Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 8, Bài 7: Gương cầu lồi - Năm học 2019-2020

Hoạt động 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

GV: Yêu cầu HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Gợi ý phương án: Để gương phẳng ở trước mặt, cao hơn đầu, quan sát các bạn trong gương (đếm số bạn). Tại vị trí đó đặt gương cầu lồi, đếm số bạn quan sát được rồi so sánh.

HS: Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm.

GV: Tổ chức thảo luận chung cả lớp và yêu cầu HS rút ra kết luận

HS: Thảo luận rút ra kết luận.

 II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

I.Thí nghiệm:

+Dụng cụ: 1 gương phẳng; 1 gương cầu lồi có cùng kích thước

+Tiến hành: Đặt gương phẳng và gương cầu lồi ở cùng một vị trí trước mặt, xác định bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.

+Nhận xét: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

2.Kết luận:

Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi ta nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 7 - Tiết 8, Bài 7: Gương cầu lồi - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2019
Ngày giảng: 10/10/2019
Tiết 8. Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi;
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước. 
2. Kĩ năng: 
- Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi;
- Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi. 
3. Thái độ: 
- Hứng thú học tập môn Vật lí; 
- Tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, tỉ mỉ; 
- Tính trung thực trong khoa học; 
- Tinh thần nỗ lực cá nhân, hợp tác trong học tập.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
- Năng lực tư duy, quan sát thí nghiệm để hình thành kiến thức.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp hợp tác, làm việc nhóm để đi đến kết luận.
II. CHUẨN BỊ
2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8 của chương I.
1. Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 quả pin
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài: Gương cầu lồi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức:............................................................................................
2. Khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: 
	GV: Yêu cầu học sinh nêu tính chất của ảnh qua gương phẳng? Những vật có đặc điểm như thế nào thì được gọi là gương phẳng?
- Đặt vấn đề vào bài:
GV làm thí nghiệm: Sử dụng 1 gương phẳng và 1 gương cầu lồi, đặt trước mỗi gương 1 quả pin cùng loại có cùng kích thước, cách các gương 1 khoảng bằng nhau. Yêu cầu học sinh quan sát và chỉ ra đâu là gương phẳng. Vì sao? Nhận xét về ảnh tạo bởi gương còn lại.
	HS: Tập trung quan sát và tích cực thực hiện các yêu cầu của GV.
	GV: Sử dụng kết quả của thí nghiệm trên dẫn dắt vào bài mới.
3. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Xác định tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
Hoạt động 1.1: Thí nghiệm quan sát
GV: 
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H7.1, phát dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu HS quan sát, đưa ra dự đoán của nhóm mình (C1): 
+Ảnh quan sát được là ảnh ảo không? Vì sao?
+Ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật?
HS: Nhận dụng cụ, bố trí thí nghiệm, quan sát và trả lời câu C1
Hoạt động 1.2: Thí nghiệm kiểm tra
GV: Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
HS: Đưa ra các phương án
GV: Định hướng học sinh sử dụng phương án So sánh ảnh tạo bởi 2 gương theo phương án như SGK.
HS: Tiến hành thí nghiệm, thảo luận để thống nhất kết luận.
I. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi
1. Quan sát:
+ Thí nghiệm:
- Dụng cụ: 1 quả pin; 1 gương cầu lồi.
- Tiến hành: Đặt quả pin trước gương cầu lồi.
- Nhận xét:
+Ảnh quan sát được là ảnh ảo
+Ảnh nhỏ hơn vật.
2.Thí nghiệm kiểm tra:
+ Dụng cụ: 2 quả pin; 1 gương cầu lồi; 1 gương phẳng
+ Tiến hành: Đặt 2 quả pin trước gương cầu lồi và gương phẳng
 3. Kết luận: 
1.Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn 
2.Ảnh nhỏ hơn vật
Hoạt động 2: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
GV: Yêu cầu HS nêu phương án xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Gợi ý phương án: Để gương phẳng ở trước mặt, cao hơn đầu, quan sát các bạn trong gương (đếm số bạn). Tại vị trí đó đặt gương cầu lồi, đếm số bạn quan sát được rồi so sánh.
