Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016

Tiết 4. Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI

 I. Mục tiêu

 - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1),biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm ,lạc quan ,yêu đời(BT2, BT3)

II. Đồ dùng chuẩn bị

- Thầy: Phiếu bài tập

- Trò: Đọc trước bài ở nhà.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 1. Kiểm tra: - Nêu ghi nhớ bài học trước.

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Nội dung bài:

- Nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào phiếu bài tập

- Trình bày bài

Nhận xét, chữa bài

- Nêu yêu cầu của bài

- HS đặt câu vào vở bài tập

- HS đọc bài trước lớp

- Nhận xét, chữa bài

- Nêu yêu cầu của bài

- HS làm bài theo nhóm

- Trình bày bài trước lớp

- Nhận xét, chữa bài * Bài 1 (155).

a, Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, múa vui.

b, Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui,.

c, Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.

d, Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ

* Bài 2 (155).

- Cảm ơn các bạn đã đén góp vui với bọn mình.

- Hôm nay, em rất vui sướng vì em được điểm 10 chính tả.

- Bạn Nam rất vui tính.

- Cuộc sống của gia đình em lúc nào cũng vui vẻ.

* Bài 3 (155).

- Anh ấy cười ha hả,đầy vẻ khoái chí.

- Cu cậu gãi đầu cười hì hì.

- Mấy cô bạn không biết thích thú điều gì, cứ cười hi hí trong góc lớp.

