Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 26-30

I/ Mục tiêu :

 Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa.

 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích.

- Về thái độ :- Quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình

 * Học sinh khá giỏi :- Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình lọ hoa, tô màu đều, rõ hình trang trí.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên : - SGK, SGV

 - Bài vẽ của Hs năm trước

 2) Học sinh : - Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 26-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 26	Ngày : 
BÀI 26	:	 Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu về nội dung của tranh qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- Về kỹ năng :- Biết cách mô tả, nhận xét khi xem tranh đề tài sinh hoạt.
- Về thái độ :- Cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi
* Học sinh khá giỏi :- Chỉ ra hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em thích.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGK, SGV
 - Tranh của thiếu nhi
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta cùng xem tranh thiếu nhi nhé
* Họat động 1 : Quan sát, nhận xét 
Thảo luận nhóm
-Xem tranh: Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân
-Xem tranh: Chúng em vui chơi. Tranh sáp màu của Thu Hà
-Xem tranh: Vệ sinh môi trường chào đón Seagame 22 Tranh sáp màu của Phương Thảo
Gv gợi ý câu hỏi :
Tranh tên gì? Do ai vẽ? Bằng chất liệu gì?
Nội dung chính của tranh thể hiện đề tài gì?
Hình ảnh chính vẽ gì?
Hình ảnh phụ vẽ gì?
Các hình dáng họat động ra sao? Miêu tả.
Màu sắc được vẽ như thế nào ?
Nêu cảm nhận riêng của mình về bức tranh
Đại diện các nhóm lên trình bày các nội dung thảo luận.
=> Bổ sung
Tranh 1: Thăm ông bà thể hiện ảnh cảm của các cháu với ông bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà, các cháu với các dáng hoạt động rất sinh động thể hiện ảnh cảm thân thương và gần gũi của những người ruột thịt Màu sắc trong tranh tươi sáng, gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình.
Tranh 2: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động : em cầm hoa, em cầm bóng chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tơi sáng, rực rỡ càng làm cho tranh thêm đẹp và tươi vui.
Tranh 3 : Vệ sinh môi trường để chào đón Sea game 22 ngày Hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào năm 2003 tại Hà Nội. Màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động sôi nổi, hăng say.
* Ba bức tranh được giới thiệu trong bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : - Quan sát các loại cây 
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trong SGK trả lời theo câu hỏi của Gv
- Hs trình bày nội dung thảo luận
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 27	Ngày : 
BÀI 27	:	 Vẽ theo mẫu
VẼ CÂY
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu hình dáng, màu sắc của một số loại cây quen thuộc.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được một vài cây đơn giản theo ý thích.
 	* HS khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu cây.
 	* Giáo dục môi trường :- Thêm yêu thiên nhiên và có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường, phê phán các hành động phá hoại thiên nhiên môi trường.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGK, SGV
 - Tranh của Hs năm trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Cây xanh rất cần thiết cho con người : cho bóng mát, chắn gió, dùng làm thức ăn ; dùng để làm nhà, đóng bàn ghế, vì vậy cần chăm sóc, bảo vệ cây. 
=> giới thiệu bài học mới
* Họat động 1 : Quan sát, nhận xét 
Gv cho Hs xem cây gợi ý nhận xét :
+ Cây có những bộ phận chính nào? 
+ Cho biết màu sắc của cây.
+ Miêu tả hình dáng cho lọai cây trong hình.
=> Bổ sung và tóm tắt :
+ Mỗi loại cây có hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp.
+ Cây thường có các bộ phận dễ nhận thấy : thân, cành và lá 
+ Màu sắc của cây rất đẹp, thường thay đổi theo thời gian : Màu xanh non (mùa xuân), Màu xanh đậm (mùa hè), Màu 
vàng, màu nâu, màu đỏ (mùa thu, mùa đông).
+Em có cảm nhận gì về cảnh đẹp của thiên nhiên không ? 
+Em đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên ? 
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cây
Gv gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng chung của cây : thân cây và vòm lá.
+ Vẽ phác các nét chính của thân, cành vòm lá
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của cây
+ Vẽ màu theo mẫu thực hoặc theo ý thích.
- Gợi ý : Có thể vẽ một cây hoặc nhiều cây cùng loại hay khác loại để thành vườn cây
* Hoạt động 3 : Thực hành
Quan sát chung và gợi ý Hs về :
+ Vẽ hình chung, hình chi tiết cho rõ đặc điểm của cây ;
+ Vẽ thêm cây hoặc các hình ảnh khác cho sinh động ;
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn các bài vẽ đã hoàn thành và nhận xét :
+ Bố cục hình vẽ 
+ Hình dáng cây 
+ Các hình ảnh phụ 
+ Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : - Quan sát các lọ hoa
û lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 28	Ngày : 
BÀI 28	:	 Vẽ trang trí
TRANG TRÍ LỌ HOA
I/ Mục tiêu : 
 Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức:- Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa.
 	- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ ø và vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích.
- Về thái độ :- Quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình
