Giáo án môn Vật lý 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được đơn vị đo lực.

 - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.

- Nêu được phương và chiều của trọng lực.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức thu nhận được vào thực tế và kỹ thuật: Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng.

3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Cho mỗi nhóm học sinh: Một giá treo, một lò xo, một quả nặng 100g có móc treo, một viên phấn, một dây dọi, một khay nước, một chiếc êke.

III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ-7’

HS: Làm bài 7.2?

GV: ĐVĐ H: Em hãy cho biết trái đất hình gì và em có đoán được vị trí người trên trái đất ntn? mô tả lại điều đó?

H: Em hãy đọc mẩu đối thoại giữa 2 bố con Nam hãy tìm phương án để hiểu lời giải thích của bố?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Đồ dùng: Một giá treo, một lò xo, một quả nặng 100g có móc treo, một viên phấn.

 

doc91 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Vật lý 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Phân tích bảng biểu, đánh giá
3. Thái độ: Nghiêm túc chính xác, ý thức hợp tác, có ý thức vận dụng KT vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Luyện tập, vấn đáp, hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG GV và HS
NỘI DUNG
H: Hãy nêu tên dụng cụ dùng để đo:
 A. Độ dài 
 B. Thể tích 
 C. Lực
 D. Khối lượng
H: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác là gì?
H: Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
H: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
H: Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là gì? 
H: Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
H: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu C9?
H: Hai HS lên bảng làm câu C10, C11?
H: Hãy trả lời câu C12, C13?
Kết luận:
GV: Chốt lại kiến thức
I. Lý thuyết:
HS lần lượt trả lời
C1: 
 A. Thước
 B. Bình chia độ, bình tràn.
 C. Lực kế
 D. Cân.
C2: Lực.
C3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
C4: Hai lực cân bằng.
C5: Trọng lực hay trọng lượng.
C7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
C8: Khối lượng riêng
C9: Đơn vị đo độ dài là một, kí hiệu là m.
Đơn vị đo thể tích là một khối, kí hiệu là m3.
Đơn vị đo lực là Niu tơn, kí hiệu là N.
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam trên một khối, kí hiệu là kg/m3
HS lên bảng làm câu C10, C11
C10: P = 10m
C11: D = m/V
C12 : mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
C13:
– Ròng rọc.
– Mặt phẳng nghiêng.
– Đòn bẩy
HOẠT ĐỘNG 2: VẬN DỤNG
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm BT, HS dưới lớp làm ra nháp
Bài 1:
 Nếu khối lượng của 1 hòn đá là 230 kg mà lực kéo của mỗi người là 300 N thì 6 người này có kéo được hòn đá lên theo phương thẳng đứng không? vì sao?
Bài 2: 
Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một khúc gỗ cú thể tích là 0,5 m3 
GV: Gọi HS NX-BX sau đó gv NX sửa sai nếu có 
GV: YC hoạt động nhóm 5’ thực hiện- Các nhóm thực hiện và báo cáo
Bài 3: 
1kg kem giặt ViSô có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt của Vi Sô 
GV: Gọi HS NX-BX sau đó gv NX sửa sai nếu có 
Kết luận: 
GV: Chốt lại các dạng bài tập
II. Vận dụng: 
2 HS lên bảng làm BT, HS dưới lớp làm ra nháp
Bài 1: Không, vì lực kéo của mỗi người là 300 N mà 5 người có lực kéo là 300N.6= 1800 (N) nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá là 230kg.10= 2300 (N)
Bài 2: Khối lượng khúc gỗ là:
m= D.V= 800.0,5= 400(Kg) 
Trọng lượng của khúc gỗ là:
P= 10.m= 10. 400= 4000(N)
Bài 3: 
900cm3= 0,9m3
Khối lượng riêng của kem giặt Vi Sô là:
D= m/V= 1/0,9= 1111,1(kg/m3)
HS NX
3. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ từ bài 1 đến bài 8 
	- Giải lại toàn bộ các bài tập đã làm và các câu hỏi đã làm tiết sau kiểm tra học kỳ I
V. RÚT KINH NGHIỆM
PHÒNG GD&ĐT TP HOÀ BÌNH
TRƯỜNG TH&THCS TRUNG MINH
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 6 
 (Thời gian làm bài: 45 Phút, không kể thời gian giao đề)
 Ngày ra đề: ; Ngày duyệt đề: ;Ngày kiểm tra: 
(Đề bài gồm có 03 chủ đề, 9 câu, 10 điểm)
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Các phép đo
Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
 Vận dụng D=m/V, 
d = 10D để giải bài tập đơn giản.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1(C5)
0,5
5%
1/2(C2a)
1,5
15%
1,5
2,0
20%
2. Lực
- Nhận biết lực.
- Nêu được kết quả tác dụng của lực vào vật.
- Hiểu thế nào là lực đàn hồi.
- Hiểu được kết quả của lực khi tác dụng vào vật.
 Vận dụng 
P=10m để tính được P khi biết m và ngược lại. 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1(C1)
0,5
5%
1(C1)
2,0
20%
2(C3,4)
1,0
10%
1/2(C2b)
1,0
10%
4,5
4,5
45%
3. Máy cơ đơn giản
Nêu được các máy cơ đơn giản.
Nêu tác dụng của máy cơ đơn giản.
Lấy được ví dụ thực tế về máy cơ đơn giản.
Giải thích ứng dụng thực tế của mặt phẳng nghiêng.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1/3(C3a)
1,0
10%
1(C2)
0,5
5%
1(C6)0,5
5%
1/3(C3b)
0,5
5%
1/3(C3c)1,0
10%
3
3,5
35%
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ %:
7/3
3,5
35%
4
2,0
20%
7/3
3,5
35%
1/3
1,0
10%
9
10
100%
PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH TRƯỜNG TH&THCS TRUNG MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6 
Ngày kiểm tra:  tháng 12 năm 2018
Thời gian: 45phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đê kiểm tra gồm có 02 trang)
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) 
 	Hãy chọn phương án trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:
	A. Lực căng.	B. Lực hút.	C. Lực kéo.	D. Lực đẩy.
Câu 2: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
	A. Búa nhổ đinh;	B. Kìm điện;	C. Kéo cắt giấy;	D. Con dao thái.
Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt;
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp;
C. Trọng lượng của một quả nặng;
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 4: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
 	A. Quả bóng bị biến dạng;
 	B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi;
 	C. Không có sự biến đổi nào xảy ra;
 	D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Câu 5: Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
Thước 25cm có ĐCNN tới mm;	 B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm;
Thước 20cm có ĐCNN tới mm;	D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.
Câu 6: Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật;
 Có thể làm giảm trọng lượng của vật;
Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật;
Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) 
Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?
Câu 2: (2,5 điểm) 
Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. 
a) Tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của vật đó. 
b) Tính trọng lượng của vật đó. 
Câu 3: (2,5 điểm)
 a) Kể tên các loại máy cơ đơn giản? 
 b) Lấy hai ví dụ thực tế về các máy cơ đơn giản?
 c) Khi đi xe đạp lên dốc ta phải đi ngoàn ngoèo từ phải sang trái rồi từ trái sang phải. Giải thích tại sao phải đi như vậy?
.................HẾT.............
PHÒNG GD&ĐT TP HÒA BÌNH TRƯỜNG TH&THCS TRUNG MINH
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 - NĂM HỌC 2018 - 2019
Ngày kiểm tra: Ngày tháng 12 năm 2018
 (Hướng dẫn chấm gồm có 01 trang)
Câu
Nội dung/Đáp án
Điểm
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
1
D
0,5
2
B
0,5
3
B
0,5
4
D
0,5
5
A
0,5
6
C
0,5
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
1
(2,0 điểm)
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 
1,0
- Kết quả tác dụng của lực:
+ Làm biến đổi chuyển động của vật.
0,5
+ Làm vật biến dạng.
0,5
2
(2,5 điểm)
 Tóm tắt:
 m = 180kg ; V = 1,2 m3
 D = ? ; d = ?; P = ?
0,5
Giải:
a) Khối lượng riêng của vật là:
D = = 150 (kg/m3)
0,5
b) Trọng lượng riêng của vật là:
 d = 10D = 150.10 = 1500 (N/m3)
0,5
Trọng lượng của vật là:
 P = 10.m = 10.180 = 1800 (N)
0,5
Đáp số: 150 (kg/m3); 1500 (N/m3); 1800 (N)
0,5
3
(2,5 điểm)
a) Các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 
1,0
b) Ví dụ: Xà beeng, búa nhổ đinh, ván nghiêng lên bậc nhà, bánh xe kéo nước từ giếng lên,
0,5
c) Vì khi đi như vậy sẽ giảm được độ nghiêng, độ dốc của đường nên lực đẩy xe nhỏ hơn khi đi thẳng.
1,0
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ
 Lý Xuân Tùng
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
