Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tiết 122: Cộng số đo thời gian - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hoanh

- GV nêu: Đó cũng chính là phép cộng 2 số đo thời gian

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách thực hiện phép tính.

- GV gọi một số học sinh trình bày cách tính của mình.

- GV nhận xét, khen ngợi cách mà HS đưa ra.

- GV yêu cầu cầu HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào vở.

- GV lưu ý HS: Để dễ thực hiện phép tính này chúng ta cộng theo hàng dọc và các đơn vị thời gian phải thẳng hàng với nhau (Giờ thẳng cột với giờ, phút thẳng cột với phút).

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV kết luận: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tiết 122: Cộng số đo thời gian - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hoanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Ba ngày 05 tháng 3 năm 2019
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Toán: (Tiết 122 )
Bài: CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
 - Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng phép cộng số đo thời gian để giải các bài toán đơn giản có liên quan.
 - Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.
 - Có khả năng động não, tư duy giải quyết vấn đề. Thực hành thành thạo trong các phép tính để vận dung vào giải toán. Cẩn thận và biết khám phá những cách giải hay. Chia sẻ kết quả học tập với bạn.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Bảng phụ, SGK, phiếu bài tập.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3 phút
15 phút
15 phút
2 phút
1.Hoạt động khởi động.
- Lớp trưởng bắt cho lớp bài hát: “ Reo vang bình minh”.
- GV hỏi:
+ Tiết trước chúng ta học bài gì?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “tiếp sức” để ôn lại kiến thức bài trước.
- GV phổ biến luật chơi: GV chọn ra 2 đội chơi để thi với nhau, các thành viên của mỗi đội sẽ lần lượt đổi các đơn vị đo thời gian sau trong thời gian 2 phút, đội nào hoàn thành trước sẽ là đội thắng cuộc.
 12 phút = .... giây
 3 năm 2 tháng = . tháng
 84 phút =. giờ
 1,5 giờ =. phút 
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu bài : Để giúp các em biết cách thực hiện cộng số đo thời gian như thế nào. Tiết học hôm nay cô và các em cùng nhau tìm hiểu bài “ Cộng số đo thời gian”.
- GV ghi tên bài và yêu cầu HS nhắc lại.
 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng số đo thời gian
- GV dán bảng phụ bài toán ví dụ 1 trong SGK trang 131.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ
- GV vừa tóm tắt vừa hỏi:
+ Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết bao nhiêu lâu?
+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết bao nhiêu lâu?
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Hà Nội
Thanh Hóa
Vinh
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
?
- Sơ đồ bài toán:
+ Vậy muốn biết ô tô đi từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?
- GV cho HS nêu phép tính tương ứng.
- GV nhận xét
- GV nêu: Đó cũng chính là phép cộng 2 số đo thời gian
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách thực hiện phép tính.
- GV gọi một số học sinh trình bày cách tính của mình.
- GV nhận xét, khen ngợi cách mà HS đưa ra.
- GV yêu cầu cầu HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào vở.
- GV lưu ý HS: Để dễ thực hiện phép tính này chúng ta cộng theo hàng dọc và các đơn vị thời gian phải thẳng hàng với nhau (Giờ thẳng cột với giờ, phút thẳng cột với phút).
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV kết luận: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút.
* GV dán bảng phụ bài toán ví dụ 2 trong SGK trang 132.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
22 phút 58 giây
23 phút 25 giây
?
- GV nhận xét và chốt lại nội dung bài bằng sơ đồ.
+ Muốn biết người đua xe đạp đi cả hai quãng đường hết thời gian là bao nhiêu ta làm như thế nào?
+ Để dễ thực hiện phép tính chúng ta cần phải đặt tính như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV gọi một HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và giải thích: 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây (vì số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề).
* Qua hai ví dụ trên GV lưu ý HS về cách thực hiện phép cộng số đo thời gian: Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số cùng một loại đơn vị đo phải thẳng cột với nhau và cộng từng cột như với phép cộng số tự nhiên. 
- GV hỏi: Vậy để thực hiện phép cộng số đo thời gian ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và và rút ra kết luận: 
+ Khi cộng số thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: 
- GV yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên yêu cầu bốn HS lên bảng làm bài (mỗi học sinh thực hiện 1 phép tính), cả lớp làm vào vở. 
a)
* 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = ?
* 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = ?
b)
* 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = ?
* 4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây =?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
- GV yêu cầu một HS đọc bài toán.
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét và chốt lại bài toán.
+ Muốn biết Lâm đi hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào?
 - GV cho HS làm bài vào phiếu bài tập. Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và thống nhất lời giải.
3. Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu 1 HS nêu lại chú ý khi cộng số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà luyện tập thêm cộng các số đo thời gian. 
- Chuẩn bị bài mới “ Trừ số đo thời gian”.
- HS hát.
- HS trả lời
+ Tiết trước học bài “Số đo thời gian”
- HS lắng nghe
+ 2 đội chơi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS ghi vở.
- HS chú ý quan sát
- HS đọc
- HS trả lời:
+ Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết 3 giờ 15 phút,
+ Xe tiếp tục đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính thời gian ô tô đi cả quãng đường từ Hà Nội đến Vinh.
+ Ta phải thực hiện phép cộng.
- HS nêu phép tính: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút. 
- HS lắng nghe
- HS thảo luận
- HS nêu trước lớp, HS có thể đưa ra các cách như sau:
+ Đổi ra số thập phân rồi tính.
+ Đổi ra phút rồi tính.
+ Đặt tính rồi tính
- 1HS lên bảng đặt tính và tính
+
 3 giờ 15 phút
 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút
- HS lắng nghe
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc
- HS trả lời:
+ Một người tham gia đua xe đạp, quãng đường đầu tiên đi hết 22 phút 58 giây, quãng đường thứ hai đi hết 23 phút 25 giây.
+ Đi cả hai quãng đường hết thời gian là bao nhiêu?
+ HS lắng nghe
+ Lấy 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
+ Đặt tính theo hàng dọc
- HS lắng nghe
- 1HS lên bảng đặt tính và tính
+
22 phút 58 giây 
 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Ta thực hiện cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu.
- Bốn HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
* 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 12 năm 15 tháng = 13 năm 3 tháng
* 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút
* 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 7 ngày 35 giờ = 8 ngày 11 giờ
* 4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = 9 phút 28 giây
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời:
+ Bài toán cho biết “ Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút.
+ Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng hết bao nhiêu thời gian?
- HS lắng nghe.
+ Lấy 35 phút + 2 giờ 20 phút.
- Một HS lên bảng giải bài, cả lớp làm vào phiếu bài tập.
 Giải:
Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện Bảo tàng lịch sử là:
 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút.
- Học sinh nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
PHIẾU BÀI TẬP
 Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ?
Bài giải

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_5_tiet_122_cong_so_do_thoi_gian_nam_hoc.docx