Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 5: Lực. Hai lực cân bằng

Hoạt động 2: Phương và chiều của lực

* Chuyển giao NV học tập:

- GV: cung cấp thông tin về phương và chiều của lực

- Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau:

H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?

H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?

C5: Xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nghe báo cáo của các nhóm. Yêu cầu thảo luận và nhận xét.

- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C5.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 5: Lực. Hai lực cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 
Tiết : 5 Ngày dạy : 
BÀI 6: LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
 2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: 
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
 Mỗi nhóm HS: - Nam châm, dây treo, quả nặng.
Cả lớp: Lò xo xe, quả nặng, giá TN, dây treo.
2. Phương pháp: Tìm và giải quyết vấn đề. Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS, thực hành, trực quan, vấn đáp...
3. Kỹ thuật: Động não, ghép đôi, mảnh ghép..
III. CHUỖ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi: Một quả cân bằng sắt có ghi 2kg, số này có ý nghĩa gì? Làm bài 5.5 trong SBT?
- Đáp án: Có ý nghĩa là lượng sắt chứa trong quả cân có khối lượng là 2kg. 
3 Nội dung bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, ghi ra vở tự học ý kiến của mình về vấn đề đặt ra.
* Báo cáo, thảo luận:
- Từng cá nhân trình bày ý kiến.
- Cả lớp thảo luận, tổng hợp các ý kiến.
* Tổng hợp, xác định vấn đề cần nghiên cứu:
- GV đặt vấn đề: GV đặt vấn đề như SGK
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN (Hỗ trợ)
HOẠT ĐỘNG HS
(Tổ chức thực hiện)
NỘI DUNG
(Kết quả cần đạt)
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực
* Chuyển giao NV học tập:
- Giao nhiệm vụ: Đọc thông tin SGK tiến hành làm TN và thảo luận với câu C1 đến C3.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của các nhóm. Yêu cầu thảo luận và nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- GV: đưa ra kết luận chung cho phần này.
* Thực hiện NV học tập:
Học sinh làm 3 thí nghiệm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận (không yêu cầu HSKT Câm)
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1 đến C3.
- HS: hoàn thành kết luận trong SGK và ghi Bài .
 Làm được thí nghiệm và rút ra được nhận xét.
I. LỰC:
1. Thí nghiệm:
a) Hình 6.1
C1: lò xo đẩy xe ra ngoài còn xe ép cho lò xo méo vào trong.
b) Hình 6.2.
C2: lò xo kéo xe vào trong còn xe kéo lò xo dãn ra ngoài.
c) C3: nam châm hút quả nặng.
C4: 
a,  lực đẩy  lực ép 
b,  lực kéo  lực kéo 
c, . lực hút .
2. Rút ra kết luận:
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hoạt động 2: Phương và chiều của lực
* Chuyển giao NV học tập:
- GV: cung cấp thông tin về phương và chiều của lực 
- Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau:
H.6.1: Cho biết lực lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
H.6.2: Cho biết lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương và chiều thế nào?
C5: Xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của các nhóm. Yêu cầu thảo luận và nhận xét.
- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C5.
* Thực hiện NV học tập:
- HS : nắm bắt thông tin và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- Lực do lò xo lá tròn tác dụng lên xe lăn có phương gần song song với mặt bàn và có chiều đẩy ra.
- Lực do lò xo tác dụng lên xe lăn có phương dọc theo lò xo và có chiều hướng từ xe lăn đến trụ đứng.
C5: Phương ngang chiều từ trái sang phải.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
Biết được phương và chiều của lực.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC:
- Mỗi lực có phương và chiều xác định.
C5 lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có phương nằm ngang và có chiều hướng về phía nam châm (trái sang phải).
Hoạt động 3: Hai lực cân bằng
* Chuyển giao NV học tập:
- Giao nhiệm vụ:
C6 và C7: Học sinh trả lời câu hỏi Hình 6.4
C8: Học sinh dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của các nhóm. Yêu cầu thảo luận và nhận xét.
- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6, C7.
- GV: tổng hợp ý kiến và 
đưa ra kết luận chung cho câu C8.
* Thực hiện NV học tập:
- HS : suy nghĩ và trả lời C6, C7
- HS : thảo luận với câu C8.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày C6, C7.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày C8. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- Học sinh trả lời:
C8: a) 1: Cân bằng ; 2: Đứng yên
b) 3: Chiều.
c) 4: Phương; 5: Chiều.
Hiểu được thế nào là hai lực cân bằng.
III. HAI LỰC CÂN BẰNG:
C6: Nếu đội trái mạnh hơn/ yếu hơn/ bằng đội bên phải thì sợi dây chuyển động về phía bên trái/ phải/ không di chuyển.
C7: lực do hai đội tác dụng vào sợi dây có phương cùng nhau và có chiều ngược nhau.
C8:
a)  cân bằng  đứng yên 
b) . chiều..
c) .. phương. chiều 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
	Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được một số vấn đề trong thực tế.
	Sản phẩm: Câu trả lời C9, C10 
	Cách thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thống nhất
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C9, C10. Hướng dẫn HS trả lời.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân trả lời C9, C10 ghi vào vở học tập.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C9, C10.
- Thảo luận lớp, thống nhất.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
C9:
a) . lực đẩy .
b) . lực kéo .
C10: lấy ngón tay trỏ và tay cái cầm viên phấn, khi đó lực của ngón trỏ và lực của ngón cái tác dụng vào viên phấn là hai lực cân bằng nhau.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
	Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được một số vấn đề trong thực tế.
	Sản phẩm: Đáp án trả lời 2 câu hỏi 
	Cách thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thống nhất
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS thực hiện 2 câu hỏi sau:
Câu 1:Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
	A. Lực đẩy.	B. Lực hút.	C. Lực kéo.	D. Lực căng.
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
 Hai lực như thế nào được gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực đó cùng phương, ngược chiều.	
B. Hai lực đó mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
C. Chỉ có hai lực đó tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên.
D. Hai lực đó mạnh bằng nhau.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân trả lời câu 1 và câu 2 ghi vào vở học tập.
* Báo cáo, thảo luận:
- GV: gọi HS khác nhận xét, bổ sung sao đó đưa ra đáp án chung.
- Thảo luận lớp, thống nhất.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
Câu 1
Câu 2
A
B
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (không yêu cầu HSKT)
Mục tiêu: Tiếp tục hoàn chỉnh kiến thức tại nhà
Sản phẩm: Những trường hợp liên quan đến tác dụng của hai lực cân bằng.
Cách thức tiến hành: Tự tìm hiểu
* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS 
- Khuyến khích các em tìm hiểu về một trò chơi vận động cần sử dụng sức mạnh cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo? 
 - Nêu những trường hợp liên quan đến tác dụng của hai lực cân bằng.
- Đọc thêm: “Có thể em chưa biết”
- GV giới thiệu thêm ở phần "Có thể em chưa biết": Theo Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ thì “1 chỉ vàng có khối lượng là 3,75 gam”.
* Thực hiện nhiệm vụ: Tư học tại nhà
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất: Đầu tiết học tiếp theo
4. Hoạt động tiếp nối: Hướng dẫn về nhà
 * Bài cũ:
 - Nội dung cần nắm: 
- Làm BT 6.3; 6.4; 6.5 SBT 
* Chuẩn bị cho tiết sau: 
- Đọc trước bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
* Câu hỏi soạn bài:
- Khi có lực tác dụng lên một vật thì nó có thể gây ra kết quả gì? 
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_tiet_5_luc_hai_luc_can_bang.doc