- KT: - Củng cố kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7 của chương I
- KN: - Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập.
- TĐ: - Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP
PP chủ yếu: Vấn đáp, tổng hợp, HĐ nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
Hoạt động 1: ÔN TẬP LÍ THUYẾT
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7 của chương I
	- Thời gian:15’
	- Đồ dùng:Bảng phụ.
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS lần lượt trả lời : 
H: Hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo:
 A. Độ dài 
 B.Thể tích 
 C. Khối lượng
H: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác là gì?
H: Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
H: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
H: Lực hút của Trái đất lên các vật gọi là gì? 
H: Trên vỏ hộp kem giặt VISO có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
Treo bản phụ C9
H: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
I. Lý thuyết
HS lần lượt trả lời : 
C1: 
 A. Thước
 B. Bình chia độ, bình tràn.
 C. Cân.
C2: Lực.
C3: Làm vật bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật.
C4: Hai lực cân bằng.
C5: Trọng lực hay trọng lượng.
C7: Khối lượng của kem giặt trong hộp.
HS lên điền vào bảng phụ.
C9: Đơn vị đo độ dài là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo thể tích là mét khối, kí hiệu là m3.
Đơn vị đo lực là Niu tơn, kí hiệu là N.
Đơn vị đo khối lượng là kílôgam, kí hiệu là kg
Hoạt động 2: VẬN DỤNG 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập.
	- Thời gian:28’
	- Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm.
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS hoạt động nhóm. Treo bảng phụ.
H: Mỗi bạn dựng các từ có sẵn trong khung phần 1 SGK-54 viết thành ít nhất 2 câu khác nhau? cả nhóm viết thành 5 câu khác nhau?
GV: yêu cầu các nhóm treo bảng nhóm nhận xét lẫn nhau?
GV: NX- sửa sai nếu có 
GV: Gọi 1 HS đọc bài 2 SGK
H: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất?
H: Hãy một VD chứng tỏ lực TD lên 1 vật làm biến đổi chuyển động của vật đó? 
H: Hãy một VD chứng tỏ lực TD lên 1 vật làm biến dạng vật đó?
GV: Gọi 3 HS lên bảng làm BT 3.2; 3.3; 3.5
H: Hãy NX bài của bạn?
GV: NX-BX
II. Vận dụng:
HS hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm
Bài 1:
1. Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
2. Người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
3. Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên các đinh.
4. Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
5. Chiếc vợt bóng bàn tác dụng lực đẩy lên quả bóng bàn.
Bài 2
Chọn câu C.
Bài 3: Khi ta chơi đá cầu chân ta đã TD 1 lực vào quả cầu làm quả cầu chuyển động. 
Bài 4: Khi ta làm bánh dầy tay ta TD vào cục bột là cục bột biến dạng.
3 HS lên bảng làm BT 3.2; 3.3; 3.5
Bài 3.2: C. 100 cm3 và 2 cm3
 Bài 3.3: GHĐ và ĐCNN của các bình ở hình 3.2 lần lượt là:
a, 100 cm3 và 5 cm3
b, 250 cm3 và 25 cm3
Bài 3.5: ĐCNN của bình chia độ dùng trong bài thực hành là:
a, 0,2 cm3
b, 0,1 cm3 hoặc 0,5 cm3
NX bài của bạn
V. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’ )
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ từ bài 1 đến bài 7 
	- Xem lại toàn bộ các bài tập đã làm và các câu hỏi từ bài 1 đến bài 7 tiết sau kiểm tra 1 tiết.
TIẾT 19. ĐÒN BẨY
I. MỤC TIÊU:
1. KT: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. KN: Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
3.TĐ: Tích cực, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Cho mỗi nhóm học sinh: 
Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
Một khối trụ kim loại có móc 2N.
Một giá đỡ có thanh ngang.
 Cho cả lớp: Máy chiếu
 	Một vật nặng.
Một cái gậy.
Một vật kê.
Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4.
Bảng kết quả thí nghiệm, bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP:
PP chủ yếu: HĐ nhóm, đăth và giải quyết vấn đề.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
	*) Khởi động.
	- Thời gian:3’
	- Cách tiến hành:
Một số người quyết định dùng cần vợt để nâng ống bê tông lên (H.15.1) liệu làm thế có dễ dàng hơn hay không? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy.
