Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 1: Đo độ dài - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Anh

Tiến hành

- Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.

- PP dạy học: Đặt vấn đề và hoạt động nhóm

*GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chuẩn bị một số đoạn dây dài bằng nhau, giao cho mỗi nhóm một đoạn dây.

- Yc hs dùng gang tay đo độ dài của sợi dây, thống nhất kết quả đo trong nhóm.

- Vấn đề đặt ra: Kết quả đo của các nhóm có giống nhau không? Tìm nguyên nhân.

*HS thực hiện nhiệm vụ:

- Hoạt động nhóm:

 + Dùng gang tay đo độ dài của sợi dây, thống nhất kết quả đo trong nhóm

 + So sánh kết quả đo với nhóm bạn.

 + Tìm ra được nguyên nhân.

*Báo cáo thảo luận:

- Tổ chức cho hs báo cáo kết quả trước lớp:

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đo.

+ Cho hs nhận xét và nêu nguyên nhân sai lệch kết quả đo của các nhóm.

- Nêu cách thực hiện để các nhóm có chung một kết quả đo.

*Tổng hợp kết quả thảo luận- Xác định vấn đề cần tìm hiểu

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Tiết 1: Đo độ dài - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐO ĐỘ DÀI
tiÕt d¹y sö dông cntt
Tuần 1 –Tiết1
Ngày soạn :20/08/2019
Ngày dạy : /08/ 2019
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Nêu được cách tiến hành đo độ dài.
2. Kỹ năng:
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Hợp tác trong hoạt động chung của nhóm.
- Yêu thích bộ môn, ham thích khám phá tìm hiểu kiến thức mới.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hình vẽ thước có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm.
Hình ảnh 1.1; 2.1; 2.2; 2.3; 2.4
Bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”.
Nhóm học sinh: 
Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5cm.
Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng ghi kết quả đo độ dài”
Phiếu để học sinh ghi kết quả thí nghiệm gồm:
 + PHT 1: Phiếu học tập ghi kết quả đo độ dài.
	 +PHT 2: Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận các câu phần vận dụng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: (Khởi động) (3phút)
a) Mục tiêu: 
- HS nhận ra được muốn xác định chính xác độ dài của một vật cần sử dụng dụng cụ đo độ dài.
- Nảy sinh kiến thức mới: Làm thế nào để các nhóm có cùng kết quả đo độ dài của cùng một vật?
	b) Nội dung:
	- Thực hiện dùng gang tay để đo độ dài của một sợi dây. 
- Khi đo độ dài của một vật cần sử dụng dụng cụ đo độ dài.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
PP dạy học: Đặt vấn đề và hoạt động nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chuẩn bị một số đoạn dây dài bằng nhau, giao cho mỗi nhóm một đoạn dây.
- Yc hs dùng gang tay đo độ dài của sợi dây, thống nhất kết quả đo trong nhóm.
- Vấn đề đặt ra: Kết quả đo của các nhóm có giống nhau không? Tìm nguyên nhân.
*HS thực hiện nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm: 
 + Dùng gang tay đo độ dài của sợi dây, thống nhất kết quả đo trong nhóm
 + So sánh kết quả đo với nhóm bạn.
 + Tìm ra được nguyên nhân.
*Báo cáo thảo luận:
- Tổ chức cho hs báo cáo kết quả trước lớp:
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đo.
+ Cho hs nhận xét và nêu nguyên nhân sai lệch kết quả đo của các nhóm.
Nêu cách thực hiện để các nhóm có chung một kết quả đo.
*Tổng hợp kết quả thảo luận- Xác định vấn đề cần tìm hiểu
- Các em hoạt động theo nhóm và tiến hành thực hiện:
+Dùng gang tay đo độ dài của sợi dây, và thống nhất kết quả đo trong nhóm.
 + So sánh kết quả đo với nhóm bạn.
 +Thảo luận nguyên nhân sai lệch.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đo đã thống nhất trong nhóm.
+ Hãy nêu nguyên nhân sai lệch kết quả đo giữa các nhóm.
+ Để có được cùng kết quả đo của một vật ta phải làm thế nào?
c) Sản phẩm mong đợi: Học sinh trả lời được:
- Để có kết quả đo độ dài thống nhất ta phải dùng dụng cụ đo độ dài.
