Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất.

- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn

2.Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

3.Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Giáo án, SGK

- Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế dầu, 1 đèn cồn, băng phiến, bảng phụ kẻ ô vuông.

2. Học sinh:

- Mỗi HS: 1 tờ giấy kẻ ô vuông.

III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH

1. Các hoạt động đầu giờ:

 *) Đặt vấn đề vào bài mới : (3ph)

- GV gọi HS đọc phần mở đầu trong SGK.

- HS đọc phần mở đầu trong SGK và lắng nghe phần đặt vấn đề của GV.

- Việc đúc đồng liên quan đến hiện tượng vật lý: Sự nóng chảy và sự đông đặc. Đặc điểm của hiện tượng này như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu.

2. Nội dung bài học.

Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy (5ph)

+) Mục tiêu:

- Học sinh nhận biết được chức năng của từng dụng cụ thí nghiệm

- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm.

+) Nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

+) Phương thức thực hiện: Gv cho Hs hoạt động cá nhân.

+) Sản phẩm: Kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến

+) Tiến trình thực hiện:

 

doc38 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
́t đó.
+) Tiến trình thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát bảng 25.2
- Nhiệt độ nóng chảy cảu một số chất
và yêu cầu HS trả lời câu C5 SGK - 78 
3. Vận dụng 
- Hs lắng nghe, tiếp cận nhiệm vụ
- Hs thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận trả lời câu C5, 
C5: 
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ –40C đến 00C.
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1, nước đá nóng chảy, nhiệt độ của nước đá không thay đổi.
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học: (4’)
*) Củng cố, luyện tập: 
 - Thế nào là sự nóng chảy?
 - Hãy nêu đặc điểm của sự nóng chảy?
 - Yêu cầu HS làm bài tập 24-25.1 (SBT). 
*) Hướng dẫn học sinh tự học: 
 - Học bài và làm bài tập 24-25.3 đến 24-25.6 (SBT).
 - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông.
 - Đọc trước bài 25: Sự nóng chảy và sự đông dặc (tiếp theo
Chiềng Khoong, ngày........tháng ........năm 2019
Ký duyệt giáo án của tổ chuyên môn
Ngày soạn
/ /2019
Ngày dạy
/ /2019
Dạy lớp
6D
Tiết 29: SỰ NÓNG CHẢY – SỰ ĐÔNG ĐẶC (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất. 
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc.
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Giáo án, dụng cụ thí nghiệm phục vụ tiết dạy.
- Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế dầu, 1 đèn cồn, băng phiến, bảng phụ kẻ ô vuông.
	2. Học sinh: 
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới .
- Một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ: Kiểm tra-Tổ chức tình huống học tập (5ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy?
- Yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần.
- ĐVĐ: Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn là sự đông đặc. Sự đông đặc có đặc điểm gì, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong bài hôm nay.
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự núng chảy.
- Phần lớn cỏc chất núng chảy ở nhiệt độ xỏc định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ núng chảy. Nhiệt độ núng chảy của cỏc chất khỏc nhau thỡ khỏc nhau.
- Trong suốt thời gian núng chảy nhiệt độ của vật khụng thay đổi.
- HS đọc phần mở đầu trong SGK và lắng nghe phần đặt vấn đề của GV.
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc (5ph)
+ Mục tiêu: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Nhiệm vụ: Làm được mục II
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Làm được mục II
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục II.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu cho HS dụng cụ và cách làm thí nghiệm. 
- GV treo bảng 25.1- SGK/77, nêu lại cách theo dõi để ghi lại kết quả đo nhiệt độ và trạng thái của băng phiến.
II- Sự đông đặc
- HS nêu dự đoán của mình trước lớp.
- Theo dõi bảng kết quả thí nghiệm để vận dụng cho việc phân tích kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2: Phân tích kết quả thí nghiệm (20ph)
+ Mục tiêu: : 
Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình đông đặc.
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục 1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trên bảng phụ có kẻ ô vuông dựa vào bảng số liệu 25.1
- Thu bài của một số HS và cho HS khác trong lớp nhận xét.
- GV lưu ý sửa chữa những sai sót cho HS, khuyến khích cho điểm những em vẽ tốt.
- GV treo bảng phụ hình vẽ đúng đã vẽ sẵn để HS so sánh.
- Dựa vào đường biểu diễn, hướng dẫn, điều khiển HS thảo luận các câu C1, C2, C3.
- C1:Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?
- C2: Trong các khoảng thời gian sau dạng của đường biểu diễn có những đặc điểm gì:
– Từ phút 0 đến phút thứ 4?
 Từ phút 4 đến phút thứ 7?
– Từ phút 7 đến phút thứ 15?
- C3: Trong các khoảng thời gian sau nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào?
– Từ phút 0 đến phút thứ 4?
– Từ phút 4 đến phút thứ 7?
– Từ phút 7 đến phút thứ 15?
1- Phân tích kết quả thí nghiệm
- HS vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ vuông đã chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- Nhận xét về đường biểu diễn của các bạn trong lớp.
- C1: Nhiệt độ 80oC.
- C2: 
Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.
Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
- C3:
– Giảm.
– Không thay đổi.
– Giảm.
+ Phương án kiểm tra: Vấn đáp trong các hoạt động.
+ Đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: Hợp tác trong học tập, rút ra được kết luận.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận (6ph)
+ Mục tiêu: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.
- Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
+ Nhiệm vụ: Thực hiện mục 2 SGK.
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Thực hiện mục 2.
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục 2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C4.
