Giáo án Mỹ thuật 1 - Lê Khánh Điệp - Bài 26-30

I/ Mục tiêu:

Yêu cầu cần đạt:

 - Về kiến thức :- Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.

 - Về kỹ năng : - Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm

 - Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật có trang trí.

* Học sinh khá giỏi :- Tô màu đều, kín hình, màu sắc phù hợp.

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Bài trang trí hình vuông, đường diềm

 - Một vài bài của Hs năm trước

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 1 - Lê Khánh Điệp - Bài 26-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 26	Ngày : 
BÀI 26	:	TẬP VẼ TRANH CĨ HÌNH ẢNH CHIM VÀ HOA 
I/ Mục tiêu:
 Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Hiểu được nội dung đề tài chim và hoa.
 	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ tranh đề tài vẽ chim và hoa.
	 - Vẽ được tranh đề tài có chim và hoa.
 	* Học sinh khá giỏi :- Vẽ được tranh chim và hoa cân đối, màu sắc phù hợp.
 	* Giáo dục môi trường :- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên cây cỏ xung quanh, có ý thức chăm sóc và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- Một vài bài của Hs về đề tài này.
 	2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ vẽ tranh : Vẽ chim và hoa
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho hs xem một số tranh ảnh hoa và chim, đặt câu hỏi:
Màu sắc của hoa ra sao?
Hoa có những bộ phận nào?
Hãy kể các bộ phận của chim?
Chim có những màu sắc gì?
Ta thường thấy chim và hoa ở đâu ?
Khi đi dạo trong vườn hoa em thấy như thế nào ?
=> Trong thiên nhiên có rất nhiều lọai chim và nhiều lọai hoa. Mỗi lọai đều có hình dáng và màu sắc khác nhau mà nhờ đó ta có thể nhận dạng được chúng.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- Để vẽ được một bức tranh chim và hoa trước tiên ta phải biết vẽ chim như thế nào ? Vẽ hoa như thế nào ?
+ Gv minh họa cách vẽ chim và hoa.
- chúng ta phải sắp xếp các h/a vào tranh sao cho phù hợp và vừa với giấy.
- Khi vẽ màu các em cần vẽ màu tươi sáng và làm nổi bật hình ảnh hoa và chim.
+ Cho Hs xem một số bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
* Gợi ý Hs :
-Vẽ hình chim và hoa vừa với phần giấy quy định.
- Gợi ý tìm thêm h/a cho bài vẽ sinh động hơn.
- Hướng dẫn hs vẽ màu tự do có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét: Cách thể hiện đề tài.
Cách vẽ hình.
Màu sắc 
Nội dung
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Quan sát các loại ô tô
û lời câu hỏi
- Hs xem tranh trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs lắng nghe
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 27	Ngày : 
BÀI 27	:	TẬP NẶN HOẶC VẼ CÁI Ô TÔ THOE Ý THÍCH
I/ Mục tiêu:
 Yêu cầu cần đạt:
 	 - Về kiến thức: -Bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật. 
 	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ hay nặn tạo dáng chiếc ô tô. 
	 - Nặn tạo dáng hoặc vẽ được cái ô tô theo ý thích.
 	- Về thái độ :- Tạo thói quen quan sát các đồ vật.
* Học sinh khá giỏi:- Nặn hay vẽ được ô tô cân đối, gần giống mẫu
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh, ảnh một số kiểu dáng ô tô
 - Một vài bài của Hs về đề tài này.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ vẽ về ô tô
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho Hs xem tranh ảnh, đặt câu hỏi:
Đây là xe gì? 
Xe có những bộ phận nào?
( Buồng lái, thùng xe, bánh xe, cửa)
Cho biết màu sắc của chúng?
=> Có rất nhiều lọai xe giao thông trên đường. Xe có từ 4 bánh trở lên được gọi là xe ô tô.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
Gv minh hoạ cách vẽ ô tô :
- Vẽ thùng xe
- Vẽ buồng lái
- Vẽ bánh xe
- Vẽ cửa xe 
+ Vẽ màu
vẽ lên bảng các kiểu xe ô tô.
các em có thể vẽ màu theo ý thích.
- Hs xem bài vẽ Hs năm trước
* Hoạt động 3 : Thực hành
* Gợi ý Hs :
Vẽ hình thùng xe, buồng lái, bánh xe… vừa với phần giấy quy định.
Nhắc các em vẽ ô tô có tỉ lệ cân đối.
Gợi ý tìm thêm h/a cho bài vẽ sinh động hơn.
- Hướng dẫn hs vẽ màu tự do có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét: 
Hình dáng
Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Vẽ tiếp hình vào hình vuông, đường diềm
û lời câu hỏi
- Hs xem tranh trả lời câu hỏi
- Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs lắng nghe
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 28	Ngày : 
BÀI 28	:	 Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM
I/ Mục tiêu: 
Yêu cầu cần đạt:
 	 - Về kiến thức :- Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.
 - Về kỹ năng : - Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm
	- Về thái độ :- Cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật có trang trí.
* Học sinh khá giỏi :- Tô màu đều, kín hình, màu sắc phù hợp.
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- Bài trang trí hình vuông, đường diềm
 - Một vài bài của Hs năm trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông và đường diềm.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu trang trí hình vuông, đường diềm
Gv giới thiệu trang trí hình vuông, trang trí đường diềm 
a) Trang trí hình vuông :
Họa tiết giữa hình vuông được vẽ lớn 
Hoạ tiết, màu sắc ở 4 góc của hình vuông vẽ giống nhau 
Màu sắc giữa họa tiết và nền khác nhau
b) Trang trí đường diềm: 
Hình vẽ, màu sắc các họa tiết trong đường diềm được vẽ 
giống nhau 
- Họa tiết trong đường diềm được sắp xếp lặp đi lặp lại
Màu sắc giữa họa tiết và nền khác nhau
Tóm ý:Trang trí hình vuông và trang trí đường diềm rất phong phú về màu sắc và cách sắp xếp họa tiết. Trang trí 
hình vuông và trang trí đường diềm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như trang trí trên quần áo, , gạch hoa…
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs cách làm bài
* Cách tiến hành:
Yêu cầu Hs xem hình 2, vở tập vẽ 1- bài Trang trí hình vuông Đặt câu hỏi gợi ý:
- Quan sát và cho biết ở 4 góc hoạ tiết vẽ hoàn thành chưa còn thiếu hoạ tiết ở mấy góc ?
- Hoạ tiết được vẽ như thế nào?
- Ở giữa có họa tiết gì? họa tiết vẽ còn thiếu gì?
-Vẽ màu như thế nào cho họa tiết ở 4 góc ?
- Màu nền và màu họa tiết sẽ được vẽ như thế nào ? 
Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
* Giúp hs:
Cách vẽ hình và vẽ màu có độ đậm, độ nhạt.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét: 
Hình vẽ
Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Làm tiếp bài vẽ ở hình 3 - Trang trí đường diềm ở nhà
û lời câu hỏi
- Hs xem tranh lắng nghe
- Hs quan sát hình trả lời câu hỏi
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 29	Ngày : 
BÀI 29	:	 TẬP VẼ MỘT HOẶC HAI CON GÀ VÀ TƠ MÀU
I/ Mục tiêu: 
Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức :- Thấy được hình dáng, đặc điểm, màu sắc của những con gà	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ con gà.
	 - Vẽ được tranh đàn gà và vẽ màu theo ý thích.
 	- Về thái độ :- Yêu mến và biết chăm sóc vật nuôi trong nhà.
* Học sinh khá giỏi :- Vẽ được tranh đàn gà, sắp xếp hình vẽ cân đối, vẽ màu phù hợp.
 * Giáo dục môi trường :- Yêu mến chăm sóc con vật nuôi.
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Tranh, ảnh về gà