e) Nhận xét : 
2. Hoạt động 2 ( Hình thành kiến thức) (37 phút)
a) Mục tiêu: 
-HS nhận biết được các dụng cụ dùng để đo độ dài, xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ đo.
- HS nhớ lại các đơn vị đo độ dài và đổi được đơn vị đo.
- HS biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ đo độ dài để xác định độ dài của các vật.
- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mình đo được, hợp tác trong hoạt động của nhóm.
b) Nội dung :
- Nêu được đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta.
- Nêu được dụng cụ đo độ dài, GHĐ và ĐCNN của một thước.
- Nêu được cách đo độ dài.
- Vận dụng tiến hành đo được chiều dài của một số vật.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
1) Ôn lại một số đơn vị đo độ dài và ước lượng độ dài của một số vật cần đo. (20 phút)
Kỹ thuật dạy học: Động não.
PP dạy học: Vấn đáp và nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yc hs làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi của giáo viên ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
Tổ chức cho hs làm thực hành ước lượng độ dài.
 + Yc hs làm việc theo nhóm ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn, dùng thước để kiềm tra.
 + Yc làm việc cá nhân ước lượng độ dài của một gang tay, dùng thước kiểm tra. 
*HS thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- Thực hành ước lượng độ dài theo yêu cầu câu C2, C3.
*Báo cáo thảo luận:
- Tổ chức cho hs báo cáo kết quả ước lượng và kết quả đo thực tế.
- Nhận xét kết quả ước lượng của các nhóm, các cá nhân.
*Tổng hợp kết quả thảo luận- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
2/ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
PP dạy học: Nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yc hs làm việc cá nhân: 
+ Kề tên một số dụng cụ đo độ dài mà em biết?
 + GV chiếu hình 1.1 cho hs quan sát, yêu cầu trả lời câu C4.
 + Tìm hiểu thông tin SGK cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
Yc hs hoạt động nhóm nhỏ:
 + GV chiếu một số thước yêu cầu hs thực hiện câu C5.
 + Thảo luận thống nhất trả lời câu C6, C7.
Yc hs hoạt động nhóm lớn: Thực hành đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6
 + GV chiếu các bước thực hành, phát cho mỗi nhóm một số loại thước, phát phiếu học tập bảng kết quả đo độ dài. Yc hs thực hành hoàn thành các nội dung phiếu học tập.
* HS thực hiện nhiệm vụ :
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Hoạt động nhóm nhỏ trả lời các câu C5, C6.
Hoạt động nhóm lớn tiến hành đo độ dài của bàn học và bề dày cuốn sách vật lý 6 theo tiến trình đo độ dài 
* Báo cáo, thảo luận:
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS thảo luận để thống nhất kết quả:
 + Đại diện nhóm báo cáo kết quả (các câu trả lời)
 + Thảo luận lớp.
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần giải quyết 
3) Thảo luận về cách đo độ dài
Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
PP dạy học: Nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm dựa vào phần thực hành đo độ dài trả lời các câu từ C1 đến C5.
- GV chiếu câu C6 ở phần rút ra kết luận, yêu cầu hs làm việc cá nhân hoàn thành phần điền khuyết.
* HS thực hiện nhiệm vụ :
- Hoạt động nhóm dựa vào phần thực hành đo độ dài trả lời các câu từ C1 đến C5.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành phần kết luận ở câu C6. 
* Báo cáo, thảo luận:
- Tổ chức HS báo cáo kết quả thảo luận
 + Đại diện trả lời các câu hỏi thảo luận.
 + Thảo luận lớp.
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần giải quyết 
Hãy làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi sau:
 + Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là gì?
 + Nêu các đơn vị thường dùng lớn và nhỏ hơn mét?
 + Em còn biết những đơn vị đo độ dài nào khác?
 + Mối liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài?
