Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức : Biêt cách trang trí cái bát.

- Về kỹ năng : Trang trí được cái bát theo ý thích.

- Về thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.

* Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Môt vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.

 - Một cái bát không trang trí để so sánh.

 - Bài vẽ của Hs năm trước

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 3 - Lê Khánh Điệp - Bài 11-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 11	Ngày : 
BÀI 11	:	 Vẽ theo mẫu: VẼ CÀNH LÁ
I / Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức:- Nhận biết được cấu tạo,hình dáng, đặc điểm của cành lá.
- Về kỹ năng :- Biết vẽ và vẽõ được cành lá đơn giản.
- Về thái độ : Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập.
* Học sinh khá giỏi :- SăÉp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* Giáo dục môi trường :- GD Hs yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - một số cành lá khác nhau
	 - Một vài bài trang trí có họa tiết là chiếc lá hay cành lá,
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều lọai cây với những cành và lá khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng học vẽ về cành lá.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
+ Giới thiệu cho Hs một số cành lá khác nhau
- Các cành lá có giống nhau không?
- Hãy nêu đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá.
+ Cho Hs xem một số bài vẽ trang trí có sử dụng lá hoặc cành lá.
=> Cành lá rất phong phú về hình dáng và màu sắc, cành lá 
đẹp còn có thể sử dụng làm họa tiể trang trí.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ cành lá
+ Yêu cầu Hs quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ :
+ Vẽ phác hình dáng chung của cành lá cho vừa với phần giấy : hình vuông hoặc hình chữ nhật
+ Vẽ phác cành, cuống lá. chú ý hướng của cành, cuống lá;
+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá ;
+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu., 
- Gợi ý HS cách vẽ màu :.
+ Có thể vẽ màu như mẫu thật.
+ Có thể vẽ màu khác : cành lá non, cành lá già,... ;
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt. 
- Cho Hs xem một bài vẽ mẫu cành lá.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Hai hoặc ba Hs vẽ chung một mẫu cành lá mang theo.
- Quan sát toàn lớp vẽ phác hình. Nhắc Hs phác hình vừa với khung giấy
- Nhắc Hs vẽ rõ đặc điểm của lá cây và vẽ màu cho có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
+ Hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ đã hòan thành. 
- Hình vẽ so với phần giấy đã cân đối chưa?
- Đặc điểm của cành lá đã nêu được chưa? 
- Màu sắc như thế nào ?
+ Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Vẽ tranh đề tài ngày Nhà Giáo Việt Nam
û lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 12	Ngày : 
BÀI 12	:	 Vẽ tranh đề tài
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 - Về kiến thức : Hiểu nội dung đề tài “Ngày Nhà Giáo Việt Nam”.
 - Về kỹ năng : Biết cách vẽ và vẽ được tranh vềâ “Ngày Nhà Giáo Việt Nam”.
	 - Về thái độ : Thêm yêu quý kính trọng biết ơn thầy, cô giáo. 
* Học sinh khá giỏi : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : -Tranh đề tài Ngày Nhà Giáo VN và tranh về đề tài khác.
	 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Trong tháng 11 có ngày hội vui nhất của ngành giáo dục đó là ngày gì?
=>Chúng ta cùng nhau vẽ những họat động sôi nổi của trường ta trong ngày 20/11 nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem tranh các đề tài và đăït các câu hỏi :
- Những tranh nào vẽ về đề tài 20/11?
- Vậy tranh vẽ về đề tài 20/11 có thể vẽ những gì ? 
+ Các hình ảnh nào thể hiệân được nội dung chính trong tranh ? Hình ảnh chính vẽ gì? h/a phụ vẽ gì?
+ Hình ảnh chính được vẽ lớn hay nhỏ?
+ Vẽ màu như thế nào đểåù rõ được nội dung ? 
+ Vẽ như thế nào để thể hiện được không khí ngày 20/11?
+ Em sẽ vẽ gì cho bức tranh của mình về đề tài này?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Gv giới thiệu nội dung:
- Tặng hoa thầy cô
- Chân dung thầy cô....
+ Vẽ hình ảnh chính: chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động ;
+Vẽ các hình ảnh phụ. 
+ vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3 : Thực hành
- đến từng bàn đểå quan sát HS vẽ và gợi ý cho Hs tìm nội dung, vẽ h/a chính và tìm các h/a khác phù hợp với nội dung, sắp xếp bố cục…
- Gợi ý cho Hs vẽ màu có đậm, có nhạt., màu sắc tươi vui.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- gợi ý HS nhận xét về:
+ Nội dung đã có chưa? 
+ Hình ảnh có sinh động không?
+ Màu sắc vẽ có tươi vui không?
+ Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Trang trí cái bát
û lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 13	Ngày : 
BÀI 13	:	 Vẽ trang trí: CÁI BÁT
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức : Biêùt cách trang trí cái bát.
- Về kỹ năng : Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Về thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
* Học sinh khá giỏi : Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình cái bát, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Môït vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau...
	 - Một cái bát không trang trí đểå so sánh.