 - Một vài bài của Hs năm trước
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng nhau vẽ tranh một đàn gà nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Cho hs xem một số tranh ảnh về gà:
Em thấy gà ở đâu?
Gà trống, khác gà mái ở đặc điểm nào?
Gà con có đặc điểm gì riêng biệt? 
Tóm ý: Gà là vật nuôi rất gần gũi với con người, mỗi con gà trống, mái hay gà con đều có một vẻ đẹp riêng. Chúng được thể hiện rất nhiều trong tranh các họa sĩ, tranh dân gian và tranh của các bạn Hs vẽ nữa.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs cách vẽ
Treo tranh vẽ bài 23, vở tập vẽ 1. Đặt câu hỏi:
-tranh vẽ theo đề tài nào?
-Những con gà trong tranh vẽ như thế nào ?
Yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ gà 
Em sẽ vẽ gì cho hình ảnh xung quanh con gà ?
Gợi ý cho Hs cách vẽ: ta có thể vẽ một con gà hay cả một đàn gà ở phần giấy đã cho trong vở tập vẽ 1.
Cho HS xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3 : Thực hành
Theo dõi để giúp Hs:
- Vẽ nhiều kiểu dáng gà khác nhau và có thể vẽ cả gà trống, gà mẹ và gà con để tranh thêm sinh động.
- Vẽ vừa với phần giấy quy định.
- Gợi ý tìm thêm h/a cho bài vẽ sinh động hơn.
Hướng dẫn hs vẽ màu tự do có đậm, có nhạt.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ hòan thành và hướng dẫn Hs nhận xét: 
Hình ảnh chính
Hình ảnh phụ
Màu sắc 
+ Gv nhận xét chung, tuyên dương
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt
û lời câu hỏi
- Hs xem tranh trả lời câu hỏi
 Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần	: 30	Ngày : 
BÀI 30	:	 Thường thức mĩ thuật 
 TẬP QUAN SÁT,MƠ TẢ HÌNH ẢNH VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH
I/ Mục tiêu:
 Yêu cầu cần đạt :
 	- Về kiến thức :- Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi
- Về kỹ năng :- Biết cách quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
	- Về thái độ :- Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi, chỉ ra bức tranh mình thích nhất.
 	* Học sinh khá giỏi :- Có cảm nhận ban đầu về nội dung và vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt.
 II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- Một vài tranh của thiếu nhi vẽ cảnh sinh họat với các nội dung khác nhau: sinh họat gia đình, bảo vệ môi trường, họat động lễ hội …
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 
	 - Dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta cùng nhau xem tranh thiếu nhi về đề tài sinh hoạt.
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
Giới thiệu một số tranh để Hs nhận ra:
- Đây là tranh vẽ gì?
- Cảnh sinh họat trong gia đình.
- Cảnh sinh họat trong ngày lễ hội.
- Cảnh sinh họat ở sân trường trong giờ ra chơi…
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs xem tranh
- Giới thiệu tranh trong vở tập vẽ 1 và gợi ý:
+ Em hãy quan sát và cho biết tranh vẽ về họat động gì?
+ Hãy cho biết các bạn trong tranh đang làm gì? Hình dáng động tác ra sao?
+ em hãy cho hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu?
+ Hình ảnh chính là gì?
+ Hình ảnh phụ là gì?
+ Cho biết trong tranh có những màu sắc gì?
+ Em có thích bức tranh vẽ không? 
- Bổ sung và tóm ý:
Những bức tranh mà các em vừa xem là những tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.
* Hoạt động 3 :Nhận xét, đánh giá
+ Nhận xét chung tiết học, khen ngợi các em tham gia ý kiến xây dựng bài..
* Dặn dò :
- Chuẩn bị bài học sau :
+ Quan sát cảnh thiên nhiên
û lời câu hỏi
- Hs xem tranh trả lời câu hỏi
- Hs quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy : 

File đính kèm:

  • docK1 Bai 26 - Bai 30.doc