giáo viên kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: -Không
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hành.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục vẽ bài ở tiết 1
HS: Tiếp tục hoàn thành bài tại lớp.
GV: Hướng dẫn và điều chỉnh bài vẽ của từng HS.
GV: Yêu cầu HS vẽ màu phải có đậm nhạt và màu sắc phải tươi sáng rực rở phù hợp với đề tài ước mơ của em
HS: Hoàn thành bài vẽ theo đúng yêu cầu.
*HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập.
GV: Treo một số bài có bố cục hợp lý, không hợp lý và yêu cầu HS nhận xét, xếp loại.
HS: Nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng của mình.
GV: Bổ sung ý kiến của HS và xếp loại.
III.Thực hành(tt):
Vẽ tranh về đề tài ước mơ của em
4. Củng cố: 
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
5. Dặn dò:
* Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
Ký duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Giao thịnh: ngày .... tháng.... năm....
Tuần 21 
Tiết: 21 
Bài 18: Vẽ theo mẫu
VẼ CHÂN DUNG
Tiết 1 vẽ hình
Ngày dạy:
Ngày soạn :.
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và con người trong tranh.
 4.Định hướng phát triển năng lực:NL thực hành sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy học
	a. Giáo viên: Tranh chân dung và bài vẽ của HS năm trước.
	b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh chân dung, chì, tẩy, vở bài tập, màu sắc
 2.Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức:- GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của HS. 
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại cách vẽ bài vẽ theo mẫu?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tranh chân dung là tranh vẽ miêu tả đặc điểm của con người. Mỗi con người đều có những đặc điểm riêng, vậy thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS xem một số ảnh chụp và tranh vẽ về chân dung và yêu cầu HS nhận xét về hai thể loại chân dung trên.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng.
- HS lắng nghe ghi bài.
- GV phân tích làm nổi bật những đặc điểm chính của tranh chân dung và nhắc lại tỉ lệ khuơn mặt người.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
I. Quan sát – nhận xét.
- Tranh chân dung là tranh vẽ về một người nào đó. Có thể vẽ khuôn mặt, vẽ nửa người hoặc vẽ toàn thân.
- Tranh chân dung thường tập trung miêu tả đặc điểm riêng và trạng thái tình cảm của nhân vật.
7p
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ chân dung. 
- Nêu cách vẽ phác hình khuôn mặt?
- Nêu cách tìm tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt?
- Khi vẽ chi tiết ta cần chú ý điều gì?
 HS trả lời – GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Cách vẽ chân dung.
1. Vẽ phác hình khuôn mặt.
- Ước lượng tỉ lệ chiều dài và rộng khuôn mặt để vẽ dáng chung.
- Phác trục thẳng từ đỉnh đầu xuống cằm thể hiện (dọc sống mũi)
- Vẽ các trục ngang thể hiện (mắt, mũi, miệng)
2. Tìm tỷ lệ các bộ phận.
=> Chia theo bài 13 – chú ý:
- Tất cả nhìn thẳng khi khuôn mặt nhìn thẳng.
- Tất cả nét cong lên khi khuôn mặt nhìn lên 
3. Vẽ chi tiết.
- Dựa vào tỉ lệ đã chia cố gắng diễn tả được đặc điểm, tình cảm của nhân vật.
26p
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho 4 HS lên bảng làm mẫu vẽ. Các HS cịn lại tập chung làm bài vẽ chân dung bạn.
- GV quan sát, động viên HS làm bài. Yêu cầu HS làm bài theo đúng phương pháp.
- HS tập chung làm bài. 
III. Bài tập.
- Quan sát và tập phác thảo tỷ lệ chân dung bạn bè trong lớp.
4. Đánh giá kết quả học tập.
 - GV cho HS nêu nhận xét về một số bài vẽ của các bạn.
 - GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh và biểu dương những bài vẽ đẹp.
5. Dặn dò: - Học sinh về nhà quan sát và tập vẽ chân dung người thân.
 - Về nhà đọc trước bài “Vẽ chân dung bạn”, sưu tầm tranh chân dung, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
Tuần: 22 
Tiết: 22 
Bài 19: Vẽ theo mẫu. 
 VẼ CHÂN DUNG BẠN
 	Tiết 2 vẽ màu
Ngày soạn :.
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của khuôn mặt bạn bè và củng cố lại kiến thức vẽ tranh chân dung.
	2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt nhanh đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ sinh động, có tình cảm, bố trí hình tượng, hình nền hợp lý.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và vẻ đẹp của con người trong tranh chân dung. Yêu bạn bè, trường lớp.
 4.Định hướng phát triển năng lực:NL thực hành sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ:
 1.Đồ dùng dạy học
	a. Giáo viên: Tranh chân dung và bài vẽ của HS năm trước.
	b. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh chân dung, chì, tẩy, vở bài tập, màu sắc
 2.Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Ổn định tổ chức:- Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của HS.
	2. Kiểm tra bài cũ: – Nhắc lại cách vẽ tranh chân dung?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: - Tiết học trước các em đã được tìm hiểu phương pháp vẽ tranh chân dung. Để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng diễn tả đặc điểm con người mà nhất là những người bạn thân thương của mình, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ chân dung bạn”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV sắp xếp chỗ ngồi của HS thuận tiện cho việc vẽ chân dung lẫn nhau.
- Cho HS quan sát khuôn mặt lẫn nhau và nêu nhận xét về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt.
- GV cho HS xem một số tranh chân dung và bài vẽ của HS năm trước để các em cảm nhận được vẻ đẹp của tranh chân dung. 
- Cho HS phát biểu cảm nhận của mình.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Quan sát – nhận xét.
- Nhận xét kỹ khuôn mặt về: Hình dáng, đặc điểm, khoảng cách các bộ phận, màu sắc và tình cảm trên khuôn mặt.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. 
- GV cho HS nhắc lại phương pháp vẽ tranh chân dung.
- GV cho HS xem bảng các bước tiến hành vẽ tranh chân dung và nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp.
- GV phân tích một số tranh chân dung về phong cách sáng tạo và cách sử dụng màu sắc, hình nền trong tranh chân dung.
- HS quan sát, lắng nghe, ghi bài.
II. Cách vẽ: 
(Thực hiện như hướng dẫn ở bài trước)
1. Vẽ phác hình khuôn mặt.
2. Tìm tỷ lệ các bộ phận.
3. Vẽ chi tiết.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nêu yêu cầu bài tập. Nhắc nhở HS quan sát kỹ để nhận ra đặc điểm riêng của từng người và tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt.
- GV quan sát và điều chỉnh cho HS vẽ đường trục khuôn mặt cho chính xác, chỉnh sửa bố cục bài vẽ của HS.
- HS tập chung làm bài.
III. Bài tập.
- Vẽ chân dung bạn trong lớp.
4. Củng cố:
- GV cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài tập theo cảm nhận riêng.
- HS thực hiện.
- GV nhận xét, chốt ý chính và góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh và biểu dương
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
5. Dặn dò:
- Học sinh về

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_my_thuat_8_nam_hoc_2018_2019_truong_thcs_giao_th.doc
Giáo án liên quan