Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 6: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - Năm học 2018-2019

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

2. Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS (5 phút)

- Hoạt động cá nhân: Ghi vào nhật ký thực hành những suy nghĩ và câu trả lời của mình

- Lực tác dụng lên vật có thể làm :

+ Vật đang đứng yên thì chuyển động, vật đang chuyển động thì dừng lại, đang chuyển động thì chuyển động nhanh hơn, đang chuyển động thì chuyển động chậm lại, vật đang chuyển động theo hướng này lại chuyển động theo hướng khác.

+ Vật bị méo, vỡ, dài ra, ngắn đi, gẫy.

- Thảo luận, thống nhất quan điểm của nhóm ra phiếu học tập.

- Đại diện nhóm dán phiếu học tập lên bảng và thuyết trình quan điểm của nhóm về các hiện tượng có thể xảy ra khi có lực tác dụng lên vật.

- Quan sát màn hình:

1. Những sự biến đổi chuyển động

-Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

- Đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.

2. Những sự biến dạng

- Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 6: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày soạn: 06/ 10/ 2018
Tiết : 6 Ngày dạy : 09/ 10/ 2018
Bài 7: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC 
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
2. Kĩ năng:
- Làm được các thí nghiệm về kết quả tác dụng của lực
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học, tinh thần hợp tác nhóm. 
- Giáo dục đạo đức, thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, sưu tầm một số hình ảnh có liên quan đến bài học.
- Xe lăn, lò xo xoắn, lò xo lá tròn, bi, máng nghiêng
2. Học sinh:
- Thước kẻ mềm, quả bóng cao su, dây chun.
III. PHƯƠNG PHÁP: Bàn tay nặn bột
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Lực là gì? Kể tên một số loại lực mà em biết?
BT: Dùng cụm từ thích hợp (Lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực ép, lực uốn) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Khi chuyển động, lực do đầu tàu hoả tác dụng lên các toa tàu là:......................
b. Khi đậu trên cành cây mềm, con chim làm cho cành cây bị cong xuống. Con chim đã tác dụng lên cành cây một.......................
c. Khi đẩy tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một..............
d. Đặt một cuốn sách lên mặt bàn, lực do cuốn sách tác dụng xuống mặt bàn là... .................
e. Đặt một nam châm gần một định sắt, nam châm tác dụng lên định sắt một...................
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Tình huống xuất phát (1 phút) 
GV: Các em đã biết: Lực là tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác. Trong thực tế có rất nhiều từ để chỉ lực tác dụng trong những tình huống cụ thể khác nhau như: Lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nâng, lực giữ, lực hãm, lực kết dính, lực liên kết.... Khi lực tác dụng lên vật có thể làm vật như thế nào ?
HS: Ghi câu hỏi tình huống vào nhật ký thực hành.
GV: Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhau nghiên cứu:
	TIẾT 6: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC
TRỢ GIÚP CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS (5 phút)
- Bằng cách viết câu trả lời ra vở thực hành, các em hãy suy nghĩ và thử trả lời vấn đề vừa nêu ra.
- Đề nghị các nhóm thảo luận và thống nhất quan điểm của nhóm đưa ra những hiện tượng có thể xảy ra khi lực tác dụng lên vật.
- Mời đại diện các nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình.
+ Lực tác dụng lên vật có thể làm: Vật đứng yên thì chuyển động, đang chuyển động thì đứng yên,đang chuyển động thì chuyển động nhanh hơn, đang chuyển động thì chuyển động chậm lại, đang chuyển động thì chuyển động nhanh hơn, đang chuyển động thì chuyển động chậm lại, đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
Gọi chung là biến đổi chuyển động
+ Lực tác dụng lên vật có thể làm vật: Méo, dài hơn, ngắn hơn........Đó là sự thay đổi hình dạng của vật gọi chung là biến dạng.
- Hoạt động cá nhân: Ghi vào nhật ký thực hành những suy nghĩ và câu trả lời của mình
- Lực tác dụng lên vật có thể làm :
+ Vật đang đứng yên thì chuyển động, vật đang chuyển động thì dừng lại, đang chuyển động thì chuyển động nhanh hơn, đang chuyển động thì chuyển động chậm lại, vật đang chuyển động theo hướng này lại chuyển động theo hướng khác....
+ Vật bị méo, vỡ, dài ra, ngắn đi, gẫy.....
- Thảo luận, thống nhất quan điểm của nhóm ra phiếu học tập.
- Đại diện nhóm dán phiếu học tập lên bảng và thuyết trình quan điểm của nhóm về các hiện tượng có thể xảy ra khi có lực tác dụng lên vật.
- Quan sát màn hình:
1. Những sự biến đổi chuyển động
-Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động.
- Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.
2. Những sự biến dạng
- Đó là những sự thay đổi hình dạng của một vật.
3. Đề xuất giả thuyết và phương án thí nghiệm (6 phút)
+ Các nhóm sau khi thảo luận đã nhất trí cho rằng: "Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng". Đây mới chỉ là giả thuyết ban đầu, các em cần tìm ra một số phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết đó.
1. Dự đoán.
 Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm vật biến dạng.
+ Làm thế nào để kiểm tra xem lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật?
+ Làm thế nào để kiểm tra lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến dạng?
- Nhắc nhở các nhóm chỉ nên đề xuất các phương án TN có thể làm ngay tại lớp với các đồ dùng đã chuẩn bị.
- Hướng dẫn các nhóm trình bày phương án thí nghiệm.
* Phương án TN
