Giáo án Mỹ thuật 5 - Lê Khánh Điệp - Bài 26-30
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp
* Giáo dục môi trường :- Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên, môi trường với con người, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, môi trường, tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên : - SGK, SGV
- Tranh về đề tài môi trường
- Một số bài vẽ của HS lớp trước.
2) Học sinh : - SGK
- Vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
-Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Tuần : 26 Ngày : BÀI 26 : Vẽ trang trí TẬP KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu cách sắp xếp dòng chữ thế nào là cân đối hợp lí. - Về kỹ năng :- Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. - Về thái độ :- Cảm nhận được vẽ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường, trong cuộc sống. * Học sinh khá giỏi :- Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo đúng mẫu chữ in hoa nét thanh nét đậm.Tô màu đều, có nền và rõ chữ. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- SGK, SGV - Một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp - Sưu tầm một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm - Một số bài kẻ chữ của HS lớp trước. 2) Học sinh :- SGK - Vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tiến hành thực hiện kẻ một dòng chữ theo kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm * Họat động 1 : Quan sát nhận xét - GV giới thiệu một số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm kẻ đúng và chưa đúng và đặt câu hỏi : + Kiểu chữ ( kẻ đúng hay sai ) + Khỏang cách giữa các chữ và tiếng + Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy. + Cách vẽ màu chữ và màu nền. GV yêu cầu HS tìm ra dòng chữ đúng và đẹp. * Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để Hs nhận ra các bước kẻ chữ : - Dựa vào khuôn khổ giấy xác định chiều dài và chiều cao của dòng chữ. - Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. - Xác định bề rộng của nét đậm và nét thanh cho phù hợp với chiều cao và chiều rộng của các con chữ. - Dùng thước để kẻ các nét thẳng. Sử dụng com pa hoặc vẽ bằng tay các nét cong. - Vẽ màu theo ý thích. * Hoạt động 3 : Thực hành GV cần lưu ý hướng dẫn cho HS : + Chiều cao, chiều dài hợp lí của dòng chữ trong khổ giấy (để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu chữ trong bố cục).. +Tìm khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. + Vị trí của nét thanh, nét đậm (xác định đúng vị trí ) + Trong dòng chữ bề rộng của các nét thanh phải bằng nhau, bề rộng của các nét đậm cũng phải bằng nhau. + Cách chọn màu chữ, màu nền và cách vẽ màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - HS tự chọn một số bài và nhận xét đánh giá về : + Bố cục (đẹp, chưa đẹp, vì sao ?). + Kiểu chữ (đúng. sai, vì sao ? ) + Màu sắc(vẽ màu đều ởû chữ và nền). + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : Quan sát môi trường xung quanh û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 27 Ngày : 21/3/2012 BÀI 27 : Tập vẽ tranh : ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp * Giáo dục môi trường :- Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên, môi trường với con người, có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, môi trường, tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - SGK, SGV - Tranh về đề tài môi trường - Một số bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh : - SGK - Vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta vẽ tranh đề tài về môi trường * Họat động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường gợi ý để HS nhận ra: - Không gian sống xung quanh ta có đồi núi, ao hồ, kênh rạch, sông, biển, nhà cửa, đường xá… -Nếu môi trường sống xung quanh chúng ta bị ô nhiễm thì chúng ta sẽ như thế nào ? => Môâi trường xanh - sạch - đẹp rất cần cho cuộc sống con người. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để giữ gìn. + Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Em sẽ vẽ gì cho bức tranh về đề tài môi trường của mình. => Để vẽ tranh về môi trường có thể chọn một trong số những hoạt động nêu trên hoặc hoặc vẽ về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh quê hương,... * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh GV minh hoạ cách vẽ tranh + Vẽ hình ảnh chính trước, sắp xếp cân đối với phần giấy quy định. +Vẽ hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động + Vẽ màu theo ý thích ( có đậm, có nhạt) * Hoạt động 3 : Thực hành - GV gợi ý HS sắp xếp hình vẽ cân đối vào trang giấy, có chính, có phụ - Hướng dẫn cách vẽ màu - GV theo dõi, gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành bài vẽ. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá GV chọn một số tranh, gợi ý HS nhận xét bài vẽ đẹp hoặc chưa đẹp về : + Cách chọn nội dung. + Cách sắp xếp hình ảnh. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu. + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Vẽ theo mẫu: Quan sát lọ hoa, qủa û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 28 Ngày : BÀI 28 : Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU (VẼ MÀU) I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc của mẫu. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc màu.Mẫu có hai đồ vật - Về thái độ :- Tăng thêm tính quan sát, tìm hiểu các đồ vật quanh em. * Học sinh khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- SGK, SGV - Vật mẫu 2) Học sinh :- SGK - Bài vẽ của HS năm trước - Vở tập vẽ, dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta vẽ theo mẫu, mẫu có hai vật bằng màu * Họat động 1 : Quan sát, nhận xét GV bày mẫu vẽ. GV yêu cầu Hs quan sát mẫu, đặt câu hỏi : - Tỉ lệ chung của mẫu vẽ. - Vị trí của lọ, quả (ở trước, ởû sau, che khuất nhau,...). - Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao thấp, to nhỏ). - Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa, quả. * Hoạt động 2 : Cách vẽ Gv gợi ý cách vẽ : + Ướùc lượïng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung. + Quan sát mẫu, ước lượng và phác khung hình của lọ, hoa, quả (yêu cầu HS so sánh chiều ngang, chiều dọc để có tỉ lệ đúng). + Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả. + Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng. + Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu. + Xác định các mảng màu, đậm nhạt ởû mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng. Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước. * Hoạt động 3 : Thực hành - Gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng HS, còn lúng túng về : + Cách vẽ khung hình, ưởùc lưởïng tỉ lệ bộ phận, cách vẽ hình,... +Tìm mảng đậm nhạt và vẽ màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp. yêu cầu HS nhận xét về : + Bố cục + Hình vẽ + Cách vẽ màu + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Quan sát các hoạt động về lễ hội û lời câu hỏi - Hs quan sát mẫu trả lời theo câu hỏi của Gv - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 29 Ngày : BÀI 29 : Tập nặn tạo dáng ĐỀ TÀI NGÀY HỘI I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- HS hiểu được nội dung và hoạt động của một số ngày lễ hội. - Về kỹ năng :- HS biết cách nặn dáng người đơn giản và nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội. - Về thái độ :- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán * Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, thể hiện được hình dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội. * Giáo dục môi trường :- Thêm yêu vẻ đẹp của quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn cảnh quan, tham gia các hoạt động làm sạch đẹp cảnh quan môi trường. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- SGK, SGV - Đất nặn ; - Tranh vẽ về ngày hội của Hs 2) Học sinh :- SGK - Đất nặn - Dụng cụ học nặn III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tập nặn tạo dáng về đề tài ngày hội * Họat động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài Em có thể tên các lễ hội mà em biết không? Các lễ hội đó có các họat động đặc biệt gì gì? => Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mọi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau. -Em chọn nội dung gì để thực hiện bài nặn hôm nay? - Em sẽ nặn những hình ảnh gì? * Hoạt động 2 : Cách nặn - GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn. - GV minh hoạ : + Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết + Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài - HS quan sát hình gợi ý ở SGK * Hoạt động 3 : Thực hành - GV chia nhóm, mỗi nhóm tự chọn nội dung, tìm hình ảnh, phân công nặn sắp xếp theo đề tài - GV quan sát, gợi ý, bổ sung cho từng nhóm * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV cho HS quan sát, nhận xét một số bài về: + Hình nặn ( rõ đặc điểm) + Tạo dáng( sinh động, phù hợp với các hoạt động ) + Sắp xếp các hình nặn ( rõ nội dung đề tài ) + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : + Sưu tầm một số đầu báo, tạp chí …. û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs nặn theo nhóm - Hs tìm ra bài nặn đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 30 Ngày : BÀI 30 : Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường. - Về kỹ năng :- Biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp đơn giản. - Về thái độ :- Yêu thích các hoạt động tập thể. * Học sinh khá giỏi : Trang trí được đầu báo tường đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên truyền. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - SGK, SGV - Sưu tầm một số đầu báo -Bài vẽ của HS lớp trước. 2) Học sinh : - SGK - Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tập trang trí đầu báo tường * Họat động 1 : Quan sát, nhận xét Cho Hs xem một số đầu báo, GV giới thiệu một tờ báo thường có đầu báo và thân báo ( nội dung gồm các bài báo, hình vẽ, tranh ảnh minh họa…) + Báo tường : Báo của mỗi đơn vị như bộ đội, trường học thường ra vào những dịp lễ Tết hoặc các đợt thi đua - Mỗi người trong đơn vị viết một vài bài, có thể là thơ ca, văn xuôi hoặc tranh vẽ,... sau đó dán vào một tấm bảng hay một tờ giấy lớn, để ởû nơi thuận tiện cho nhiều người cùng xem - GV giới thiệu gợi ý để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo: + Tên tờ báo : là phần chính, chữ to, rõ, nổi bật. (Ví dụ: Ơn Bác, Học tập) + Chủ đề của tờ báo : Cởõ chữ nhỏ hơn tên báo. (Ví dụ : Chào mừng 8/3, 26/3 + Tên đơn vị : Nhỏ hơn tên đầu báo. (Ví dụ :Lớp, Trường ) +Hình minh họa ( Hình trang trí : Cờ, hoa, biểu trưng) + Màu sắc tươi sáng, nổi bật. * Hoạt động 2 : Cách trang trí đầu báo tường Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trang trí đầu báo : - Phát mảng chữ, mảng hình - Kẻ chữ vẽ hình trang trí - Vẽ màu + Cho Hs xem bài Hs năm trước * Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn sắp xếp bố cục trang giấy - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viên HS làm bài. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý cho Hs nhận xét, đánh giá về : + Bố cục (rõ nội dung). + Chữ (tên báo nổi rõ, đẹp). + Hình minh hoạ (phù hợp và sinh động). + Màu sắc (tươi sáng, hấp dẫn,...). + Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau : Vẽ tranh đề tài ước mơ của em û lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs quan sát đầu báo trả lời theo câu hỏi của Gv - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- K5 Bai 26 - Bai 30.doc