+ Thực hiện câu C1.
Thực hiện ước lượng độ dài:
+ Làm việc theo nhóm câu C2.
+ Làm việc cá nhân câu C3.
Hãy làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kề tên một số dụng cụ đo độ dài mà em biết?
 + Quan sát H 1.1 cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng loại thước nào?
 + Em hãy đọc thông tin SGK và cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước là gì?
Hãy làm việc nhóm nhỏ:
+ Quan sát một số thước được chiếu trên máy, hãy xác định GHĐ và ĐCNN.
+ Thảo luận trong nhóm trả lời câu C6, C7.
Theo dõi các bước tiến hành đo chiều dài, từng nhóm thực hành và hoàn thành kết quả vào phiếu học tập.
Từ phần thực hành đo độ dài, em hãy thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
 + Em chọn dụng cụ đo nào? Tại sao?
 + Em đặt thước đo như thế nào?
 + Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả?
 + Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào? 
Em hãy chọn từ thích hợp trong khung điền vào các chỗ trống trong câu C6.
c) Sản phẩm mong đợi:
- Hs nhớ một số đơn vị đo độ dài và có khả năng ước lượng độ dài của một số vật cần đo.
- Hs kể tên được một số dụng cụ đo độ dài, xác định được GHĐ và ĐCNN của thước đo.
- Có khả năng lựa chọn dụng cụ đo thích hợp với từng vật cần đo.
- Tiến hành đo được độ dài của một số vật theo yêu cầu và rút ra được cách thực hiện đo độ dài.
e) Nhận xét : 
3. Hoạt động ( Củng cố kiến thức và vận dụng )(3 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố kiến thức bài học.
- Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
 b) Nội dung : 
 - Củng cố các nội dung: Đơn vị và dụng cụ đo độ dài; GHĐ, ĐCNN của thước đo; Cách đo độ dài.
 - Một số bài tập vận dụng kiến thức đã học trong bài
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
Kỹ thuật dạy học: Động não.
PP dạy học: Vấn đáp
* GV chuyển giao nhiêm vụ : 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên.
Gv chiếu lần lượt hình 2.1, 2.2, 2.3 yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các câu C7, C8, C9
*HS thực hiện nhiêm vụ :
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của GV.
Hoạt động cá nhân quan sát hình 2.1, 2.2, 2.3 trả lời các câu hỏi C7, C8, C9
* Báo cáo, thảo luận:
- Điều khiển HS:
+ Trả lời các câu hỏi
+ Thống nhất trong lớp.
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần giải quyết. 
- Các em quan sát làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
 + Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
 + Kể tên một số dụng cụ dùng để đo độ dài?
 + GHĐ và ĐCNN của một thước là gì?
 + Nêu cách đo độ dài?
Quan sát hình 2.1, 2.2, 2.3 hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu C7, C8, C9.
d) Sản phẩm mong đợi:
 - Vận dụng được kiến thức trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
e) Nhận xét : .
4. Hoạt động (Tìm tòi, mở rộng): (2 phút) (Giao việc về nhà)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức vào trong cuộc sống.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu về thêm một số đơn vị đo độ dài khác trong thực tế.
- Biết lựa chọn và sử dụng thước đúng cách để đo độ dài của các vật.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
- GV chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
- GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). 
Hãy tìm hiểu các đơn vị đo độ dài khác trong thực tế. 
 Liên hệ giữa các đơn vị đo độ dài đó với đơn vị đo độ dài đã được học trong bài.
Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao của người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiểu dài của bàn chân người đó. Hãy thực hiện đo kiểm tra xem điều đó có đúng không và báo cáo ở tiết học sau.
d) Sản phẩm mong đợi:
- Bài trả lời của HS về các nội dung giáo viên yêu cầu tìm hiểu ngoài giờ học. 
e) Nhận xét : 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_tiet_1_do_do_dai_nam_hoc_2019_2020.docx