 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Cho Hs xem hai cái bát: một cái không trang trí, một cái có trang trí. Đặt câu hỏi: Cái bát nào đẹp hơn?
=> Trang trí làm cho đồ đạc xung quanh chúng ta đẹp hơn. Hôm nay, chúng ta cùng trang trí một cái bát cho riêng mình nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu cho Hs những cái bát được trang trí. Đặt câu hỏi:
+ Bát gồm những bộ phận nào?
+ Các bát được trang trí như thế nào ? Màu sắc ra sao?
+ em thích cái bát nào?
* Hoạt động 2 : Cách vẽ trang trí cái bát
Cho Hs xem các bài vẽ trang trí cái bát, đặt câu hỏi gợi ý:
- Có thể vẽ gì ở miệng bát? Giữa thân bát ? Ở dưới thân bát?
- Tính chất đường diềm là gì? Vẽ đường diềm như thế nào ?
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Yêu cầu HS làm bài như đã hướng dẫn.
- Gợi ý Hs:
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý cho HS tự nhận xét bài vẽ :
- Cách sắp xếp họa tiết
- Cách vẽ màu.
+ Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau : Quan sát các con vật quen thuộc
û lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ, trả lời câu hỏi
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 14	Ngày : 
BÀI 14	:	Vẽ theo mẫu: VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
* Giáo dục môi trường :- Yêu mến,có ý thức chăm sóc, bảo vệ, các con vật 
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên : - Một số tranh, ảnh về các con vật.
 - Bài vẽ của Hs năm trước 
 2) Học sinh : - Vở tập vẽ 
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Xung quanh chúng ta các con vật quen thuộc thật đáng yêu. Chúng giúp cho con người thật nhiều việc. Hôm nay chúng ta cùng học vẽ về chúng nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Gv treo tranh các con vật, gợi ý câu hỏi:
- Tên con vật ? 
- Nêu đặc điểm ?
=>Tóm ý: Mỗi con vật đều có đặc điểm và vẻ đẹp riêng, cố gắng quan sát đểå ghi nhớ.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật
Treo hình hướng dẫn cách vẽ con vật. Đặt câu hỏi:
-Vẽ gì trước?
- Sau đó vẽ gì tiếp theo?
- Nên vẽ như thế nào trong phần ô giấy quy định? 
- Vẽ hình xong, ta làm gì?
Phác lên bảng các dáng họat động của con vật: đi, đứng, 
chạy…
- Vẽ màu như thế nào ? Có bắt buộc phải vẽ giống màu các con vật không?
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv hướng dẫn sắp xếp hình vẽ con vật mình chọn sao cho cân đối tránh vẽ quá to hoặc quá nhỏ. 
+ Gợi ý cho Hs khá vẽ thêm một số h/a khác cho tranh thêm sinh động.
+ Hs vẽ màu theo ý thích. Yêu cầu Hs vẽ có đậm, có nhạt
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ đã hoàn thành Gv gợi ý để cho Hs nhận xét :
+ Cách vẽ 
+ Màu sắc
- Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau:
+ Nặn hình con vật
+ Hs chưa xong bài tiếp tục làm tiếp bài ở nhà 
û lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách vẽ trả lời câu hỏi
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 15	Ngày : 
BÀI 15	:	 Tập nặn tạo dáng tự do
NẶN HÌNH CON VẬT 
I/ / Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt ;
 	 - Về kiến thức :- Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật.
	 - Về kỹ năng :- Biết cách nặn con vật và tạo dáng được con vật theo ý thích. 
 * Học sinh khá giỏi :- Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu.
 * Giáo dục môi trường :- Biết yêu mến các con vật xung quanh, có ý thức chăm sóc, bảo vệ chúng.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh, ảnh một số con vật.
	 - Bài nặn mẫu.
 2) Học sinh :- Đất nặn
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
* Những con vật xung quanh chúng ta thật đáng yêu.Với thế giới tuổi thơ không thể thiếu tình yêu với thế giới động vật xung quanh các em. Bài học hôm nay chúng ta cùng nặn một con vật mà em thích nhé.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Treo tranh và gợi ý cho các em nhận biết tên, đặc điểm, hình dáng của các con vật:
- Đây là con gì?
- Đầu, mình, chân, đuôi ra sao?
- Đặc điểm nào nổi bật nhất?
Yêu cầu Hs chọn cho mình con vật sẽ nặn.
* Hoạt động 2 : Cách nặn con vật
Sử dụng đất sét đểå hướng dẫn:
a) Nặn các bộ phận chính
- Nặn khối tròn hoặc khối vuông cho đầu và mình của con 
vật.
Vd: Thỏ có đầu và mình hình tròn. Trâu có thân và đầu hình 
thang.
- Nặn các bộ phận khác sau như : nặn chân, đuôi, tai…
- Ghép các bộ phận lại với nhau.
- Tạo dáng cho các con vật bằng cách xoay hướng của đầu, hướng của chân, đuôi…
-Thêm h/a khác như củ cà rốt cho thỏ hay chuột cho mèo…
b) Nặn từ thỏi đất
- Dùng tay vuốt các bộ phận, sau đó tạo dáng cho con vật
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Gv phân nhóm để Hs nặn 
- Yêu cầu HS nặn con vật mình thích theo cách đã được hướng dẫn hoặc cho các em có thể nặn con vật theo cách của các em.
- Gv đến từng bàn gợi ý, động viên, giúp đỡ các em hòan thành bài.
- Dặn Hs giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nặn
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
Bày những bài nặn hòan thành, sắp xếp theo từng đề tài.
Gợi ý cho HS nhận xét :
 - Về hình dáng
 - Về đặc điểm.
Yêu cầu HS xếp lọai các bài nặn.
- Bổ sung và củng cố bài. Nhận xét, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau: Vẽ màu vào hình có sẳn
û lời câu hỏi
- Hs trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv gợi ý cách nặn và minh hoạ
- Hs nặn theo nhóm
- Hs tìm ra bài nặn đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK3 Bai 11 - Bai 15.doc