- GV chốt lại kết luận chung cho sự đông đặc.
- So sánh đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc?
2- Kết luận
- Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời.
C4: Băng phiến đông đặc ở 800C, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.
Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Kết luận: 
+ Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy.
+ Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(9ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C5, C6, C7.
- Điều khiển HS thảo luận các câu trả lời.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Vào mùa đông, ở các xứ lạnh khi lớp nước phía trên mặt đóng băng có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của lớp nước phía dưới, vì vậy lớp băng ở phía trên tạo ra một lớp cách nhiệt, cá và các sinh vật khác vẫn có thể sống được ở lớp nước phía dưới lớp băng.
- Ở các xứ lạnh, vào mùa đông có tuyết. Băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Khi gặp thời tiết như vậy cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể.
- GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ).
- Khi đốt nến có những quá trình chuyển thể nào?
*. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 24-25.2, 24-25.7, 24-25.8 (SBT).
- Đọc trước bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
III- Vận dụng
- Trả lời và thảo luận câu C5, C6, C7
C5: H25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước.
C6: Đồng nóng chảy: Rắn lỏng.
 Đồng đông đặc: Lỏng rắn.
C7: Vì nhiệt độ này là nhiệt độ xác định và không thay đổi trong quá trình nước đá đang tan.
 Nóng chảy- đông đặc
	Ngày tháng năm 2019
	Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn
/ /2019
Ngày dạy
/ /2019
Dạy lớp
6D
Tiết 30: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của ít nhất 02 chất lỏng.
Nhận biết được: Hiện tượng chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi của chất lỏng.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng bay hơi đồng thời vào ba yếu tố.
 - Xây dựng được phương án thực nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng đối với sự bay hơi của chất lỏng.
Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng bay hơi trong thực tế.
2. Kỹ năng: Biết cách vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.
3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
- Mỗi HS: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 2 đĩa nhôm nhỏ, 1 cốc nước.
	2. Học sinh: Đọc trước bài sự bay hơi, sự ngưng tụ.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ: Kiểm tra-Tổ chức tình huống học tập (9ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc? 
Chữa bài tập 24-25.3 và 24-25.5 (SBT).
- GV dùng khăn ướt lau lên bảng, yêu cầu HS quan sát và hỏi: Nước đã biến đi đâu mất?
- GV: Đó cũng chính là nguyên nhân nước mưa trên mặt đường nhựa biến mất (H26.1/ SGK).
- GV nhắc lại : nước và mọi chất lỏng đều có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể hơi.
- Yêu cầu HS tìm ví dụ và ghi vào vở một ví dụ về sự bay hơi của một chất (khác nước).
- GV rút ra kết luận.
- HS suy nghĩ, nêu nguyên nhân nước biến thành hơi bay đi. 
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi (10ph)
+ Mục tiêu: Nhận biết được: Hiện tượng chất lỏng chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi của chất lỏng.
+ Nhiệm vụ: Làm được mục I
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Làm được mục I
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục I.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát H26.2 để rút ra nhận xét. Yêu cầu HS phải mô tả lại hiện tượng trong hình, so sánh hình A1 với hình A2, B1 và B2, C1 và C2.
Yêu cầu HS phải dùng các thuật ngữ “tốc độ bay hơi”, “nhiệt độ”, “gió”, “mặt thoáng” để mô tả và so sánh các hiện tượng trong hình vẽ. 
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C4
- Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời.
I- Sự bay hơi
1- Ví dụ về sự bay hơi
- HS ghi ví dụ vào vở và nêu trước lớp.
- Nhận xét: Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.
2- Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a) Quan sát hiện tượng
- HS quan sát tranh vẽ, mô tả hiện tượng xảy ra
- Trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. 
- C1: Nhiệt độ.
- C2: Gió.
- C3: Mặt thoáng.
b) Nhận xét
- Nêu nhận xét theo hướng dẫn của GV:
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng
- Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C4. Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C4: + Nhiệt độ càng cao (thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).
+ Gió càng mạnh (yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ).
+ Phương án kiểm tra: Vấn đáp trong các hoạt động.
+ Đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: Hợp tác trong học tập, rút ra được kết luận.
Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán (18ph)
+ Mục tiêu: Dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu sự phụ thuộc của hiện tượng bay hơi đồng thời vào ba yếu tố.
+ Nhiệm vụ: Thực hiện mục 1 SGK.
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Thực hiện mục 1.
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục 1.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Tốc độ bay hơi của chất chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố, ta chỉ có thể kiểm tra tác động của từng yếu tố một, giữ nguyên 2 yếu tố còn lại.
- Muốn kiểm tra yếu tố nhiệt độ phải làm thí nghiệm như thế nào (dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)?
- Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau? 
- Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
- Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
- GV hướng dẫn và theo dõi HS làm thí nghiệm. Yêu cầu HS thảo luận về kết quả thí nghiệm và rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ.
c) Thí nghiệm kiểm tra
- HS thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra: dụng cụ và cách tiến hành.
C5: Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau.
