Giáo án Mỹ thuật 8 - Trần Thị Tình - Tiết 19-22

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được các bước vẽ tranh đề tài và vẽ được tranh về đề tài ước mơ

- học sinh biết cách sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài.

- Học sinh yêu thích môn học và yêu thích cuộc sống xung quanh.

 

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Chuẩn bị nội dung bài học trong Sgk

- Các bước vẽ tranh đề tài ước mơ

- Tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước.

 2. Học sinh:

- Nghiên cứu tiếp nội dung bài học trong Sgk

- Chuẩn bị phác thảo chì về đề tài ước mơ của em

- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ước mơ

- Chuẩn bị chì, tẩy, màu nước, dụng cụ để vẽ màu.

 3. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra các phác thảo chì của học sinh

3. Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 - Trần Thị Tình - Tiết 19-22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ááááááHäc kú II áááááá
TiÕt 19 - Bµi 18 Ngµy so¹n: 04/01/2014
 Vẽ theo mẫu Ngµy d¹y: 09/01/2014	
VÏ ch©n dung (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu vẽ và các bước vẽ tranh chân dung.
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của đối tượng, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa.
- Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của con người và con người trong tranh.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Nội dung bài học trong sgk
- Tranh vẽ mẫu và học sinh năm trước.
- Mẫu vẽ ( vẽ học sinh trong lớp)
	2. Học sinh: 
- Nội dung bài học
- Sưu tầm tranh chân dung
- Dụng cụ vẽ chì, tẩy, giấy A4,....
 3. Phương pháp:
Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định : GV kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của HS. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho một học sinh ngồi làm mẫu và yêu cầu cả lớp quan sát
? Chỉ ra đặc điểm chính của bạn
? Nhận xét về hướng mặt theo vị trí ngồi.
? Tỷ lệ khuôn mặt như thế nào
? Trạng thái tình cảm trên khuôn mặt thể hiện như thế nào
Gv hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vẽ chi tiết
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ chân dung. 
? Nhắc lại các bước vẽ chân dung
I. Quan sát – nhận xét.
- Đặc điểm của mẫu:
+ Hình dạng khuôn mặt
+ Mắt to hay nhỏ
+ Mũi cao hay thấp
+ Miệng rộng hay hẹp,...
- Trạng thái trên khuôn mặt
- Tỷ lệ các bộ phận trên khuôn mặt
II. Cách vẽ chân dung.
1. Vẽ phác hình khuôn mặt.
- Ước lượng tỉ lệ chiều dài và rộng khuôn mặt để vẽ dáng chung.
- Phác trục thẳng từ đỉnh đầu xuống cằm thể hiện (dọc sống mũi)
- Vẽ các trục ngang thể hiện (mắt, mũi, miệng…)
2. Tìm tỷ lệ các bộ phận.
=> Chia theo bài 13 – chú ý:
- Tất cả nhìn thẳng khi khuôn mặt nhìn thẳng.
- Tất cả nét cong lên khi khuôn mặt nhìn lên 
3. Vẽ chi tiết.
- Dựa vào tỉ lệ đã chia cố gắng diễn tả được đặc điểm, tình cảm của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS thực hành.
Hs quan sát và vẽ chân dung bạn trong lớp
Gv hướng dẫn học sinh vẽ bài theo các bước vẽ
Gv hướng dẫn cụ thể cho những học sinh còn yếu về phần dựng hình và tìm tỉ lệ các bộ phận 
III. Thực hành.
 Quan sát và vẽ chân dung bạn trong lớp
Chú ý diễn tả đặc điểm riêng, diễn tả trạng thái tình cảm trên khuôn mặt
4. Đánh giá kết quả học tập
 - GV treo một số bài vẽ và cho HS nhận xét về:
+ Bài vẽ đã giống mẫu hay chưa?
+ Tỉ lệ các bộ phận khuôn mặt như thế nào?
+ Trạng thái tình cảm bạn thể hiện ra sao?
 - GV nhận xét, góp ý những bài vẽ chưa hoàn chỉnh và biểu dương những bài vẽ đẹp.
5. Dặn dò: 
- Học sinh về nhà quan sát và tập vẽ chân dung người thân.
- Sưu tầm tranh chân dung của các họa sĩ vẽ
- Về nhà đọc trước bài mới: Đề tài ước mơ của em. 
