Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Hồng Hạnh
1/ Bài cũ: Nhận biết cây cối và con vật
+Các loại cây đều có những bộ phận chính nào g?
+Các loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống nhưng chúng đều có những bộ phậnchính nào?
GV nhận xét bài cũ
2/ Bài mới
*Hoạt động 1: Làm việc với những tấm ảnh về trời nắng hoặc trời mưa.
*Mục tiêu:
-Hs nhận biết các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa.
-Hs biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
*Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 4 nhóm
-Gv yêu cầu hs cá nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa.
-Trước hết, lần lượt hỏi hs (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nắng. Sau đó một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng cho cả nhóm nghe.
TUẦN 30 Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018 TỰ NHIÊN XÃ HỘI : TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA I/Mục tiêu : Giúp học sinh biết: -Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. -Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. -Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa. *KNS: Kĩ năng ra quyết định, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. * BVMT: Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. * BĐKH: HS hiểu trời nắng, trời mưa là hiện tượng diễn ra của thời II/Đồ dùng dạy học -Các hình trong bài 30 SGK. -Gv và hs sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: Nhận biết cây cối và con vật +Các loại cây đều có những bộ phận chính nào g? +Các loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sốngnhưng chúng đều có những bộ phậnchính nào? GV nhận xét bài cũ 2/ Bài mới *Hoạt động 1: Làm việc với những tấm ảnh về trời nắng hoặc trời mưa. *Mục tiêu: -Hs nhận biết các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa. -Hs biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. *Cách tiến hành: -Chia lớp thành 4 nhóm -Gv yêu cầu hs cá nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa. -Trước hết, lần lượt hỏi hs (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nắng. Sau đó một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng cho cả nhóm nghe. -Tiếp theo, lần lượt hỏi hs (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời mưa. Sau đó, một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời mưa. -Gv yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. *GVKL: -Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng. Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu mọi cảnh vật, đường phố khô ráo -Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt Trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời... *GD BĐKH: Trời nắng, trời mưa là hiện tượng diễn ra của thời thiết *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi *Mục tiêu: Hs có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. *Cách tiến hành: -Gv yêu cầu HS tìm bài 30 “ Trời nắng, trời mưa” trong SGK; hai hs hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK: +Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải nhớ đội mũ, nón? +Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa bạn nhớ làm gì? -Gv gọi một số hs nói lại những gì các em đã thảo luận. *GVKL: Khi đưới trời nắng, phải đội mũ, nón để không bị ốm (nhức đầu, sổ mũi..) Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt. BVMT: Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. *Hoạt động: Trò chơi“Trời nắng, trời mưa”. *Mục tiêu: Củng cố bài *Cách tiến hành: -GV chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc có viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón -GV phổ biến cách chơi: +Một hs hô “trời nắng”, các HS cầm nhanh những tấm bìa có vẽ ( hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng. + -GV nhận xét tiết học-Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, chì màu Bài sau Thực hành “Quan sát bầu trời” -HS trả lời: +rễ, thân , lá, hoa. +đầu, mình, cơ quan di chuyển. -HS phân loại tranh, ảnh theo nhóm trời nắng, trời mưa. -HS nêu: bầu trời trong xanh, có mây trắng,Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu mọi cảnh vật, đường phố khô ráo -Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt Trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời -HS trưng bày tranh, ảnh. -HS nghe -HS thảo luận nhóm đôi: + để không bị ốm (nhức đầu, sổ mũi..) + mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt. -HS nghe -HS tham gia trò chơi
File đính kèm:
- giao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_tuan_30_nam_hoc_2017_2018.docx