HS: Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm.
GV: Tổ chức thảo luận chung cả lớp và yêu cầu HS rút ra kết luận
HS: Thảo luận rút ra kết luận.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
I.Thí nghiệm:
+Dụng cụ: 1 gương phẳng; 1 gương cầu lồi có cùng kích thước
+Tiến hành: Đặt gương phẳng và gương cầu lồi ở cùng một vị trí trước mặt, xác định bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.
+Nhận xét: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
2.Kết luận:
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi ta nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
Hoạt động 3: Vận dụng
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát H7.4 ,trả lời câu C3, C4 vào vở và giải thích.
HS: Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C3, C4.
GV: Yêu cầu HS nêu ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.
HS: Gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông...
GV: Cho HS theo dõi video về ứng dụng của gương cầu lồi.
HS: Theo dõi video và liên hệ thực tế.
GV: Liên hệ thực tế giáo dục học sinh ý thức chấp hành an toàn giao thông (Lắp gương chiếu hậu khi sử dụng phương tiện giao thông), ý thức bảo về tài sản công (Không nghịch phá, ném vỡ các gương cầu lồi được bố trí trên các đoạn đường khuất, gấp khúc)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần “Có thể em chưa biết” (SGK)
HS: Chú ý lắng nghe
III.Vận dụng: 
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở phía sau. 
C4: Giúp người lái xe nhìn thấy người, xe,...bị các vật cản bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
4. Củng cố.
- Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ? So sánh với ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? So sánh vùng nhìn thấy của hai gương?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
-Học bài, trả lời lại các câu C1- C4 và làm bài tập 7.1- 7.4 (SBT)
-Đọc trước bài 8: Gương cầu lõm
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
DỰ KIẾN KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ:
Câu 1: Vật như thế nào được gọi là gương cầu lồi ?
	A.Vật có dạng mặt cầu lồi.
	B.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng.
	C.Vật có dạng mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
	D.Cả ba vật A, B, C đều đúng.
Câu 2: Vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lồi ?
	A. Lòng chảo nhẵn bóng	
	B. Pha đèn pin.
	C. Mặt ngoài của cái muôi (muỗng) mạ kền.	
	D.Cả ba vật trên.	
Câu 3: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào ?
	A. Là ảnh ảo, bằng vật.	B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
	C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật.	D. Là ảnh thật , nhỏ hơn vật.
Câu 4: Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó ?
	A. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.	B. Cùng là ảnh ảo, bằng vật.
	C. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.	D. Cùng là ảnh ảo.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gương cầu lồi?
	A. Là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi
	B. Cho ảnh ảo nhỏ hơn vật 
	C. Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương
Câu 6: Chọn câu đúng:
	A. Vật đặt trước gương cầu lồi cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
	B. Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng.
	C. Các vật có dạng hình cầu, phản xạ tốt ánh sáng có thể coi là gương cầu lồi.
	D. Cả ba kết luận A, B, C đều đúng.
Câu 7: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?
	A.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng.
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi.
C. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn.
D. Vì cả ba lí do trên.
Câu 8: Nếu nhìn vào gương , thấy ảnh ảo nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:
	A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi
	C. A hoặc B D. Gương cầu lõm
Câu 9:Vùng nhìn thấy trong gương phẳng............vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi (có cùng kích thước ).
	A. bằng	B. hẹp hơn
	C. rộng hơn	D. rộng gấp đôi
Câu 10: ảnh “ảo” của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
	A. Nhỏ hơn vật 	B. Bằng vật 
	C. Lớn hơn vật 	D. Gấp đôi vật
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
B
D
C
B
A
B
B
A

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_7_tiet_8_bai_7_guong_cau_loi_nam_hoc.doc