- Tìm hiểu các nội dung trong đề tài
- Vẽ phác thảo bằng chì thể hiện ước mơ của em
- Chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4.
KiÕn thøc träng t©m trong bµi
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 06 th¸ng 01 n¨m 2014
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc
TiÕt 20 - Bµi 24 Ngµy so¹n: 11/01/2014
 Vẽ tranh Ngµy d¹y: 16/01/2014
§Ò tµi ­íc m¬ cña em (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề tài này.
- Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn góc độ vẽ tranh, sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài.
- Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật, hình thành mơ ước chân chính và trong sáng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị nội dung bài học trong Sgk
- Tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước.
	2. Học sinh: 
- Đọc trước bài trong Sgk
- Chuẩn bị phác thảo chì về đề tài ước mơ của em
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ước mơ
- Chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4.
 3. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 	1. Ổn định 
	2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhắc lại các bước vẽ chân dung
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Con người ai cũng có hoài bão, ai cũng có ước mơ. Tuy ước mơ cao xa hay giản dị cũng đều mơ ước về những điều tốt đẹp cho cá nhân hoặc cộng đồng. Để giúp các em hiện thực hóa ước mơ của mình thông qua hình vẽ. Hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ tranh đề tài: Ước mơ của em”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS nêu những mơ ước của mình?
- GV cho HS quan sát tranh mẫu của họa sĩ và của HS năm trước. Yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Ước mơ là khát vọng của mọi người. Ta có thể vẽ được nhiều tranh về đề tài này như: Ước mơ mọi người sống vui vẻ, hạnh phúc, chọn được nghề nghiệp theo ý thích, được du lịch, khám phá đại dương, vũ trụ, ước muốn thế giới hòa bình …
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. 
- Em hãy nêu các bước vẽ tranh về đề tài ước mơ của em? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Cách vẽ.
* Gồm 4 bước:
- Tìm và chọn nội dung mà em cĩ ấn tượng sâu sắc nhất.
- Sắp xếp bố cục (phân chia mảng chính, mảng phụ).
- Vẽ hình chính trước, hình phụ sau.
- Vẽ màu cho phù hợp với nội dung
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng.
- HS tập chung làm bài.
III. Bài tập.
Vẽ tranh – đề tài: Ước mơ của em.
4. Củng cố: 
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
5. Dặn dò:
- Về nhà vẽ thêm các ước mơ của mình
- Chuẩn bị màu vẽ để tiết sau hoàn thiện bài đề taoif ước mơ của em
KiÕn thøc träng t©m trong bµi
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 13 th¸ng 01 n¨m 2014
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc
TiÕt 21 - Bµi 24 Ngµy so¹n: 17/01/2014
 Vẽ tranh Ngµy d¹y: 23/01/2014
§Ò tµi ­íc m¬ cña em (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được các bước vẽ tranh đề tài và vẽ được tranh về đề tài ước mơ
- học sinh biết cách sắp xếp bố cục chặt chẽ, thể hiện hình tượng, màu sắc sống động, phù hợp với nội dung đề tài.
- Học sinh yêu thích môn học và yêu thích cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị nội dung bài học trong Sgk
- Các bước vẽ tranh đề tài ước mơ
- Tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước.
	2. Học sinh: 
- Nghiên cứu tiếp nội dung bài học trong Sgk
- Chuẩn bị phác thảo chì về đề tài ước mơ của em
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài ước mơ
- Chuẩn bị chì, tẩy, màu nước, dụng cụ để vẽ màu.
 3. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Ổn định 
