Giáo án Mỹ thuật 7 bài 27: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng

Họa sĩ Lê-ô-na-đờ-vanh-xi

- Vừa là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà lí luận nghệ thuật

- Hình ảnh con người trong tranh ông là sự phối hợp cao độ giữa hình họa và giải phẫu

- Tác phẩm tiêu biểu: Nàng Mô-na-li-da. Buổi họp mặt kín. Đức mẹ và chúa hài đồng

 Mô-na-li-da: Bức tranh tạo nên vẻ quyến rũ với nụ cười kín đáo, bí ẩn khiến các nhà bình luận say xưa tán thưởng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 7 bài 27: Thường thức mĩ thuật Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ý thời kì Phục Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 27	NS : 27-2-2015
 Tiết : 27	THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT	ND : 2-3-2015
 Bài : 27 MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 
 TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT Ý
 THỜI KÌ PHỤC HƯNG
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT: HS hiểu biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ thời kì Phục Hưng
 Hiểu được ý nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tác phẩm trong bài
¯ KN: HS giới thiệu được những nét cơ bản về sáng tạo và tác phẩm của các họa sĩ trong bài.
¯ TĐ: HS có thái độ trân trọng, yêu mến các nền văn hóa nhân loại, trong đó có mĩ thuật Ý thời kì phục hưng
II/ Chuẩn bị
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Tranh hướng dẫn trong bộ ĐDDH MT 7
- Tranh phiên bản của 3 tác giả giới thiệu trong bài
¯ HS:
- Tranh, ảnh, bài viết sưu tầm về MT thời kì Phục Hưng
2/ Phương pháp dạy- học:	
- Nhóm, thuyết trình, trực quan, vấn đáp.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ:
(?) MT Ý thời kì Phục Hưng có những đặc điểm gì?
(?) Kể tên một số họa sĩ MT Ý thời kì Phục Hưng?
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1-2
Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và các tác phẩm 
Tiêu biểu của 3 họa sĩ Ý thời kì Phục Hưng
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu bài tập
¯ Nhóm 1 : Lê-ô-na-đờ-vanh-xi
1) Ông có những tài năng nào?
2) Hình ảnh con người thể hiện trong tranh ông ntn?
3) Những tác phẩm nổi tiếng?
4) Phân tích bức tranh “ Nàng Mô-na-li-da”
¯ Nhóm 2 : Mi-ken-lăng-giơ
5) Ông có những tài năng nào?
6) Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã nghiên cứu và có những tác phẩm nào nổi tiếng?
7) Phân tích bức tượng Đa-vít
¯ Nhóm 3 : Ra-pha-en
8) Ông có những tài năng nào?
9) Đặc điểm trong tranh của ông? Những tác phẩm nổi tiếng?
10) Phân tích bức bích họa “Trường học A-ten”
- Các nhóm làm việc trong 7 phút, sau đó cử đại diện trình bày. GV bổ sung và giảng giải thêm.
I/ Họa sĩ Lê-ô-na-đờ-vanh-xi
- Vừa là họa sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà lí luận nghệ thuật
- Hình ảnh con người trong tranh ông là sự phối hợp cao độ giữa hình họa và giải phẫu
- Tác phẩm tiêu biểu: Nàng Mô-na-li-da. Buổi họp mặt kín. Đức mẹ và chúa hài đồng
¯ Mô-na-li-da: Bức tranh tạo nên vẻ quyến rũ với nụ cười kín đáo, bí ẩn khiến các nhà bình luận say xưa tán thưởng.
II/ Mi-ken-lăng-giơ
- Là nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà thơ, kiến trúc sư.
- Ông đã đưa nghệ thuật PH lên đến đỉnh cao.
- Ông nghiên cứu thân thể đàn ông khỏa thân và thể hiện thành công ở các bức tượng: Đa-vít, Môi-dơ, Nô lệ và bức bích họa: Ngày phán xét cuối cùng.
¯ Đa-vít: bằng đá cẩm thạch, tạc một thiếu niên trong tư thế rất thoải mái. Pho tượng là sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức trong một tác phẩm nghệ thuật
III/ Ra-pha-en
- Là họa sĩ đầy tài năng, được Giáo hoàng chú ý
- Tranh của ông tiêu biểu cho sự trong trẻo, nền nếp với các nhân vật phụ nữ dịu dàng, điềm đạm và đầy tính nhân văn.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đức bà ở nhà thờ Xích-tin, Đức mẹ ngồi trên ghế tựa
¯ Trường học A-ten: Bức bích họa mô tả được sự rực rỡ của thời hoàng kim trong LSVH nhân loại, các nhân vật đều đại diện cho trí tuệ loài người
4/ Củng cố:
- GV đưa ra một số câu hỏi để củng cố kiến thức
11) Các họa sĩ trong bài thường lấy đề tài ở đâu?
12) Kể tên một số tác giả, tác phẩm trong bài?
13) Phân tích tác phẩm Mô-na-li-da/ Đa-vít/ trường học A-ten?
- HS trả lời, GV nhận xét, củng cố lại những ý chính của MT Phục Hưng Ý.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: sưu tầm các mẫu bao tường
6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc7T 27.doc