- Mục tiêu: Nêu được tác dụng của đòn bẩy. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
- Thời gian:12’
	- Đồ dùng:Bảng phụ
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho học sinh quan sát các hình vẽ và bảng phụ, sau đó đọc nội dung mục 1. Cho biết các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào?
(Giáo viên tóm tắt nội dung và ghi lên bảng)
GV: YCHS điền các chữ O; O1; O2 vào vị trí thích hợp trên H 15.2; H 15.3.
I. Tìm hiểu cấu tạo đòn bẩy
Học sinh quan sát các hình vẽ, bảng phụ
O
B
A
F2
F1
Các đòn bẩy đều có một điểm xác định gọi là điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa
– Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1).
– Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2).
HS điền 
C1: 1 (O1) – 2 (O) – 3 (O2)
 4 (O1) – 5 (O) – 6 (O2).
Hoạt động 2: Tìm hiểu đũn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
- Mục tiêu: Sử dụng được đòn bẩy phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
- Thời gian:28
	- Đồ dùng: Cho mỗi nhóm học sinh: 
Một lực kế có GHĐ từ 2N trở lên.
Một khối trụ kim loại có móc 2N.
Một giá đỡ có thanh ngang.
 Cho cả lớp: 
 Một vật nặng.
Một cái gậy.
Một vật kê.
Tranh minh họa: 15.1, 15.2, 15.3,15.4.
Bảng kết quả thí nghiệm,
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Cho học sinh đọc nội dung đặt vấn đề SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
H: Trong H 15.4 các điểm O; O1; O2 là gì?
H: Khoảng cách OO1 và OO2 là gì?
H: Muốn F2 nhỏ hơn F1 thì OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
GV: Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm: “So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi vị trí các điểm O; O1, O2.
Cho học sinh chép bảng kết quả thí nghiệm.
GV: YCHS Đo trọng lượng của vật.
 Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo 3 trường hợp trong bảng 15.1.
C3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
*)Ghi nhớ và vận dụng
- Đòn bẩy có cấu tạo các điểm nào?
C4: Tìm thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
C5:Hãy chỉ ra điểm tựa, các lực tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong H 15.5.
GV hd HS làm.
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
Đặt vấn đề:
Học sinh đọc
Hình 15.4: Muốn lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng của vật (F1) thì các khoảng cách OO1 và OO2 phải thỏa mãn điều kiện gì?
2.Thí nghiệm:
HS làm TN theo nhóm. 
 a. Chuẩn bị: lực kế, khối trụ kim loại có móc, dây buộc, giá đỡ có thanh ngang.
 b. Tiến hành đo: 
C2: Học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 15.4 để đo lực kéo F2 và ghi vào bảng 15.1.
3. Rút ra kết luận: 
C3: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
HĐ cá nhân trả lời.
C4: Tùy theo học sinh.
C5: Điểm tựa
– Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền.
– Trục bánh xe cút kít.
– Ốc vít giữ chặt hai lưỡi kéo.
– Trục quay bấp bênh.
 Điểm tác dụng của lực F1:
– Chỗ nước đẩy vào mái chèo.
– Chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm.
– Chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo.
– Chỗ một bạn ngồi.
 Điểm tác dụng của lực F2:
– Chỗ tay cầm mái chèo.
– Chỗ tay cầm xe cút kít.
– Chỗ tay cầm kéo.
V. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’ )
- Học thuộc nội dung ghi nhớ.
- Bài tập về nhà: 15.2; 15.3 trong sách bài tập.
	 - Đọc trước bài mới.
***************************************************
Ngày soạn:12/ 01/ 2016
Ngày giảng: 
Tiết 20: RÒNG RỌC
I. MỤC TIÊU
- KT: Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 
- KN: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
- TĐ: - Chính xác, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a/ Cho mổi nhóm học sinh:Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. Khối trụ kim loại có móc nặng 2N. 
-Một ròng rọc cố định( kèm theo giá đỡ)
-Một ròng rọc động(có giá )
 b/ Cho cả lớp: Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2và bảng 16.1 SGK
III. PHƯƠNG PHÁP
PP chủ yếu: Vấn đáp, hợp tác nhóm.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
	*) Khởi động.
	- Thời gian:3’
	- Cách tiến hành:
Ngoài trường hợp dùng mặt phẳng nghiên dùng đòn bẩy có thể dùng ròng rọc để nâng ống bê tông lên được không?
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc( 10 phút ).
- Mục tiêu: Nêu được tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động
	- Đồ dùng: Tranh vẻ tô hình 16.1, 16.2và bảng 16.1 SGK
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Cho học sinh đọc phần thu thập thông tin ở mục 1:
GV: Treo hình 16.2 ( a , b lên bảng ) .
 -mắc 1 bộ ròng rọc động , ròng rọc cố định lên bàn
GV : Giới thiệu chung về ròng rọc 1 bánh xe có rãnh , quay quanh 1 trục , có móc treo. 
H: Theo em như thế nào là ròng rọc cố định , ròng rọc động ? 
I. Tìm hiểu về ròng rọc:
Học sinh đọc phần thu thập thông tin ở mục 1:
HS trả lời.
C1: Ròng rọc là bánh xe có rãnh, quay quanh trục có móc treo.
Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định ( có móc treo trên bánh xe).
Khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định. (Hình 16.2a)
Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt qua dây, trục của bánh xe không được mắc cố định.
 Khi kéo dây, bánh xe vừa chuyển động cùng với trục của nó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm công việc dể dàng hơn như thế nào ? ( 20 phút ).
- Mục tiêu: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.
	- Đồ dùng: Lực kế có GHĐ từ 2N trở lên. Khối trụ kim loại có móc nặng 2N. 
-Một ròng rọc cố định( kèm theo giá đỡ)
-Một ròng rọc động(có giá )
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: YC 1 HS nêu dụng cụ thí nghiệm
 Và cách lắp thí nghiệm và các bước lµm thí nghiệm:
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm C2 trong 5
 GV: Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy 
so sánh : 
a/ Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định ?
b/ Chiều, cường độ của lực kéo lực lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động?
GV: Gọi 1HS trả lời C4, HS khác nhận xét Và sửa sai nếu có
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
 1.Thí nghiệm : 
1 HS nêu dụng cụ thí nghiệm
a. Chuẩn bị : lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo.
C2:Tiến hành đo (Ghi kết quả vào bảng16.1)
HS hoạt động nhóm
2. Nhận xét:
- Đo lực kéo vât theo phương thẳng đứng
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định
- Đo lực kéo vật qua ròng rọc động
 a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên). So sánh chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là ngược nhau. Độ lớn của hai lực nầy như nhau (bằng nhau)
 b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên ) so sánh với chiều của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động 
3. Rút ra kết luận
1HS trả lời C4 
 a. Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp 
 b. Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hoạt động 3: Vận dụng
- Mục tiêu: Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. 
- Thời gian:10’
	- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
H: Tìm những thí dụ về sử dụng ròng rọc?
H: Dùng ròng rọc cố định có lợi gì?
H: Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn ? Tại sao ?
C5: Tuỳ học sinh (Có sửa chửa)
 HS trả lời C6; C7.
C6: Dùng ròng rọc cố định giúp lµm thay đổi hướng của lực kéo( được lợi về hướng ) dùng ròng rọc động được lợi về lực.
C7: Sử dụng hệ thống gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động thì có lợi hơn vì vừa lợi về lực, vừa lợi về hướng của lực kéo.
V. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2’ )
- Cho học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
 	- Làm bài tập số 16.1, 16.2, 16.3 ở nhà
 - Xem trước nội dung bài mới.
***********************************************
Ngày soạn : 17/ 01/ 2016
Ngày giảng:
CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC
Tiết 21: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU
- KT: Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
 Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- KN: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
- TĐ: Nghiêm túc, chủ động, hợp tác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 1 quả cầu kim loại và 1 vòng kim l

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_6_nam_hoc_2019_2020_ban_2_cot.doc