 - Cá nhân HS đề xuất phương án TN ra vở thực hành, sau đó thảo luận cả nhóm và thống nhất các phương án khả thi:
+ Một chiếc xe lăn, (quả bóng cao su, viên bi)đang đứng yên, dùng tay đẩy cho chiếc xe (quả bóng cao su, viên bi) chuyển động.
+ Cho viên bi chuyển động trên máng nghiêng va vào khúc gỗ.
+ Xe lăn đang chuyển động, dùng tay giữ cho viên bi dừng lại.
+ Dùng tay kéo một chiếc lò xò, bóp quả bóng cao su
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ trình bày phương án thí nghiệm.
4. Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu (12 phút)
+ Từ các phương án TN, các nhóm lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm của nhóm đề ra.
- Theo dõi, quan sát các nhóm làm TN, ghi lại những nhận xét có thể; giúp đỡ nhóm gặp khó khăn hoặc tiến hành TN không đúng hướng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày:
 + Dụng cụ TN lựa chọn là gì?
 + Tiến hành làm TN như thế nào?
 + Kết quả TN là gì?
2. Thí nghiệm kiểm tra
- Các nhóm lựa chọn dụng cụ thí nghiệm.
+ Nhóm 1:............
+ Nhóm 2:............
+ Nhóm 3:............
+ Nhóm 4:............
- Hoạt động nhóm 
+ Tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm tự chọn. Thư kí ghi cách làm TN và kết quả vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm dán phiếu học tập của N lên bảng và trình bày tên dụng cụ mà nhóm lựa chọn, cách tiến hành TN, kết quả TN. 
5. Kết luận và hợp thức hoá kiến thức (6 phút)
- Chính sửa câu, từ, nội dung trên phiếu học tập của các nhóm (nếu cần)
+ Từ kết quả TN, các em thấy giả thuyết đưa ra có đúng không?
? Có khi nào đồng thời xảy ra cả hai kết quả đó không.
- Yêu cầu HS làm TN hoặc ví dụ minh họa cụ thể cho trường hợp có lực tác dụng xảy ra đồng thời hai kết quả.
+ Để nhận biết một vật có chịu tác dụng của lực hay không, em có thể dựa vào những dấu hiệu nào? 
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về kết quả tác dụng của lực. HS phân tích các kết quả đó.
- Yêu cầu HS chốt kiến thức cơ bản.
- Chú ý quan sát kết quả thí nghiệm của nhóm khác.
- HS tự đối chiếu kết quả TN với dự đoán ban đầu và rút ra kết luận: 
 Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng.
- Qua thí nghiệm, HS phát hiện ra có trường hợp lực tác dụng vào vật làm cho vật vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng.
- HS có thể nêu: 
 + Lấy tay đẩy vào quả bóng cao su đang đứng yên làm quả bóng vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động.
 + Vợt đập vào quả bóng làm quả bóng bị biến dạng đồng thời quả bóng chuyển động.
- HS nêu các dấu hiệu nhận biết một vật chịu tác dụng của lực: 
 + Biến đổi chuyển động của vật.
 + Biến dạng vật
 + Vừa biến đổi chuyển động của vật, vừa biến dạng vật.
- Chú ý quan sát hình ảnh và nhận ra các kết quả tác dụng của lực trong mỗi trường hợp.
3. Kết luận
 Lực tác dụng lên vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng hoặc vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động.
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
	Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức thông qua các câu hỏi trong SGK.
	Sản phẩm: C9, C10, C11
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: Yêu cầu học sinh trả lời C9, C10, C11 (mỗi HS lấy 3 VD)
- GV: Yêu cầu 3 HS nêu VD.
- GV: Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- GV: Giáo viên thống nhất ý kiến.
- GV: Hãy nêu các kết quả t/d của lực? 
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ 
- GV chốt lại KT toàn bài.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Hoạt động cá nhân trả lời câu C9, C10, C11
- HS: trả lời, nêu ví dụ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Báo cáo, thảo luận:
 - Cá nhân báo cáo C9, C10, C11
- Thảo luận lớp, thống nhất.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
C9:
 (1) ném quả bóng từ vị trí A -> B. 
 (2) Kéo chiếc bàn từ vị trí A -> B. 
(3) Kéo xô nước từ giếng lên.
C10:
(1) Dùng tay xé rách một tờ giấy.
(2) Dùng tay uốn cong chiếc, thước kẻ. 
(3) Dùng tay bóp bẹp quả bóng bàn.
C11: Dùng chân đá mạnh vào quả bóng đang đứng yên, làm quả bóng chuyển động...
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tiếp tục hoàn thiện kiến thức qua tự học.
Sản phẩm: Đọc “Có thể em chưa biết”
Cách thức: Tự học
* Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS đọc thêm: “Có thể em chưa biết”.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân đọc: “Có thể em chưa biết”.
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất: Đầu tiết học sau.
4. Hoạt động tiếp nối : 
- Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
Kết quả tác dụng của lực
Biến đổi chuyển động của vật cu
Biến dạng vật
Vừa biến đổi chuyển động của vật, vừa biến dạng vật.
- Học bài và làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Tìm hiểu trước bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực.
*Câu hỏi soạn bài:
- Trọng lực là gì?
- Đơn vị lưc? 
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
NHẬT KÍ THỰC HÀNH
1. Câu hỏi tình huống.
................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................2. Trả lời câu hỏi tình huống( trả lời theo ý hiểu của em)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Nêu dự đoán và phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
 * Dự đoán
................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. * Phương án thí nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tiến hành thí nghiệm.
 * Dụng cụ thí nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. * Cách làm thí nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Rút ra kết luận
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_tiet_6_tim_hieu_ket_qua_tac_dung_cu.doc