Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 16-20
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Nhận biết được hình dáng, đăc điểm của một số lọ hoa & vẻ đẹp của chúng.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ lọ hoa. Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.
- Về thái độ :- Tạo cho hs có tính thích quan sát, tìm hiểu các đồ vật có quanh em
* Học sinh khá giỏi : - Sẵp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên : - Lọ hoa
- Một số bài vẽ lọ hoa của Hs năm trước.
2) Học sinh :-Vở tập vẽ
- Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Tuần : 16 Ngày : BÀI 16 : Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẲN I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Hiểu về tranh dân gian Việt Nam. - Về kỹ năng :- Biết chọn màu, tô màu phù hợp. - Tô được màu vào hình vẽ ù sẵn. - Về thái độ :- Biết yêu thích tranh dân gian. * Học sinh khá giỏi :- Tô màu đều, gọn, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Một số tranh dân gian có đề tài khác nhau - Một số bài vẽ của Hs năm trước. 2) Học sinh : -Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ II/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta vẽ màuvào bức tranh dân gian thuộc dòng tranh Đông Hồ. * Hoạt động 1 : Giới thiệu tranh dân gian giới thiệu một số tranh và tóùm tắt đểåù HS nhận biết + Tranh dân gian là các dòng tranh có truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đâëm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.. + Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ đời này qua đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở Tỉnh Bắc Ninh. + Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như : tranh sinh hoạt xãê hội, lao động sản xuâùt, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồùng, tranh thờø, tranh trang trí,... * Hoạt động 2 : Cách vẽ màu Cho Hs xem tranh Đâú vật đểåù các em nhận ra các hình vẽ ở tranh : các dáng người ngồi, các thế vật - Gợi ý Hs vẽ từng màu theo ý thích đểå vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền,... Có thể vẽ màu nềân trước sau đó vẽ màu ở các hình người sau hoặc ngược lại. Cho HS xem bài các vẽ hòan thành. * Hoạt động 3 : Thực hành - Gv nêu yêu cầu của bài Sửa tay cầm bút cho các em. Nhắc các em vẽ không lem màu. Dựa vào từng bài, gợi ý Hs vẽ màu cho phù hợp. - Động viên khích lệ các em vẽ bài. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài vẽ hòan thành và hướng dẫn cho Hs nhận xét : - Bài vẽ màu nào đã có đậm nhạt? - Vẽ màu đẹp, không lem ra ngòai? - Bài nào chưa đẹp và chưa đẹp chỗ nào? - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Vẽ tranh chú bộ đội - Vẽ tiếp bài đối với Hs chưa hòan thành. û lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 17 Ngày : BÀI 17 : Vẽ tranh đề tài: (CÔ) CHÚ BỘ ĐỘI I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt: - Về kiến thức :- Hiểu về đề tài chú bộ đội. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ õ được tranh đề tài “cô ( chú) bộ đội”. - Về thái độ :- Thêm yêu quý cô, chú bộ đội. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Tranh của về đề tài cô, chú bộ đội - Một số bài vẽ của Hs năm trước. 2) Học sinh : -Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Trong tháng 12 có ngày hội vui nhất của các chú bộ đội đó là ngày gì? (22/12 ) =>Chúng ta cùng nhau vẽ về đề tài cô, chú bộ đội nhé! * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài Cho Hs xem tranh, ảnh về đề tài bộ đội và đăït câu hỏi : - Tranh này vẽ về đề tài gì? - Các cô, chú bộ đội trong tranh đang làm gì? - ngòai h/a cô, chú bộ đội trong tranh em còn thấy vẽ ai? - Tranh vẽ gì là chính? => Tranh vẽ về đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú. Có htể vẽ bôï đội đang giúp dân, bộ đội hành quân hoặc đang vui chơi với thiếu nhi. Vẽ h/a cô, chú bộ đội là chính và vẽ thêm một số h/a phụ khác đểå tranh sinh đọâng hơn. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh - Gv yêu cầu Hs nhớ lại và đặt câu hỏi : + Em thấy cô hoặc chú bộ đội mặc quân phục như thế nào ? + Ở các binh chủng bộ đội có những trang thiết bị chiến đấu nào ? + Em sẽ vẽ cô chú bộ đội đang làm gì? => Ngòai ra các em còn có thể vẽ chân dung cô hoặc chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội - Gv minh hoạ + Vẽ hình ảnh chính trước + Vẽ hình ảnh phụ sau + Vẽ màu đậm, nhạt để nổi bật nội dung. - Cho HS xem một số tranh của HS các lớp trước. * Hoạt động 3 : Thực hành - Gv nêu yêu cầu của bài - Quan sát lớp học. Yêu cầu Hs vẽ hình như đã hướng dẫn, vẽø vừa với phần giấy quy định, vẽ màu theo ý thích. - Đến từng bàn để giúp đỡ, hướng dẫn … * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn tranh đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: + Nội dung đã có chưa? + Bố cục tranh đã đẹp chưa? + Màu sắc vẽ có tươi vui không? - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: Vẽ lọ hoa + Hs chưa hoàn thành bài tại lớp về nhà vẽ tiếp û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 18 Ngày : BÀI 18 : Vẽ theo mẫu: VẼ LỌ HOA I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Nhận biết được hình dáng, đăc điểm của một số lọ hoa &ø vẻ đẹp của chúng. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ lọ hoa. Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích. - Về thái độ :- Tạo cho hs có tính thích quan sát, tìm hiểu các đồ vật có quanh em * Học sinh khá giỏi : - Sẵp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên : - Lọ hoa - Một số bài vẽ lọ hoa của Hs năm trước. 2) Học sinh :-Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Đồ vật nào giúp em cắm được hoa? Hôm nay chúng ta học vẽ lọ hoa nhé! * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét + Giới thiệu một số kiểu dáng lọ hoa, đặt câu hỏi: - Chất liệu của lọ hoa giống hay khác nhau? - Các lọ hoa được trang trí giống hay khác nhau? - lọ hoa có các bộ phận gì? => Hình dáng lọ hoa phong phú về : độ cao, thấp và đặc điểm các bộ phận miệng, cổ, thân, đáy ; Các lọ hoa được trang trí với các hoạ tiết và màu sắc khác nhau; Chất liệu đa dạng gồm : gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài… * Hoạt động 2 : Cách vẽ lọ hoa - Gv đặt mẫu + Chiều ngang và chiều cao, chiều nào dài hơn? + Quy lọ hoa vào hình cơ bản nào? - Gv minh hoạ + Lọ hoa có cân đối không? + Vậy sẽ vẽ đường trục để dựa vào đó có thể vẽ các nét đối xứng dễ dàng + Ta sẽ tìm tỉ lệ các bộ phận cho lọ hoa => Ta xác định tỉ lệ các bộ phận bằng cách gạch các đọan thẳng ngang và xác định các điểm đối xứng qua đường trục. + Phác nét chính bằng nét thẳng + Vẽ chi tiết cho giống mẫu - Gợi ý cho HS cách trang trí và vẽ màu : + Có thể trang trí như lọ mẫu hoặc theo ý thích. + Vẽ màu tự do. Cho Hs xem một số bài vẽ của Hs lớp trước. * Hoạt động 3 : Thực hành - Nhắc nhở HS vẽ cân đối với phần giấâùy quy định. - Nhắc lại cách vẽ hình khi số đông còn lúng túng. - Gv theo dõi, hướng dẫn Hs làm bài - Động viên và tạo đk cho Hs hòan thành bài vẽ. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: - Hình dáng của lọ hoa naò giống mẫu hơn? - Bài nào có bố cục đẹp? - Bài nào trang trí đẹp ? - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: + Quan sát mẫu trang trí hình vuông + Vẽ tiếp nếu chưa hòan thành û lời câu hỏi - Hs quan sát mẫu trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs trả lời câu hỏi - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 19 Ngày : BÀI 19 : Vẽ trang trí: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức:- Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong trang trí hình vuông. - Về kỹ năng :- Biết cách trang trí hình vuông. - Về thái độ :- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. * Học sinh khá giỏi :- Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hoạ tiết chính, phụ. II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Một số bài vẽ trang trí hình vuông mẫu. - Bài vẽ của Hs năm trước 2) Học sinh :-Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Trang trí rất cần thiết cho cuộc sống. Các đồ vật có trang trí bao giờ cũng đẹp hơn. Hôm nay chúng ta cùng đi vào bài vẽ trang trí hình vuông. * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét Cho Hs xem các bài trang trí hình vuông và đặt câu hỏi: - Trang trí hình vuông chỉ có một cách hay có nhiều cách? - Cách sắp xếp có gì giống nhau? Ở giữa họa tiết được