- Anh chàng cười hơ hơ, nom thật vô duyên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của bài báo trên, nêu ý chính của từng đoạn?
- Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- Em rút ra được điều gì qua bài học này?
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn, nêu cách đọc
- Luyện theo nhóm, thi đọc trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
* Luyện đọc:
- Từ khó: động vật, sảng khoái,...
- Câu: Mục đích của việc làm này/ là rút ngắn thời gian chữa bệnh/ và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
* Tìm hiểu bài:
- Đ 1: Tiếng cười là dặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
- Đ 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Đ 3: Người có tài hài hước sẽ sống lâu hơn
- Khi cười tốc đọ thở của con người sẽ tăng lên, các cơ mặt thư giãn...
- Để rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
* Luyện đọc đúng giọng:
- Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười... hẹp mạch máu.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nội dung bài nói gì?
 b. Dặn dò:
	- Học và chuẩn bị bài: Ăn “mầm đá”.
Tiết 4. Toán: 
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp)
I. Mục tiêu 
- Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các số đo đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: Kiểm tra bài tập ở nhà.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài bảng lớp, bảng con
- Nêu yêu cầu của bài
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- HS làm bài trên phiếu
- Trình bày bài trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc đề bài, nêu tóm tắt
- HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (172).
1 m2 = 100 dm2 1 km2 = 1 000 000 m2
1 m2 = 10 000 cm2 1 dm2 = 100 cm2 
* Bài 2 (172).
a. 15 m2 = 150 000 cm2 m2 = 10 dm2 
 103 m2 = 10 300dm2 dm2 = 10 cm2 
 2110 dm2 = 211000 cm2 m2 = 1 000 cm2 
b. 500 cm2 = 5 dm2 1 cm2 = dm2 
 1300dm2 = 13 m2 1dm2 = m2 
 60000 cm2 = 6 m2 1cm2 = m2 
* Bài 4 (173). Giải
Diện tích thửa ruộng là: 64 25 =1600 (m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được là: 
 1600 = 800(kg)
 800 kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Hệ thống lại kiến thức vừa ôn.
 b. Dặn dò:
 	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 2. Đạo đức: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng Việt+
SÁNG
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2016
Tiết 1. Toán: 
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC ( T1)
I. Mục tiêu 
- Nhận được 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập ở nhà
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài: 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu yêu cầu của bài
- Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích của hình vuông
- HS đọc đề, tóm tắt bài toán
- Nêu cách giải bài toán
- HS lên bảng giải, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (173). 
a, Các cạnh song song với nhau: AB và DC
b, Các cạnh vuông góc với nhau: AB và AD
 AD và DC
* Bài 3 (173).
a,b sai.
c,d đúng. 
* Bài 4 (173).
Diện tích một viên gạch là: 
 20 20 = 400 (cm2)
Diện tích phòng học là: 
 8 5 = 40 (m2)
 40m2=400000cm2
Số viên gạch cần dùng: 
 400000 : 400 = 1000 (viên)
 Đáp số: 1000 viên
3. Củng cố- dặn dò:	
 a. Củng cố:
 - Nêu nội dung vừa ôn tập
 b. Dặn dò:
 - Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
Tiết 2: Âm nhạc: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Khoa học 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4. Chính tả (Nghe- viết): 
NÓI NGƯỢC
I. Mục tiêu 
- HS nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian theo lục bát.
 - Làm đúng BT2 ( phân biệt âm đầu thanh dễ lẫn.)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - HS viết bảng con: tròn trịa, chông chênh, liêu xiêu...
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- GV đọc mẫu bài viết, HS đọc lại
- Nội dung bài nói gì?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc – HS viết bảng con
* Viết chính tả:
- GV đọc chính tả- HS viết bài
- GV đọc- HS tự soát lại lỗi trong bài
- Thu chấm 1 số bài – nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- HS theo dõi
- Nói những chuyện phi lý, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
- liếm lông, nậm rượu, lao đao,...
- HS viết chính tả
* Bài 2 (155).
- Thứ tự các từ cần điền: giải đáp, tham gia, dùng, theo dõi, bộ não, không thể.
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs viết đẹp, đúng.
 b. Dặn dò:
- Làm bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
CHIỀU
Tiết 1: Tiếng việt+
Tiết 2: Toán+
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu 
 - Chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh họa cho tính cách của nhân vật (Kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tương sâu sắc về nhân vật (Kể thành chuyện).
 - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
 - Nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Bảng phụ
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - HS kể chuyện về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	Trực tiếp
 b. Nội dung bài:
* GV đọc và ghi đề lên bảng
- HS đọc lại đề, xác định yêu cầu của đề
- HS đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk
- Em hiểu thế nào là người vui tính?
- Những người vui tính em thấy có ở những đâu?
- Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?
- HS lần lượt nói tên câu chuyện, nhân vật sẽ kể?
* HS kể chuyện 
- Kể chuyện theo nhóm, cặp
- HS kể chuyện trước lớp
* Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- Người lúc nào cũng tươi cười, cởi mở với mọi người.
- Ở người thân trong gia đình, ở trường, hàng xóm,...
* Khi kể chuyện cần lưu ý kể câu chuyện có đầu, có cuối,...
* HS thực hành kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố- dặn dò :
 a. Củng cố:
	- Nhận xét, tiết học, bình chọn người kể hay nhất, câu chuyện hay nhất
 b. Dặn dò:
	- Tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
SÁNG
Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016
Tiết 1. Tập đọc:
ĂN “MẦM ĐÁ”
I. Mục tiêu 
 - Bước đầu biết đọc với giọng kể vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời kể của nhân vật và người dẫn câu chuyện.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miêng, vừa khéo giúp chúa thấy được bài học về ăn uống (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Bảng phụ,
