Giáo án Mỹ thuật 8 học kì 2
Bài: 27 – Vẽ theo mẫu.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm về vóc dáng con người và tỷ lệ cơ thể con người.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định tỷ lệ cơ thể người theo từng lứa tuổi và giới tính khác nhau, thể hiện chính xác vẻ đẹp cân đối của cơ thể người.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp thiên phú của cơ thể người. Thêm yêu mến đồng loại.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh toàn thân về cơ thể người (trẻ em, đàn ông, phụ nữ), hình gợi ý cách vẽ cơ thể người.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, vở bài tập.
ùi thiệu bài: Tranh cổ động là loại hình nghệ thuật rất quen thuộc trong cuộc sống. Nó có tác dụng rất thiết thực trong việc cổ động, động viên người dân thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh cổ động, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTT: Tranh cổ động”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem một số tranh cổ động và yêu cầu HS nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa tranh cổ động và các loại tranh khác. - GV cho HS thảo luận tìm ra đặc điểm của tranh cổ động. - Cho HS nêu kết quả và nhận xét một số chủ đề trong tranh cổ động. - GV cho HS quan sát tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước. Yêu cầu HS nhận xét cách sắp xếp hình mảng, màu sắc và chữ trong tranh mẫu. - HS xem một số tranh cổ động và nhận xét sự giống nhau, khác nhau giữa tranh cổ động và các loại tranh khác. - HS thảo luận tìm ra đặc điểm của tranh cổ động. - HS nêu kết quả và nhận xét một số chủ đề trong tranh cổ động. - HS quan sát tranh và nhận xét cách sắp xếp hình mảng, màu sắc và chữ trong tranh mẫu. I/. Quan sát – nhận xét. 1. Tranh cổ động là gì? - Tranh cổ động là loại tranh dùng để cổ động, tuyên truyền đường lối, chính sách của nhà nước , các hoạt động xã hội, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và thường được treo nơi công cộng nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người. 2. Đặc điểm của tranh cổ động. - Tranh cổ động thường có hình ảnh minh họa và chữ kèm theo. Bố cục thường là những mảng hình lớn, tập trung, dễ nhìn. Hình vẽ, màu sắc mang tính khái quát và tượng trưng cao. Chữ thường ngắn gọn, dễ thấy. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ. + Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung. - GV cho HS xem tranh minh họa và phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài. + Hướng dẫn HS vẽ mảng hình, mảng chữ. - Cho HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh. - GV vẽ minh họa, phân tích việc chọn hình mảng cần rõ ràng, chắc khỏe, tránh vụn vặt. + Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ hình. - Cho HS nhận xét về kiểu chữ và cách thể hiện đường nét trong tranh. - HS xem tranh minh họa và quan sát GV phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài. - Quan sát GV hướng dẫn bài và nêu nhận xét về cách chọn hình tượng cho nội dung vẽ tranh của GV. - HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh. - Quan sát GV vẽ minh họa. - Quan sát GV vẽ minh họa. - HS nhận xét về màu sắc trong tranh minh họa. II/. Cách vẽ tranh cổ động. 1. Tìm hiểu nội dung. 2. Vẽ mảng hình, mảng chữ. 3. Vẽ chữ, vẽ hình. 4. Vẽ màu. 4. Củng cố: HS nêu sơ lược cách vẽ 5/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn chỉnh bài. + Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Tranh cổ động – Tiết 2”, sưu tầm tranh cổ động, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. 6. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 27. Tiết PPCT: 27 KIỂM TRA 1 TIẾT: Vẽ tranh cổ động I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, thể loại, nội dung, công dụng và phương pháp trang trí một bức tranh cổ động. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình tượng, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc đúng với đặc điểm của thể loại tranh cổ động. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, tưởng tượng. Cảm nhận được tác dụng của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống hàng ngày. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh cổ động của họa sĩ và của HS năm trước.. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh cổ động, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài tập tiết trước của HS. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã hoàn chỉnh việc vẽ hình tranh cổ động. Để tiếp tục hoàn thiện bài vẽ này, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiếp bài “VTT: Tranh cổ động – Tiết 2”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS làm bài tập hoàn thành bài vẽ của cá nhân. - GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài theo đúng hướng dẫn. - GV treo tranh ảnh mẫu để HS vừa làm bài vừa học hỏi cách diễn tả hình tượng và cách sắp xếp bố cục. - GV quan sát và gợi ý về cách chọn hình tượng cho bài vẽ của HS. - Học sinh làm bài tập. HOẠT ĐỘNG 2: Đánh giá kết quả học tập. - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh. - HS nêu nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình 4/ Củng cố: GV nhận xét bài làm của HS 5/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “VT-ĐT: Ước mơ của em”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. 6. Rút kinh nghiệm: Tuần: 28 Tiết: 28 NS: ND: Bài: 26– Vẽ trang trí: Trang trí lều trại I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, và phương pháp trang trí lều trại cơ bản. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn họa tiết, hình ảnh trang trí, sắp xếp bố cục chặt chẽ, nổi bật trọng tâm. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích và gắn bó với việc sinh hoạt tập thể, yêu trường, lớp, bạn bè. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh ảnh về lều trại và bài vẽ của HS năm trước. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh về lều tại, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh 2/. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập Vẽ tranh – Đề tài: Ước mơ của em. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong các ngày lễ kỷ niệm chúng ta thường thấy có hoạt động rất sôi nổi đó là cắm trại. Để giúp các em hòa mình vào không khí sôi nổi của buổi cắm trại cũng như giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí lều trại, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTT: Trang trí lều trại”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu một số hình ảnh về buổi cắm trại. Yêu cầu HS nhận ra: Mục đích, địa điểm, tổng thể của trại, hình thức và chất liệu trang trí. - HS quan sát một số hình ảnh của trại và nêu nhận xét về: Mục đích, địa điểm, tổng thể của trại, hình thức và chất liệu trang trí. I/. Quan sát – nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách trang trí lều trại. a) Hướng dẫn HS trang trí cổng trại. + Vẽ hình dáng cổng trại. + Phác hình mảng trang trí (Chữ, họa tiết). + Vẽ chi tiết. + Vẽ màu. b) Hướng dẫn HS trang trí lều trại. + Chọn hình dáng lều trại. + Phác hình mảng trang trí (Chữ, họa tiết). + Vẽ chi tiết. + Vẽ màu. - GV cho HS xem tranh và nhận xét màu sắc ở một số lều trại. - Phân tích trên hình ảnh minh họa để HS thấy được màu sắc trên lều trại cần tuơi sáng góp phần làm không khí buổi cắm trại thêm vui tươi và sống động. - HS quan sát tranh và nhận xét về hình dáng chung của cổng trại. - HS quan sát tranh minh họa và nhận xét về hình mảng trên cổng trại. II/. Cách trang trí lều trại. 1. Trang trí cổng trại. a. Vẽ hình dáng cổng trại. b. Phác hình mảng trang trí (Chữ, họa tiết). c. Vẽ chi tiết. d. Vẽ màu. 2. Trang trí lều trại. a. Chọn hình dáng lều trại. b. Phác hình mảng trang trí (Chữ, họa tiết). c. Vẽ chi tiết. d. Vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV gợi ý về cách tạo hình dáng và tìm mảng hình trang trí cổng trại cho HS. - Quan sát, động viên HS làm bài tập. Chỉnh sửa lổi bố cục cho bài tập của HS. - HS làm bài tập theo nhóm. III/. Bài tập. - Trang trí cổng trại theo ý thích. HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV chọn một số bài tập ở nhiều mức độ và cho HS nhận xét bài tập lẫn nhau. - GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh. Biểu dương những bài tập hoàn thành tốt. - HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng của mình. 4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. + Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người”, sưu tầm chân dung con người, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Tuần: 29 Tiết: 29 NS: ND: GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI (Tiết 1) Bài: 27 – Vẽ theo mẫu. I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm về vóc dáng con người và tỷ lệ cơ thể con người. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định tỷ lệ cơ thể người theo từng lứa tuổi và giới tính khác nhau, thể hiện chính xác vẻ đẹp cân đối của cơ thể người. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp thiên phú của cơ thể người. Thêm yêu mến đồng loại. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh ảnh toàn thân về cơ thể người (trẻ em, đàn ông, phụ nữ), hình gợi ý cách vẽ cơ thể người. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: Trang trí cổng trại. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong các loài động vật con người có cơ thể đẹp và rất cân đối. Biết bao tác phẩm vẽ về cơ thể con người được xem là tuyệt tác qua mọi thời đại. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và tỷ lệ cơ thể người, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem tranh về con người ở các chủng tộc và châu lục khác nhau. - GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về tỷ lệ cơ thể người. Yêu cầu các em nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên, thanh niên để thấy được chiều cao của con người thay đổi theo độ tuổi. - HS xem tranh về con người ở các chủng tộc và châu lục khác nhau. - HS quan sát một số tranh ảnh và nhận xét về chiều cao của trẻ em, thiếu niên, thanh niên. I/. Quan sát – nhận xét. - Tùy thuộc vào vị trí địa lý, giống nòi mà ta thấy có người cao, người thấp, người tầm thước. Chiều cao của con người luôn thay đổi theo từng lứa tuổi. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tỷ lệ cơ thể người. - GV yêu cầu HS xem tranh về cơ thể trẻ em (Hình 1 SGK) và nhận xét về chiều cao của trẻ và tỷ lẹâ các bộ phận so với chiều cao của đầu. - GV tóm tắt đặc điểm cơ thể trẻ em. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK để nhận xét chiều cao của người trưởng thành. Từ đó lấy đầu làm đơn vị đo so sánh với các bộ phận trên cơ thể. Nhận xét chiều cao lý tưởng. - GV phân tích trên tranh để HS thấy được đây chỉ là tỷ lệ cơ bản. Khi vẽ cần đối chiếu với mẫu thực để tìm tỷ lệ phù hợp, không nên máy móc theo công thức. - HS xem tranh về cơ thể trẻ em và nhận xét về chiều cao của trẻ và tỷ lẹâ các bộ phận so với chiều cao của đầu. - HS quan sát hình 2 SGK và nhận xét chiều cao của người trưởng thành. Lấy đầu làm đơn vị đo so sánh với các bộ phận trên cơ thể. Nhận xét chiều cao lý tưởng. - Quan sát GV phân tích bài. II/. Tỷ lệ cơ thể người. - Lấy chiều dài của đầu (từ đỉnh đầu đến cằm) làm đơn vị đo chiều cao cơ thể ta thấy: + Trẻ em mới lọt lòng đến 1 tuổi có chiều cao khoảng 3.5 đầu. + Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có chiều cao khoảng 4 đến 5 đầu. + Người trưởng thành: Khoảng từ 7 – 7.5 đầu là người cao (Tỷ lệ đẹp). Khoảng 6.5 - 7 đầu là người tầm thước. Khoảng 6 đầu là người thấp. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV chia nhóm học tập, yêu cầu HS quan sát và ước lượng chiều cao lẫn nhau. Cả nhóm góp ý kiến cho từng cá nhân. - HS chia nhóm và tự nhận xét chiều cao lẫn nhau. III/. Bài tập: - Quan sát và tập ước lượng chiều cao bạn bè trong lớp. HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS tóm tắt lại đặc điểm cơ thể người. - GV nhận xét và góp ý cho HS về cách ước lượng chiều cao cơ thể. - HS tóm tắt lại đặc điểm cơ thể người. 4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm dáng người ở nhiều tư thế khác nhau. + Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Tạâp vẽ dáng người”, sưu tầm chân dung con người ở các tư thế khác nhau, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 30 Tiết PPCT: 30 GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI (Tiết 2) Bài: 28– Vẽ theo mẫu. I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm về vóc dáng con người và tỷ lệ cơ thể con người ở các hoạt động khác nhau, nắm bắt được phương pháp vẽ dáng người. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định tỷ lệ cơ thể người ở các động tác khác nhau, thể hiện chính xác vẻ đẹp cân đối của cơ thể người. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp thiên phú của cơ thể người. Thêm yêu mến đồng loại. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Tranh ảnh toàn thân về cơ thể người (trẻ em, đàn ông, phụ nữ), hình gợi ý cách vẽ cơ thể người. Một số hình người ở các động tác khác nhau. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: Vẽ dáng người. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong các loài động vật con người có cơ thể đẹp và rất cân đối. Biết bao tác phẩm vẽ về cơ thể con người được xem là tuyệt tác qua mọi thời đại. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và tỷ lệ cơ thể người, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem tranh ảnh về các hoạt động khác nhau của con người. Yêu cầu HS quan sát kỹ và nhận ra sự khác nhau về hình dáng, tỷ lệ của các bộ phận cơ thể người. - GV yêu cầu HS làm mẫu một vài động tác như: Đi, kéo, xúc để các em nhận ra nhịp điệu, sự lặp lại của động tác để chọn ra tư thế đẹp nhất. - GV tóm tắt lại đặc điểm chính về hình dáng, tỷ lệ của cơ thể người khi ở các hoạt động khác nhau. - HS xem tranh ảnh, quan sát kỹ và nhận ra sự khác nhau về hình dáng, tỷ lệ của các bộ phận cơ thể người. - HS làm mẫu một vài động tác như: Đi, kéo, xúc các HS khác nhận ra nhịp điệu, sự lặp lại của động tác để chọn ra tư thế I/. Quan sát – nhận xét. - Hình dáng, tỷ lệ của cơ thể người khi ở các hoạt động khác nhau. Nhịp điệu, sự lặp lại của động tác để chọn ra tư thế đẹp nhất. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tập vẽ đáng người. + Hướng dẫn HS vẽ hình dáng chung. + Hướng dẫn HS vẽ các nét chính. + Hướng dẫn HS vẽ chi tiết. - GV phân tích kỹ trên động tác mẫu về hình dáng của tay, chân, đầu, mình để Hs thấy được hình dáng của các bộ phận trên cơ thể luôn khac nhau theo từng hoạt động. Nhắc nhở HS chú ý đến hình dáng chung, không quá đi sâu vào chi tiết. Chủ yếu miêu tả đúng động tác cơ bản của con người. - Quan sát GV phân tích mẫu và hướng dẫn vẽ nét chính. II/. Cách vẽ dáng người. 1/. Vẽ hình dáng chung. 2/. Vẽ các nét chính. 3/. Vẽ chi tiết. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV cho 4 HS lên bảng quan sát mẫu thật và vẽ theo hướng nhìn của mình. Các HS còn lại vẽ theo nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 HS làm mẫu và luôn phiên thay đổi khi vẽ xong. - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp. - HS làm bài tập trên bảng và làm bài theo nhóm. III/. Bài tập. - Vẽ một số dáng người ở các tư thế khác nhau. HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS nhận xét bài tập trên bảng. - GV chọn một số bài tập ở nhiều mức độ và cho HS nhận xét bài tập lẫn nhau. - GV góp ý những bài tập chưa hoàn chỉnh. Biểu dương những bài tập hoàn thành tốt. - HS nhận xét bài tập trên bảng. - HS nhận xét bài tập cá nhân lẫn nhau. Xếp loại theo cảm nhận của mình. 4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập vẽ dáng người theo ý thích. + Chuẩn bị bài mới: HS về nhà đọc trước bài “VTT: Minh họa truyện cổ tích”, sưu tầm tranh minh họa, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập. 5. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 31 Tiết PPCT: 31 Vẽ tranh: MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH (T1) I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa cho truyện cổ tích. 2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định nội dung và lựa chọn hình tượng phù hợp, sắp xếp bố cục chặt chẽ, nổi bật trọng tâm, sử dụng màu sắc hài hòa có tình cảm. 3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, có ý thức trong việc giữ gìn kho tàng truyện cổ tích của nhân loại. II/. CHUẨN BỊ: 1/. Giáo viên: Một số tranh ảnh mẫu, bài vẽ của HS năm trước. 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh minh họa, chì, tẩy, màu, vở bài tập. III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 2/. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: Vẽ dáng người. 3/. Bài mới: + Giới thiệu bài: Thế giới cổ tích luôn cực kỳ hấp dẫn và lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội, nó gắn liền với cuộc sống của chúng ta và để lại biết bao điều hay và bao điều cần học tập. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh minh họa truyện cổ tích, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích”. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CU
File đính kèm:
- giao_an_MT8_HKII_20150726_082917.doc