	2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra các phác thảo chì của học sinh
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS nhắc lại các nội dung trong đề tài ước mơ
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
Nội dung: Ước mơ mọi người sống vui vẻ, hạnh phúc, chọn được nghề nghiệp theo ý thích, được du lịch, khám phá đại dương, vũ trụ, ước muốn thế giới hòa bình …
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. 
- Em hãy nêu các bước vẽ tranh về đề tài ước mơ của em? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- Giáo viên minh họa các bước cụ thể lên bảng để học sinh nắm lại các bước vẽ tranh đề tài.
- HS chú ý lên bảng và ghi nhớ các bước vẽ
II. Cách vẽ.
* Gồm 4 bước:
- Tìm và chọn nội dung mà em cĩ ấn tượng sâu sắc nhất.
- Sắp xếp bố cục (phân chia mảng chính, mảng phụ).
- Vẽ hình chính trước, hình phụ sau.
- Vẽ màu cho phù hợp với nội dung
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh đưa phác thảo chì đã chuẩn bị để chỉnh sửa và vẽ màu 
- Giáo viên luôn nhắc nhở HS vẽ bài theo đúng các bước đã hướng dẫn.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng.
- HS tập trung làm bài.
- Gv luôn nhắc học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, không để giây màu ra bàn hoạc bài vẽ, áo quần,....
III. Thực hành
Hoàn thiện bài vẽ bằng màu nước
4. Củng cố: 
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
+ Bài vẽ có bố cục như thế nào?
+ Đường nét tring tranh được thể hiện như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về cách thể hiện màu sắc?
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
5. Dặn dò:
- Về nhà vẽ thêm các ước mơ của mình 
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài mới: Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Tìm hiểu về các trường phái mỹ thuật phương Tây.
KiÕn thøc träng t©m trong bµi
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 20 th¸ng 01 n¨m 2014
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc
TiÕt 22- Bµi 20 Ngµy so¹n: 01/02/2014
Thường thức mỹ thuật Ngµy d¹y: 06/02/2014
S¬ l­îc vÒ mü thuËt hiÖn ®¹i ph­¬ng T©y cuèi thÕ kû XIX ®Çu thÕ kû XX
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm bắt được vài nét về bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời ra đời, đặc điểm và sự phát triển của một số trường phái hội họa trên thế giới.
- Học sinh phân biệt được các tác phẩm hội họa thuộc các trường phái khác nhau. Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm mỹ thuật.
- Học sinh yêu thích môn học, bước đầu hình thành thị hiếu thẩm mỹ, yêu nghệ thuật hội họa, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Ngiên cứu nội dung bài học trong Sgk
- Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thuộc các trường phái hội họa.
	2. Học sinh: 
- Đọc trước bài
- Sưu tầm tranh ảnh mỹ thuật thuộc các trường phái hội họa .
 3. Phương pháp
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, phân tích tranh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 	1. Ổn định: - Giáo viên kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: Vẽ tranh- Đề tài ước mơ của em.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về bối cảnh xã hội.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử đã học.
- GV điểm qua những sự kiện chính diễn ra trong thời gian này.
- GV nhấn mạnh những sự kiện chính trị ảnh hưởng đến sự phát triển của các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Đây là giai đoạn diễn ra nhiều sự kiện lớn như: Công xã Pari được thành lập (1871), Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918), Cách mạng tháng 10 Nga (1917)... Đây cũng là giai đoạn khởi đầu của các trào lưu mỹ thuật hiện đại.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về một số trường phái MT. 