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Đọc bài: Vương quốc vắng nụ cười
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Nội dung bài:
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài
- Bài chia làm mấy đoạn? (4 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn mona mầm đá?
- Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
- Cuối cùng chúa có được ăn món mầm đá không? vì sao?
- Vì sao chúa ăn tương cũng thấy ngon?
- Em có nhận xét gì về Trạng Quỳnh?
- HS đọc nối tiếp đoạn, nêu cách đọc từng đoạn
- HS đọc theo cặp, đọc trước lớp
1. Luyện đọc:
- Từ khó: độc đáo, đói bụng,...
- Câu: Trạng thường lối nói hài hước/ hoặc những cách độc đáo/ để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
2. Tìm hiểu bài:
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy mầm đá là món ăn lạ thì muốn ăn.
- Cho người đi lấy đá về ninh, chuẩn bị một lọ tương,...
- Chúa không được ăn mầm đá vì không có món ăn đó.
- Trạng Quỳnh rất thông minh, hóm hỉnh.
3. Luyện đọc đúng giọng:
- Đoạn: Thấy chiếc lọ...
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố: - Nội dung bài nói gì?
 b. Dặn dò: - Học bài và xem bài: Ôn tập.
Tiết 2: Khoa học 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3. Toán:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (T2)
I. Mục tiêu 
 - Nhận được 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình bình hành
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Phiếu bài tập.
 - Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: - Kiểm tra vở bài tập.
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	
b. Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi sgk
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở bài tập, đổi vở kiểm tra kết quả
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- Muốn tính diện tích hình H làm thế nào?
- HS lên bảng thực hiện
* Bài 1 (174). 
a, DE là đoạn thẳng song song với AB
b, CD vuông góc với BC
* Bài 2 (174). Chọn số đo chỉ đúng chiều dài hình 
chữ nhật
A 8cm B
 M N
 4cm 
 P Q
 C D
- Câu C: 16cm
* Bài 4 (174). Giải
Diện tích hình bình hành là: 3 4 = 12 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật BEGC là: 
 4 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình H là: 12 + 12 = 24 (cm2)
 Đáp số: 24cm2
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: - Làm bài tập vở bài tập, xem bài sau.
Tiết 4. Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
 I. Mục tiêu
 - Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1),biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm ,lạc quan ,yêu đời(BT2, BT3)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
	1. Kiểm tra: - Nêu ghi nhớ bài học trước.
	2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào phiếu bài tập
- Trình bày bài
Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS đặt câu vào vở bài tập
- HS đọc bài trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài theo nhóm
- Trình bày bài trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (155). 
a, Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, múa vui.
b, Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui,...
c, Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi.
d, Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ
* Bài 2 (155). 
- Cảm ơn các bạn đã đén góp vui với bọn mình.
- Hôm nay, em rất vui sướng vì em được điểm 10 chính tả.
- Bạn Nam rất vui tính.
- Cuộc sống của gia đình em lúc nào cũng vui vẻ.
* Bài 3 (155).
- Anh ấy cười ha hả,đầy vẻ khoái chí.
- Cu cậu gãi đầu cười hì hì.
- Mấy cô bạn không biết thích thú điều gì, cứ cười hi hí trong góc lớp.
- Anh chàng cười hơ hơ, nom thật vô duyên.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nhắc lại nội dung bài vừa làm.
 b. Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ phương tiện cho câu.
CHIỀU 
Tiết 1 :Toán+
Tiết 2: Kĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3 :Tiếng việt+
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016
Tiết 1. Toán:
	ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu 
 - Ôn tập, củng cố kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập ở nhà.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài bảng lớp, bảng con
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc đề, nêu tóm tắt
- HS làm bài bảng lớp, làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài trên phiếu
- Đọc kết quả bài làm
* Bài 1 (175). Tìm số trung bình cộng
(137 + 248 + 395) : 3 = 260
(348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463
* Bài 2 (175). Giải
 Số người tăng trong 5 năm là:
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 (người)
 Trung bình số dan tăng hàng năm là:
 635 : 5 = 127 (người)
 Đáp số: 127 người
* Bài 3 (175). Giải
Tổ hai góp được số vở là: 36 + 2 = 38 (quyển)
Tổ ba góp được số vở là: 38 + 2 = 40 (quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được là: 
 (36 + 38 + 40) : 3 = 38 (quyển)
 Đáp số: 38 quyển.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Các em vừa được ôn tập nội dung gì?
 b. Dặn dò:
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: 
Tiết 2. Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I. Mục tiêu 
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?- ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu( BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích ,trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện(BT2)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Chữa bài tập ở nhà
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
c, Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bài trên phiếu, trình bày kết quả 
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài và trình bày bài
- Lớp nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (160). Tim trạng ngữ chỉ...
- Bằng một giọng thân tình, thầy khuyện chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
- Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh lang Hồ nổi tiếng.
* Bài 2 (160). 
 Nhà em nuôi rất nhiều gà, nhưng em thích nhất là con gà mái mẹ, đang nuôi một đàn con nhỏ mới nở trông rất xinh. Hằng ngày, gà mẹ thường đưa con đi kiếm mồi. Có lúc trời mưa bằng đôi cánh to rộng, gà mẹ che chở cho đàn con...
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nêu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện?
