Giáo án Mỹ thuật 8 bài 24: Vẽ trang trí Vẽ tranh cổ động (t1)

I/ Quan sát, nhận xét

- Tranh cổ động là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm , có 2 phần

+ Hình ảnh: cô động, dễ hiểu

+ Chữ: ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc

- Màu sắc: tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 bài 24: Vẽ trang trí Vẽ tranh cổ động (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 24	 NS : 23-1-2014
 Tiết : 24	VẼ TRANG TRÍ	ND : 27-1-2015
 Bài : 24	 VẼ TRANH CỔ ĐỘNG (T1) 
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT : HS hiểu ý nghĩa của tranh cổ động
¯ KN : Biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn
 -Vẽ được một tranh cổ động.
¯ TĐ : HS thích tìm hiểu, sưu tầm và thấy được ý nghĩa của tranh cổ động
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Một số tranh cổ động cỡ lớn
- Một số tranh đề tài để so sánh với tranh cổ động
¯ HS:
- Sưu tầm tranh cổ động
2/ Phương pháp dạy- học:
- Trực quan, vấn đáp, nhóm, luyện tập
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ:
(?)Trình bày một vài nét về thân thế và sự nghiệp của họa sĩ Mô-nê, Ma-nê, Van-gốc, Xơ-ra.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV treo một số tranh cổ động và tranh đề tài, đặt câu hỏi, HS hoạt động theo nhóm
1) Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh trong tranh cổ động, có khác ntn với tranh đề tài?
2) Tranh cổ động thường đặt ở đâu? Gồm có mấy phần?
3) Có những loại tranh cổ động nào?
- HS trả lời, GV bổ sung và phân tích tranh để HS thấy được đặc điểm của tranh cổ động, đặt câu hỏi
4) Vậy với những đặc điểm đó, theo em thế nào là tranh cổ động?
I/ Quan sát, nhận xét
- Tranh cổ động là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm, có 2 phần
+ Hình ảnh: cô động, dễ hiểu
+ Chữ: ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc
- Màu sắc: tượng trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ
- Treo 2 tranh cổ động và 2 tranh đề tài trên bảng
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS cách vẽ tranh cổ động
- Gợi ý HS chọn nội dung
5) Tranh cổ động thường vẽ về những vấn đề bất cập, hay nóng bỏng, mang tính chất thường xuyên, lâu dài. Vậy chúng ta có thể vẽ về nhưng nội dung nào?
6) Em sẽ chọn nội dung nào? Với nội dung đó, hình ảnh chính? hình ảnh phụ?
7) Dùng kiểu chữ nào cho phù hợp?
8) Sắp xếp mảng hình và mảng chữ ntn cho đẹp?
9) Sử dụng màu sắc ntn?
- HS trả lời, GV treo ĐDDH minh họa cách vẽ để củng cố lại
II/ Cách vẽ
- Chọn nội dung: phòng chống AIDS và ma túy, HS phòng chống bệnh răng, miệng, bảo vệ môi trường, cổ động về đề tài giáo dục, giao thông, y tế, chính trị, lễ hội
- Tìm hình ảnh: điển hình và biểu trưng của lĩnh vực đó
- Tìm bố cục: sắp xếp phần hình ảnh và phần chữ
- Vẽ phác mảng chính, mảng phụ
- Vẽ màu
- Treo ĐDDH minh họa cách vẽ
4/ Củngcố:
- GV cho HS xem một số tranh cổ động ở nhiều lĩnh vực để giúp HS hình thành ý tưởng làm bài trong tiết tiếp theo
- Yêu cầu các nhóm trao đổi về nội dung: tranh cổ động có đặc điểm gì? Mảng chữ và mảng hình trong tranh cổ động ntn? Vì sao tranh cổ động lại đặt ở nơi công cộng? Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong tranh cổ động? Phân tích lại các bức tranh trong SGK về nội dung, hình ảnh, bố cục.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Sưu tầm tranh cổ động, tập nhận xét tranh cổ động
- Lựa chọn nội dung để vẽ tranh cổ động trong tiết sau
6/ Rút kinh nghiệm:
....................

File đính kèm:

  • doc8T 24.doc