 	* Học sinh khá giỏi :- Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình lọ hoa, tô màu đều, rõ hình trang trí.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - SGK, SGV
 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ trang trí lọ hoa
* Họat động 1 : Quan sát, nhận xét 
Gv gợi ý Hs nhận xét:
+ Cho biết hình dáng của lọ hoa?
+ Có những bộ phận nào? 
+ Cách trang trí: các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc.
Các lọ hoa rất phong phú về kiểu dáng, màu sắc, và cách trang trí.
* Hoạt động 2 : Cách trang trí
Gv giới thiệu vài hình gợi ý những cách trang trí khác nhau:
- Dựa vào h/dáng của lọ để chọn cách trang trí cho phù hợp 
- Vẽ phát các hình mảng ( Phác hình để vẽ đường diềm ở 
miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ.) có thể phác hình mảng ở thân lọ : hình vuông, hình tròn,...
- Tìm hoạ tiết thích hợp, vẽ vào các mảng (hoa lá, côn trùng, 
chim, thú, phong cảnh,...).
- Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
Cho Hs xem một số bài vẽ của HS các lớp trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
+ Cho Hs vẽ màu vào hình vẽ có sẵn ở vở tập vẽ
- Gv gợi ý Hs :
+ Cách vẽ hình ;
+ Cách vẽ mảng, vẽ hoạ tiết ;
+ Cách vẽ màu cho hình lọ, hoạ tiết.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn một số bài tiêu biểu và gợi ý Hs nhận xét :
+ Hình dáng lọ 
+ Cách trang trí 
+ Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
+ Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông
û lời câu hỏi
 - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 29	Ngày : 
BÀI 29	:	 Vẽ tranh
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Hiểu được đề tài và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- Về thái độ :- Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - SGK, SGV
 - Bài vẽ của Hs năm trước
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta vẽ tranh về an toàn giao thông
* Họat động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài an toàn giao thông và gợi ý :
+ Tranh vẽ về đề tài gì ?
+ Trong tranh có các hình ảnh nào ?
=> Tóm tắt :
- Để bảo đảm an toàn giao thông :Thuyền, xe không được chở quá tải.
- Người và xe phải đi đúng phần đường quy định.
- Người đi bộ phải đi trên vỉa hè.
- Khi có đèn đỏ : xe và người phải dừng lại…
+ Không chấp hành đúng luật lệ sẽ làm cho giao thông ùn tắc 
hoặc gây ra tai nạn nguy hiểm, có thể làm chết người...
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV gợi ý và phác hình lên bảng một số hình ảnh.
+ Đường phố, cây, nhà, xe đi, người đi vỉa hè…
+ Xe, người lúc có tín hiệu đèn đỏ..
- Gợi ý HS vẽ tranh về các tình huống vi phạm luật g/ thông 
GV gợi ý HS cách vẽ :
+ Vẽ hình ảnh chính trước (xe cộ…)
+ Vẽ hình ảnh phụ sau (nhà, cây, người,...) 
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 3 : Thực hành
Gợi ý HS tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu rõ nội dung :
+ Vẽ hình ảnh chính : Ô tô tải, Ô tô khách, xích lô, xe máy,...
+ Vẽ các hình ảnh phụ : Cây, đèn hiệu, biển báo,...
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt, nên vẽ kín nền giấy
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại một số bài về :
+ Nội dung 
+ Các hình ảnh 
+ Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Tập nặn, tạo dáng
û lời câu hỏi
 - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ 
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 30	Ngày : 
BÀI 30	:	 Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ Mục tiêu : 
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức:- Biết cách chọn đề tài phù hợp.
- Về kỹ năng :- Biết cách nặn và nặn tạo dáng được một hay hai hình người hoặc con vật theo ý thích.
- Về thái độ : Quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
* Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, thể hiện rõ hoạt động.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Aûnh về người, các con vật
 - Đất nặn
 2) Học sinh :- Đất nặn
	 - Dụng cụ học nặn
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta sẽ tập nặn tạo dáng theo đề tài tự chọn 
* Họat động 1 : Quan sát nhận xét
Treo hình ảnh về dáng người và con vật. Nêu yêu cầu: 
+ Hãy cho biết các bộ phận chính của người hoặc con vật ;
+ Quan sát các dáng : đi, đứng, ngồi, nằm,...của người và vật và nhận xét các thay đổi của các bộ phân cơ thể.
* Hoạt động 2 : Cách nặn 
Sử dụng đất sét, thao tác cách nặn con vật hoặc người :
+ Nặn từng bộ phận : đầu, thân, chân,... rồi dính ghép lại 
+ Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận ;
+ Nặn thêm các chi tiết phụ để sinh động hơn.
- Tạo dáng phù hợp với hoạt động : đi, cúi, chạy, Yêu cầu Hs xem hình trang 73 SGK
* Hoạt động 3 : Thực hành
+ Chia nhóm nặn theo đề tài, mỗi nhóm chọn cho mình một đề tài khác nhau: chăn trâu, đi học, chọi gà, kéo co.
Gợi ý HS :
+ Cách nặn, cách ghép hình, nặn các chi tiết và tạo dáng ;
+ Sắp xếp các hình nặn như cây, nhà, núi, người,... để tạo thành đề tài.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
GV cùng HS chọn, nhận xét và xếp loại một số bài tập nặn :
+ Hình rõ đặc điểm.
+ Dáng sinh động, phù hợp với các hoạt động ;
+ Sắp xếp rõ nội dung.
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : 
Quan sát các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu
û lời câu hỏi
 - Hs quan sát tranh trả lời theo câu hỏi của Gv
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs nặn theo nhóm theo đề tài tự chọn 
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK4 Bai 26 - Bai 30.doc
Giáo án liên quan