vẽ lớn hay nhỏ? - Ở 4 góc họa tiết vẽ lớn hay nhỏ? - Họa tiết giống nhau được vẽ hình mảng như thế nào và màu sắc và độ đậm nhạt giống hay khác nhau? - Vẽ màu ntn ? Ở giữa nổi bật hay xung quanh nổi bật? => Màu cần rõ trọng tâm và có đậm có nhạt. Chỉ cho Hs cách sắp xếp màu xen kẻ giữa các họa tiết lớn, họa tiết nhỏ, màu đậm, màu nhạt đểå bài trang trí phong phú. * Hoạt động 2 : Cách trang trí hình vuông -Vẽ trục ( 4 trục ) - Vẽ mảng ( Vuông,tròn, thoi ) - Vẽ màu ( 3 đến 4 màu ) + Vẽ màu lưu ý đến đậm nhạt khác nhau + Gv minh hoạ một số họa tiết nằm trong các mảng hình tròn, hình thoi, hình tam giác… -Gợi ý đểå Hs nhận ra độ đậm, nhạt của màu ở bài trang trí. * Hoạt động 3 : Thực hành - Hướng dẫn Hs kẻ đường trục. - Yêu cầu Hs vẽ các hình mảng chính và phụ, sắp xếp theo nhiều cách nên có to nhỏ khác nhau. - Giúp Hs tìm các họa tiết thích hợp đểå đặt vào mảng cho hợp lý. Nhắc Hs các họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau. - Nhắc Hs xử dụng đúng số lượng màu. Vẽ họa tiết chính trước, vẽ họa tiết phụ và màu nền sau. Màu phải có đậm, có nhạt. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: + Hình ( hoạ tiết ) + Màu - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau: + Vẽ tranh ngày tết hoặc lễ hội + Tiếp tục vẽ tiếp bài ở nhà nếu chưa hòan thành ở lớp. û lời câu hỏi - Hs quan sát hình trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy : Tuần : 20 Ngày : BÀI 20 : Vẽ tranh đề tài: NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI I/ Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : - Về kiến thức :- Hiểu nội dung đề tài về ngày tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương. - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh vềâ ngày tết hoặc lễ hội ở quê hương. * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. * Giáo dục môi trường :- Thêm yêu quê hương, đất nước.Có ý thức tham gia bảo vệ cảnh quanä môi trường . II/ Chuẩn bị : 1) Giáo viên :- Tranh về đề tài ngày Tết hoặc Lễ hội. - Bài vẽ của Hs năm trước 2) Học sinh :-Vở tập vẽ - Dụng cụ học vẽ III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu : -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng học tập. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ về những họat động sôi nổi trong ngày Tết hoặc ngày lễ hội nhé! * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài Cho Hs xem tranh, ảnh về ngàu Tết và lễ hội, đăït câu hỏi: - Có những họat động gì trong ngày Tết hoặc Lễ hội? - Ngày Tết hoặc ngày hội em thấy được trang trí những gì? - Không khí ra sao ? - Các em đã được tham gia lễ hội gì ở quê em, hãy kể cho cả lớp cùng nghe.( gợi ý : đêm trung thu, múa lân, múa rồng.…) - Em sẽ chọn họat động nào để vẽ tranh. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh Cho Hs xem một số tranh và yêu cầu Hs chọn đề tài để vẽ về đề tài lễ hội. + Để vẽ tranh trước hết các em phải chọn cho mình một nội dung đề tài. - Gv minh hoạ các bước vẽ và đặt câu hỏi : + Vẽ hình ảnh gì trước? + Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? + Sau đó vẽ tiếp gì? => Vẽ hình ảnh chính trước, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động ; Sau đó vẽ các hình ảnh phụ sao cho hợp với nội dung. + trong tranh vẽ màu như thế nào ? ( Rực rỡ, tươi sáng) * Hoạt động 3 : Thực hành - Gv quan sát Hs vẽ và gợi ý vẽ h/a chính ở phần trọng tâm của tranh, tìm các h/a phụ khác phù hợp với nội dung tạo bố cục chặt chẽ cho tranh thêm phong phú và sinh động. - Gợi ý cho Hs tìm màu và vẽ màu có đậm, có nhạt., màu tươi vui, rực rỡ vào phần chính của tranh đểå làm rõ đề tài. - Theo dõi và gợi ý cho Hs trong quá trình làm bài. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn bài đã hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: + Về hình + Về màu sắc + Về nội dung - Gv nhận xét chung, tuyên dương * Dặn dò : - Chuẩn bị bài học sau:+ Tìm hiểu về tượng + Tiếp tục vẽ tiếp bài ở nhà nếu chưa hòan thành ở lớp. û lời câu hỏi - Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi - Hs lắng nghe - Hs quan sát Gv minh hoạ - Hs vẽ vào vở tập vẽ - Hs tìm ra bài vẽ đẹp * Rút kinh nghiệm tiết dạy :
File đính kèm:
- K3 Bai 16 - Bai 20.doc