* GV yêu cầu hoạt động nhĩm: Mỗi tổ là 1 nhóm.
 Tổ 1: Trường phái Ấn Tượng.
 Tổ 1: Trường phái Dã Thú.
 Tổ 1: Trường phái Lập Thể.
 Tổ 4: Rút ra đặc điểm chung và riêng cho các trường phái.
- Tổ 1, 2, 3 tìm hiểu về: Đặc điểm, lí do ra đời, kể tên các họa sĩ tiêu biểu…
(Thời gian thảo luận là 5 phút)
- HS thảo luận và cử đại diện lên trả lời câu hỏi.
- GV cho HS các tổ cịn lại nhận xét, bổ xung và nhận xét chốt ý và ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài
II. Một số trường phái mỹ thuật.
1. Trường phái hội họa Ấn Tượng.(Tổ 1)
- Ra đời năm 1874 tại Pháp. Do 1 nhĩm họa sĩ trẻ ở Pa ri tỏ ra khơng chấp nhận lối vẽ “khuơn vàng thước ngọc” của lớp họa sĩ đi trước. Họ rất chú trọng đến ánh sáng & màu sắc nên họ vẽ cảnh ngồi trời thay cho việc đặt mẫu trong phịng và thêm hậu cảnh. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Ấn tượng mặt trời mọc (Mônê), Bữa ăn trên cỏ (Manê), Người Pari (Rơnoa)…
- Một số họa sĩ sau này như: Xơra, Xinhắc (Tân Ấn Tượng), Xêdan, Gôganh, Vangốc (Hậu Ấn Tượng) muốn vượt qua giới hạn của hội họa Ấn Tượng để tìm tòi, khám phá mới và có được những dấu ấn riêng biệt.
- Tác phẩm tiêu biểu: Sân khấu (Xơra), phòng ăn (Xinhắc), chân dung tự họa (Xêdan), hoa hướng dương (VanGốc), con ngựa trắng (Gôganh) …
2. Trường phái hội họa Dã Thú.(Tổ 2)
- Tại 1 phịng triển lãm ở Pa ri, trước 1 phịng tranh rực rỡ cĩ 1 bức tượng đồng nhỏ được tạc theo phong cách nuột nà. Một nhà phê bình nĩi đùa “Đây là bức tượng nằm trong chuồng dã thú” và cái tên dã thú đã được đặt cho trường phái này.
- Các họa sĩ theo trường phái này đã bỏ cách vẽ vờn khối, vờn sáng tối trong tranh, họ quan tâm đến những mảng màu nguyên sắc, gay gắt cùng những đường viền mạnh bạo, dứt khoát. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Cá đỏ (Matítxơ), Bến phà Phêcum (Máckê), thuyền buồm ở Đôvin (Đuyphi)…
3. Trường phái hội họa Lập Thể.(Tổ 3)
- Ra đời năm 1907 tại Pháp. Các họa sĩ theo trường phái như: Picátxô, Brắc_cơ…
- Họ đi tìm cách diễn tả mới không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả, họ tập trung phân tích, giản lược hóa hình ảnh bằng những hình kỷ hà, khối lập phương...
 - Tác phẩm tiêu biểu: Những cô gái ở Avinhông (Picátxô), Người đàn bà và cây đàn ghita (Brắc_cơ)…
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm chung của các trường phái hội họa trên.
- GV cho HS nêu tóm tắt về đặc điểm của từng trường phái hội họa. Qua đó rút ra những điểm giống nhau về phong cách sáng tác và cách thể hiện chất liệu.
- HS thực hiện, GV nhận xét chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
III. Đặc điểm chung của các trường phái hội họa trên. (Tổ 4)
- Các họa sĩ trẻ không chấp nhận lối vẽ kinh điển. Họ luôn tìm tòi, khám phá và cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều phong cách và trường phái khác nhau.
4. Củng cố: 
- GV đặt một số câu hỏi để củng cố bài học:
+ Kể tên các họa sĩ tiêu biểu trong các trường phái hội họa phương Tây
+ Phong cách nghệ thuật của các trường phái mỹ thuật khác nhau ở điểm nào?
- Gv nhận xét và tóm lại đặc điểm của các trường phái mỹ thuật.
5. Dặn dò: 
- HS về nhà xem lại toàn bộ nội dung bìa học
- Đọc trước nội dung bài mới: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng
- Nghiên cứu và tập phân tích các tác phẩm thuộc trường phái hội họa Ấn tượng
- Sưu tầm tranh ảnh mỹ thuật thuộc trường phái hội họa Ấn tượng 
- Sưu tấm thêm các tư liệu liên quan đến nội dung bài.
KiÕn thøc träng t©m trong bµi
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 06 th¸ng 02 n¨m 2014
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc

File đính kèm:

  • doc18.doc
Giáo án liên quan