Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng

* Khối lượng:

* Chuyển giao NV học tập:

- Yêu cầu trả lời C1, C2. Và điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nghe báo cáo của cá nhân học sinh.

- Yêu cầu thảo luận và nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3 đến C6.

- GV điều chỉnh, bổ sung nhận xét của HS.

* Đơn vị khối lượng:

* Chuyển giao NV học tập:

- Đọ thông tin SGK trang 18 cho biết Đơn vị khối lượng mà chúng ta hàng ngày sử dụng là gì?

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nghe báo cáo của cá nhân học sinh.

- Yêu cầu thảo luận và nhận xét,

- GV nhận xét

- GV: cung cấp thông tin về đơn vị của khối lượng.

* Các đơn vị khối lượng khác:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 6 - Bài 5: Khối lượng. Đo khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 20/ 9/ 
Tiết : 4 Ngày dạy : 25/ 9/ 
BÀI 5: KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu của bài
1. Kiến thức:
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
2. Kĩ năng:
- Đo được khối lượng bằng cân.
- Biết cách xác định khối lượng của 1 vật, đổi giá trị giữa các đơn vị khối lượng.
3. Thái độ: 
- Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Từ vấn đề thực tế cuộc sống được đặt ra, HS dự đoán, làm thí nghiệm nhằm xác định và làm rõ thông tin.
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề: Tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn có liên quan (khắc phục sự cố, những ứng dụng thực tiễn).
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Thao tác và an toàn trong thực hành, thí nghiệm.
- Năng lực hợp tác, trình bày và trao đổi thông tin: Làm thí nghiệm, trình bày kết quả thí nghiệm, thảo luận, thống nhất.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn
+ K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo.
+ K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp  ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
+ P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
+ X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp
+X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Mỗi nhóm HS: Cân đĩa, cân đồng hồ, vật nặng.
2. Học sinh: Nghiên cứu SGK
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN (Hỗ trợ)
HOẠT ĐỘNG HS
(Tổ chức thực hiện)
NỘI DUNG
(Kết quả cần đạt)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	Mục tiêu: Từ vấn đề đặt ra, học sinh nêu ra được cách đo khối lượng của một vật.
	Sản phẩm: Vở tự học có nêu ra được cách đo khối lượng của một vật.
	Cách thức tiến hành: Hoạt động cá nhân, báo cáo và thảo luận lớp, tổng hợp các ý kiến. 
* Chuyển giao NV học tập:
- Giao nhiệm vụ: Trong thực tế chúng ta thấy để so sánh khối lượng của vật này với vật kia, xem vật nào có khối lượng lớn hơn hay đo khối lượng bằng dụng cụ gì?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của cá nhân học sinh.
- Yêu cầu thảo luận và nhận xét.
- Tổng hợp, xác định vấn đề cần nghiên cứu: GV đặt vấn đề: GV đặt vấn đề như SGK
* Thực hiện NV học tập:
- Cá nhân nghiên cứu, ghi ra vở tự học ý kiến của mình về vấn đề đặt ra.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Từng cá nhân trình bày ý kiến.
- Cả lớp thảo luận, tổng hợp các ý kiến.
HS xác định được dụng để đo khối lượng của một vật: Cân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: khối lượng, đơn vị khối lượng.
* Khối lượng:
* Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu trả lời C1, C2. Và điền vào chỗ trống các câu: C3, C4, C5, C6.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của cá nhân học sinh.
- Yêu cầu thảo luận và nhận xét, bổ xung sau đó đưa ra kết luận chung cho câu C3 đến C6.
- GV điều chỉnh, bổ sung nhận xét của HS.
* Đơn vị khối lượng:
* Chuyển giao NV học tập:
- Đọ thông tin SGK trang 18 cho biết Đơn vị khối lượng mà chúng ta hàng ngày sử dụng là gì?
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của cá nhân học sinh.
- Yêu cầu thảo luận và nhận xét,
- GV nhận xét 
- GV: cung cấp thông tin về đơn vị của khối lượng.
* Các đơn vị khối lượng khác:
- gam (g): 1g = kg.
- héctôgam (lạng): 1 lạng = 100g.
- tấn (t): 1t = 1000kg.
- miligam (mg): 1mg = g.