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài
Tiết 3. Địa lí:	
(Giáo viên chuyên dạy).
Tiết 4. Tập làm văn: 
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu 
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật ( đúng ý,bố cục rõ ràng,dùng từ ,đặt câu và viết đúng chính tả,), tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. GV: Phiếu bài tập, bảng phụ
2. HS: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
	1. Kiểm tra: - Nêu dàn bài chung của bài văn tả con vật?
	2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 	
 b. Nội dung bài:
- GV đọc và ghi đề lên bảng
- HS đọc lại đề và xác định thể loại, nội dung chính của đề
- GV nhận xét bài viết của học sinh
* Ưu điểm:
* Nhược điểm:
- GV công bố kết quả làm bài của HS
c, Hướng dẫn chữa bài:
- Yêu cầu HS đọc lời cô phê, viết vào phiếu các lỗi (chính tả, từ, câu)
- HS tự chữa bài, trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung
* Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà.
- Thể loại: văn miêu tả
- Kiểu bài: Tả con vật
* Nhận xét kết quả làm bài của HS
- Bài viết đúng với yêu cầu của đề, bảo đảm đầy đủ nội dung của từng phần, nêu được những nét chính miêu tả về hình dáng bên ngoài của con vật, hoạt động của nó.
- Bài viết có sáng tạo, biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả, bài viết trình bày sạch sẽ.
- Một số bài làm còn sơ sài, chưa tả được nét nổi bật về hình dáng bên ngoài của con vật.
- Dùng từ chưa sát hợp, câu dài lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
* Những lỗi sai cần sửa:
- Chính tả: gà chống, bộ đông,...
- Từ: Lúc nào chú gà trống cũng gáy vang vang
- Câu: Đôi cánh dang rộng, cổ rướn cao khi gáy, mắt tròn đen tinh nhanh, mào đỏ tươi.
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
CHIỀU
Tiết 1:Toán+ 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 2: Mĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2016
Tiết 1. Thể dục:
(Giáo viên chuyên dạy).
Tiết 2. Toán: 
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ 
KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu 
 - Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải bài toán “Tìm hai số khí biết tổng và hiệu của hai số đó”
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
 1. Kiểm tra: Kiểm tra bài tập ở nhà.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS nêu cách tìm số lớn, số bé?
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc đề, nêu cách giải và giải
- HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc đề, tóm tắt đề
- HS thực hiện giải bài 
- Lớp nhận xét và chữa bài
* Bài 1 (175). Viết số thích hợp vào chỗ trống
Tổng của hai số
318
1945
3271
Hiệu của hai số
42
87
493
 Số lớn
180
1016
1882
 Số bé
138
929
1389
* Bài 2 (175). Giải
Đội thứ nhất trồng được là: 
 (1375 + 285) : 2 = 830 (cây)
Đội thứ hai trồng được là: 830 - 285 = 545 (cây)
 Đáp số: Đội 1: 830 cây
 Đội 2: 545 cây
* Bài 3 (175). Giải
Nửa chu vi thửa ruộng là: 530 : 2 = 265 (m)
Chiều dài thửa ruộng là: (265 + 47) : 2 = 156 (m)
Chiều rộng thửa ruộng là: 156 - 47 = 109 (m)
Diện tích thửa ruộng là: 156 109 = 17004 (m2)
 Đáp số: 17004 m2
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn.
 b. Dặn dò: - Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3. Lịch sử: 
(Giáo viên chuyên dạy).
Tiết 4. Tập làm văn:
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu 
 - HS hiểu các yêu cầu trong điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí trong nước.
 - Biết điền nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Đọc lại thư chuyển tiền ở tiết trước.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- Đọc yêu cầu của bài và mẫu điện chuyển tiền đi
- GV giải thích những chữ viết tắt và hướng dẫn HS cách điền
- HS làm bài, đọc trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài- Đọc nội dung giấy đặt mua báo chí trong nước
- GV giải thích từ khó
- HS làm bài trên phiếu
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét bài, bổ sung
* Bài 1 (161).
- Họ tên người gửi: Lò Văn Đồng
- Địa chỉ: Bản Tin Tốc B,Xã Pú Hồng-ĐBĐ-ĐB
- Số tiền gửi: 1 000 000 đồng (Một triệu đồng chẵn)
- Họ tên người nhận bà: Li Thị Dấu
- Địa chỉ: Bản Ao Cá- Xá Pú Hồng –ĐBĐ-ĐB
* Bài 2 (161).
- Tên độc giả: Lường Văn Anh
- Địa chỉ: Bản Phiêng Muông A, Xã Pú Hồng-ĐBĐ-ĐB
- Tên báo chí: Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong
- Thời hạn: Từ tháng 2/ 2015 đến tháng 3/ 2015
- Số lượng 1 kì: 1
- Giá tiền: 7000 đồng; 15000 đồng
- Thành tiền: 22000 đồng(Hai mươi hai nghìn đồng)
 Người nhận đặt mua.
 Số bì
 Kí tên
 Anh
 Lường Văn Anh
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
	- Học bài, chuẩn bị bài ôn tập.
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
SINH HOẠT TUẦN 34
I. Mục tiêu.
 - Học sinh thấy được ưu nhược điểm trong tuần. 
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại.
 - Kế hoạch công việc của tuần sau.
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung sinh hoạt:
A. Nhận xét tuần 34:
1. Các môn học và hoạt động giáo dục: 
 - Các em đi học tương đối đều và đúng giờ quy định.
 - Sách vở đồ dùng học tập của học sinh tương đối đầy đủ. Có nhiều em có ý thức tự giác học tập
 - Hiện tượng lười học vẫn còn diễn ra ở một số em.
- Kĩ năng đọc, viết, tính toán của một số em còn chậm: Xế, Tú, Nhặt. 
2. Các năng lực:	
 - Đa số các em đã biết tự chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc.
 - Kĩ năng giao tiếp một số em còn rụt rè, nhút nhát.
3. Các phẩm chất:
 - Phần đa các em biết chăm học, chăm làm; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh.
4. Các hoạt động khác 
 - Có ý thức tham gia các hoạt động phong trào, thể dục đầu giờ và giữa giờ. Các em luôn có ý thức làm vệ sinh hàng ngày, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
 - Vệ sinh cá nhân của một số em chưa đảm bảo.
B. Phương hướng tuần 35:
1. Các môn học và hoạt động giáo dục.
 - Duy trì tốt sĩ số học sinh hiện có của lớp	
 - Thường xuyên nhắc nhở các em luyện đọc, viết, luyện tập làm toán.
 - Thường xuyên rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong các tiết học và cuối giờ học các buổi chiều trong tuần.
2. Các năng lực 	
 - Học sinh biết tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớ

File đính kèm:

  • docTUAN 34.doc