C6: Đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió
C7: Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
- HS lắp thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Thảo luận về kết quả thí nghiệm và kết luận.
C8: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.
+ Phương án kiểm tra: Vấn đáp trong các hoạt động.
+ Đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: Hợp tác trong học tập, rút ra được kết luận.
Hoạt động 3: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng (5ph)
+ Mục tiêu: - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Xây dựng được phương án thực nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng đối với sự bay hơi của chất lỏng.
+ Nhiệm vụ: Thực hiện mục 2 SGK.
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Thực hiện mục 2.
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục 2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS về nhà vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí.
- Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90%. Không khí có độ ẩm cao (xấp xỉ 100%) ảnh hưởng đến sản xuất, làm kim loại chóng bị ăn mòn, đồng thời cũng làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp (dưới 60%) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Khi lao động và sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành nguồn năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt. Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí mang theo nhiệt lượng. Độ ẩm không khí quá cao khiến tốc độ bay hơi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của con người.
- Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng.
- Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch.
- HS tiến hành hoạt động ở nhà (có thể tiến hành theo nhóm).
+ Phương án kiểm tra: Vấn đáp trong các hoạt động.
+ Đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh: Hợp tác trong học tập, rút ra được kết luận.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(3ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ).
- Yêu cầu HS trả lời câu C9, C10
- Làm bài tập 26-27.1, 26-27.2 (SBT).
 - Đọc trước bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ(tiếp theo)
C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.
C10: Nắng nóng và có gió.
	Ngày tháng năm 2019
	Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn
/ /2019
Ngày dạy
/ /2019
Dạy lớp
6D
TIẾT 31: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiện tượng một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ của chất đó. Mọi chất lỏng có thể bay hơi đều có thể ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
- Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
- Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng trong thực tế.
2. Kỹ năng: Biết cách sử dụng nhiệt kế, quan sát, so sánh và sử dụng đúng các thuật ngữ.
3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
- Mỗi nhóm HS: 2 cốc thuỷ tinh, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài sự bay hơi, sự ngưng tụ.
	III/ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ: Kiểm tra-Tổ chức tình huống học tập (12ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS1: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? 
HS2: Hãy giới thiệu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng? Yêu cầu HS cả lớp tham gia thảo luận. 
- GV làm thí nghiệm: Đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước. Một lúc sau nhấc đĩa ra, cho HS quan sát và nêu nhận xét.
- Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
- Nhiệt độ, giú, diện tớch mặt thoỏng.
- dựng hai đĩa giống nhau dặt trong 1 phũng cú nhiệt độ như nhau, một đĩa dặt trước quạt , một đĩa khụng.
- Một đĩa to, một đĩa nhỏ dặt trong phũng cú nhiệt độ và giú như nhau.
- HS quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét.
I- Sự ngưng tụ
- Ghi vở:
 Bay hơi
 Lỏng Hơi
 Ngưng tụ 
2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán (16ph)
+ Mục tiêu: Hiện tượng một chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ của chất đó. Mọi chất lỏng có thể bay hơi đều có thể ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
+ Nhiệm vụ: Làm được mục I
+ Phương thức thực hiện: HS Hoạt động cá nhân, nhóm. 
+ Sản phẩm: Làm được mục I
+ Tiến trình thực hiện, dự kiến câu trả lời của học sinh: Hs hoạt động cá nhân, nhóm Thực hiện mục I.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gợi ý để HS tham gia vào việc đưa ra dự đoán: Muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ , phải làm tăng hay giảm nhiệt độ?
- ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, bằng cách giảm nhiệt độ của không khí , ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này.
- Hướng dẫn HS cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn và theo dõi HS trả lời, thảo luận nhóm và ở lớp cho các câu C1, C2 C3, C4, C5 để thống nhất câu trả lời.
- C1: Có gì khác nhau giữa cốc thí nghiệm và cốc ở ngoài đối chứng.
- C2: Có hiện mặt ngoài của cốc thí nghiệm? tượng gì xảy ra ở hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không?
- C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra ngoài không? Tại sao?
- C4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có.
- C5: Dự đoán có đúng không?
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ quanh nhà có nhiều sông hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy, cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch.
+ Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh giảm khả năng quang hợp. Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù.
II. Sự ngưng tụ:
 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: 
 a. Dự đoán:
- Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi:
Dự đoán: khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra.
b- Thí nghiệm kliểm tra
- HS có thể vạch kế hoạch thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Các nhóm lấy dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
c- Rút ra kết luận
- Cá nhân HS trả lời câu C1, C2, C3, C4, C

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan