Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Hồng Hạnh
1/ Bài cũ: Con mèo
+ Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
+ Nuôi mèo có lợi gì?
GV nhận xét bài cũ
2/ Bài mới
*Hoạt động 1:Hoạt động lớp quan sát con muỗi
*Mục tiêu: Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
*Cách tiến hành :
-GV cho quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh con muỗi và trả lời câu hỏi sau:
+Con muỗi to hay nhỏ(có thể so sánh với con ruồi)?
+Khi đập muỗi em thấy cơ thể con muỗi cứng hay mềm?
+Hãy chỉ vào đầu, thân, chân và cánh của con muỗi.
+Quan sát kĩ đầu của con muỗi và chỉ vào vòi của con muỗi.
+Con muỗi dùng vòi để làm gì?
+Con muỗi di chuyển như thế nào?
TUẦN 28: Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2018 TNXH: CON MUỖI I/Mục tiêu :Giúp học sinh biết: -Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. -Nơi sống của con muỗi. Một số tác hại của muỗi. Một số cách diệt trử muỗi. -Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. *KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự bảo vệ và làm chủ bản thân, tuyên truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi. II/Đồ dùng dạy học: -Các hình trong bài 28 SGK. -Hs có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp. -Mỗi nhóm chuẩn bị một vài con cá thả vào trong lọ hoặc bình làm bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong; một lọ hoặc túi ni-lon đựng bọ gậy(cung quăng). III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Bài cũ: Con mèo + Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo + Nuôi mèo có lợi gì? GV nhận xét bài cũ 2/ Bài mới *Hoạt động 1:Hoạt động lớp quan sát con muỗi *Mục tiêu: Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi. *Cách tiến hành : -GV cho quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh con muỗi và trả lời câu hỏi sau: +Con muỗi to hay nhỏ(có thể so sánh với con ruồi)? +Khi đập muỗi em thấy cơ thể con muỗi cứng hay mềm? +Hãy chỉ vào đầu, thân, chân và cánh của con muỗi. +Quan sát kĩ đầu của con muỗi và chỉ vào vòi của con muỗi. +Con muỗi dùng vòi để làm gì? +Con muỗi di chuyển như thế nào? *GVKL: Muỗi là một loại sâu bọ bé nhỏ hơn ruồi. Muỗi có đầu, thân, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi hút máu người và động vật để sống. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm *Mục tiêu: Hs biết nơi sống của muỗi và tập tính của con muỗi.Nêu một số tác hại của muỗi, cách diệt trừ muỗivà cách phòng tránh muỗi đốt. *Cách tiến hành: -Gv chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: -Nhóm 1và 2 thảo luận các câu hỏi: +Muỗi thường sống ở đâu? +Vào lúc nào em thường nghe tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất? -Nhóm 4 và 4 thảo luận các câu hỏi: +Bị muỗi đốt có hại gì? +Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết? -Nhóm 5 và 6 thảo luận các câu hỏi: +Trong Sgk trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào?Em còn biết cách nào khác? +Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? -Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày *GVKL: Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp.Muỗi cái hút máu người và động vật để sống. -Muỗi đốt, không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian để truyền bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác. -Muốn không bị muỗi đốt chúng ta cần mắc màn khi ngủ và diệt muỗi. Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, hương diệt muỗi, giữ nhà của sạch sẽ thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào.. *Hoạt động 3: Trò chơi Đập muỗi *Mục tiêu: Củng cố bài *Cách tiến hành:GV hướng dẫn HS chơi -GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh về cây cối, con vật chuẩn bị tiết sau học bài:Nhận biết cây cối và con vật -HS trả lời +Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. +Bắt chuột, làm cảnh. -HS quant sát và trả lời : + nhỏ +mềm +HS chỉ + đốt hút máu + bay bằng cánh -HS nghe -HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trình bày: +Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. +Chiều tối +Muỗi đốt, không những hút máu của chúng ta mà nó còn truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. +Ta cần mắc màn khi ngủ và diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng
File đính kèm:
- giao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2017_2018.docx