- tạ: 1 tạ = 100kg.
* Thực hiện NV học tập:
- Học sinh thực hiện ghi ra giấy.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Từng cá nhân trình bày ý kiến về C1, C2.
- Cả lớp thảo luận, tổng hợp các ý kiến. và đưa ra được kết luận chung cho C3 đến C6.
* Thực hiện NV học tập:
- Học sinh tìm hiểu trong SGK và trả lời yêu cầu.
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận (không yêu cầu HSKT Câm thực hiện)
- Từng cá nhân trình bày câu trả lời.
- Cả lớp thảo luận, đưa ra kết luận chung: Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kg).
- HS : nắm bắt thông tin.
Nắm được khối lượng, đơn vị đo khối lượng
1. Khối lượng:
C1: 397g là lượng sữa chứa trong hộp sữa
C2: 500g là lượng bột giặt có trong túi bột giặt
C3: . 500g .
C4: . 397g .
C5: . khối lượng .
C6: . lượng .
 Khối lượng: Chỉ lượng chất chứa tạo thành vật đó.
2. Đơn vị khối lượng:
Đơn vị khối lượng: Đơn vị đo khối lượng là kí lô gam.
Kí hiệu là: Kg
Hoạt động 2: Đo khối lượng
* Chuyển giao NV học tập:
- Yêu cầu tìm hiểu SGK trả lời C7, C8,C9, C10.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nghe báo cáo của các nhóm. 
 tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C7.
- GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C8.
- GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C10.
- GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C11.
- GV chính xác hóa nội dụng.
* Thực hiện NV học tập:
- HS : thảo luận với câu C7
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình 
bày.
- Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- Lắng nghe.
- HS : thảo luận C10. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
- HS : suy nghĩ và trả lời C11.
Biết được cân đồng hồ, Rô-bec-van và cách để cân một vật.
II. ĐO KHỐI LƯỢNG:
1. Tìm hiểu cân đồng hồ:
C7: Tùy vào HS
C8:
GHĐ: . ĐCNN: .
C10
tùy vào HS
2. Các loại cân khác:
C11
- hình 5.3 là cân y tế
- hình 5.4 là cân tạ
- hình 5.5 là cân đĩa
- hình 5.6 là cân đồng hồ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được một số vấn đề trong thực tế.
	Sản phẩm: Câu trả lời 
	Cách thức: Hoạt động cá nhân, thảo luận lớp, thống nhất
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- C12: Các em tự xác định GHĐ và ĐCNN của cân ở nhà.
- C13: Ý nghĩa biển báo 5T trên hình 5.7 trong SGK trang20.
- Trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu 1:Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ
	A. thể tích của hộp mứt.
	B. khối lượng của mứt trong hộp.
	C. sức nặng của hộp mứt.
	D. số lượng mứt trong hộp.
Câu 2: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hoá?
	A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml
	B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
	C. ở một số của hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99.
	D. Trên vỏi túi xà phòng bột có ghi: Khối lượng tịnh 1kg
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân trả lời C12, C13 ghi vào vở học tập.
* Báo cáo, thảo luận:
- Cá nhân trả lời câu C12, C13
- Thảo luận lớp, thống nhất.
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức:
- C12: Tùy học sinh xác định.
- C13: Xe có khối lượng trên 5T không được qua cầu.
Câu 1
Câu 2
B
D
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (không yêu cầu HSKT thực hiện)
Mục tiêu: Tiếp tục hoàn chỉnh kiến thức tại nhà
Sản phẩm: Những kiến thức có liên quan đến khối lượng và cách đo khối lượng.
Cách thức tiến hành: Tự tìm hiểu
* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS 
- Nêu những kiến thức có liên quan đến khối lượng và cách đo khối lượng.
- Đọc thêm: “Có thể em chưa biết”
* Thực hiện nhiệm vụ: Tư học tại nhà
* Báo cáo, thảo luận, thống nhất: Đầu tiết học tiếp theo
* Tổng hợp, chính xác hóa kiến thức
4. Hoạt động tiếp nối: Qua bài học em rút ra được kiến thức gì?
- Khi cân cần ước lượng khối lượng vật cần cân, điều này có ý nghĩa gì?
- Hướng dẫn về nhà
 + Học bài, trả lời lại các câu C1 đến C13 (SGK).
 + Làm bài tập 5.3- 5.5 (SBT).
 + Đọc trước bài 6: Lực - Hai lực cân bằng.
Câu hỏi sọan bài: Lực là gì ? Thế nào là hai lực cân bằng ?
IV Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_6_bai_5_khoi_luong_do_khoi_luong.doc