Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 9

A/Mục tiêu

-Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước

-Vẽ được đường cao của một hình tam giác .

B/Đồ dùng dạy- học

-Thước kẻ và thước ê ke

C/Các hoạt động dạy-học

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
§40 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A/ Mục tiêu
-Có biểu tượng về hai đường thẳng song song .
-Nhận biết được hai đường thẳng song song . 
B/ Đồ dùng dạy- học
-Thước thẳng và ê ke
C/ Các hoạt động dạy-học
HĐ của GV
HĐ của HS
I/Bài cũ:
-Y/c hs nêu tên các cặp cạnh vuông góc nhau, các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau trong hình 
 A B 
 C
 E D 
II/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
2/Giới thiêu hai đường thẳng song song
 -Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, Y/c hs đọc tên hình
-Dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB và CD .Hai đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song nhau
-Tương tự cho hs kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía, thì cạnh AD và BC có song song nhau không?
-Nêu: Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau
-Cho hs liên hệ các hình ảnh 2 đường thẳng song song ở xung quanh ta.
-Cho hs tập vẽ hai đường thẳng song song
3/Thực hành
Bài 1:
-Gọi hs đọc đề bài.
a/Vẽ hình chữ nhật ABCD ,Y/c hs nêu các cặp cạnh song song có trong hình đó
b/Tương tự, Y/c hs nêu các cặp cạnh song song có trong hình vuông MNPQ 
Bài 2:
-Gọi hs đọc đề bài
-Y/c hs quan sát hình và nêu các cặp cạnh song song với cạnh BE
Bài 3:(a)
-Cho hs đọc nội dung bài
a/Trong hình MNPQ & EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau?
b/ Trong 2 hình trên có các cặp cạnh nào vuông góc với nhau?
III/ Củng cố-Dặn dò
-Thế nào là hai đường thẳng song song nhau?
-Nhận xét giờ học
-Dặn hsCBB:Vẽ hai đường thẳng vuông góc
-2 hs trình bày.
-Đọc lại đề.
-Hình chữ nhật ABCD.
-Theo dõi GV thực hiện.
-1hs lên thực hiện và trả lời câu hỏi của cô.
-Vài hs nhắc lại.
-2 cạnh đối diện của bảng đen, 2 mép đối diện của vở, các chấn song cửa sổ..
-Tập vẽ vào vở nháp
-1hs đọc
a/AB & DC A B M N 
 AD & BC
b/ MN & PQ D C Q P
 MQ & NP
-Cạnh AB & CD song song với cạnh BE
-1hs đọc , lớp đọc thầm.
a/-Trong hình MNPQ có cạnh MN & QP song song nhau
-Trong hình EDIHG có cạnh ID song song với cạnh DH
b/-Cạnh MN vuông góc với cạn MQ
Cạnh MQ vuông góc với cạnh QP
Cạnh DI vuông góc với cạnh IH
Cạnh IH vuông góc với cạnhHG
-Là 2 đường thẳng không bao giờ cắt nhau
Bổ sung: 
§42 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
A/Mục tiêu
-Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước 
-Vẽ được đường cao của một hình tam giác .
B/Đồ dùng dạy- học
-Thước kẻ và thước ê ke
C/Các hoạt động dạy-học
HĐ của GV
HĐ của HS
I/Bài cũ:
-Nêu tên các cặp cạnh song song nhau, các cặp cạnh không song song nhau trong hình sau:
 A B
 D C
 II/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
2/Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước
-GV thực hiện các thao tác như SGK, vừa thao tác vừa nêu cách vẽ cho hs quan sát(Từng trường hợp).
-Cho hs thực hành vẽ 
+Y/c hs vẽ đường thẳng AB bất kì. Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc ngoài đường thẳng AB).Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB
3.HD vẽ đường cao của hình tam giác
-Vẽ hình tam giác ABC lên bảng. Y/c hs đọc tên hình tam giác đó
-Gọi hs vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC tại điểm H.
-Nêu : Ta gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Vậy đường cao của tam giác là gì?
-Y/c hs vẽ đường cao hạ từ đỉnh B vạ đỉnh C của tam giác ABC
-Một hình tam giác có mấy đường cao?
3/Thực hành
Bài 1:
-Gọi hs nêu y/c bài.
-Y/c hs vẽ vào vở, 3hs lên bảng vẽ 3 trường hợp
và nêu cách thực hiện
Bài 2:
-Bài tập yêu cầu ta làm gì?
-Cho hs xác định đường cao AH đi qua đỉnh nào và vuông góc với cạnh nào của tam giác ABC
-Y/c hs tự làm bài , 3 hs lên bảng vẽ trong 3 trường hợp
III/Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs về nhà CBB:Vẽ hai đường thẳng vuông góc
-2HS trình bày
-Đọc lại đề.
-Theo dõi GV HD trong từng trường hợp
-Tập vẽ đường thẳng đi qua một điểm à vuông góc với một đường thẳng cho trước trong vở nháp.
Điểm E trên đường thẳng AB
 C
A =E B
 	D
Điểm E trên đường thẳng CD
 C
 =E
A B
 D
-Hình tam giác ABC.
-1hs lên bảng vẽ, lớp vẽ vở nháp.
đường cao AH
 A 
 B C
 H
-Đường cao của hình tam giác chính là đường thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
HS thực hành vẽ D
 C 
 E C 
C E D 
 D
-Vẽ đường thẳng di qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD 
-Vẽ vào vở
-Nhận xét bài làm trên bảng.
-Vẽ đường cao của tam giác ABC trong mỗi trường hợp .
 -AH đi qua đỉnh A và vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC
-Làm bài
-Nhận xét bài trên bảng
 A
 B C
 H
 H B 
 B H C A C A B 
Bổ sung: 
§43 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A/Mục tiêu
-Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và sông với một đường thẳng cho trứơc (bằng thước kẻ và ê-ke 
B/Đồ dùng dạy- học
-Thước kẻ và ê ke
C/Các hoạt động dạy-học
HĐ của GV
HĐ của HS
I/Bài cũ:
-HS1: vẽ 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E.
-HS2:Vẽ tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của tam giác này
II/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu bài học- Ghi đề bài lên bảng.
2/HD vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước.
- Gọi hs nêu bài toán
-GV thực hiện các bước vẽ như SGK , vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ.
-Hỏi để hs nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như phần bài học SGK
3/Thực hành
Bài 1:
-Gọi hs nêu y/c bài.
- Để vẽ đực đường thẳng AB đi qua M và với đường thẳng CD trước tiên ta phải vẽ gì? 
-Y/c hs vẽ vào vở, 1hs lên bảng vẽ
-Nhận xét
Bài 3:
-Gọi hs đọc đề bài.
a/Y/c hs hs tự làm bài
-Y/c hs nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B song song với AD
-Tsao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ // với AD
b/Y/c hs dùng thước ê ke ktra dỉnh E là góc gì?
-Nhận xét
III/Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs CBB:Thưc hành vẽ hình chữ nhật.
-2hs lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở nháp.
-Đọc đề bài.
-Theo dõi thao tác của GV
B1: Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB
B2: Vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng NM ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
-Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng AB
-Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD
 C D
 A M B
-1hs đọc
-1 hs lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
-Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB, đường thẳng này // với AD.
-Vì trên hình vẽ có AB vuông góc với AD
Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông
 C
 B E
 A D
-1hs lên bảng ktra, lớp ktra trong hình vẽ của mình (là góc vuông)
Bổ sung: 
§44 THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I/Mục tiêu
-Giúp HS: Biết sử dung thước và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước.
II/Đồ dùng dạy học
-Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III/Hoạt động dạy học
 GV
 HS
A/KTBC
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC.
B/Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh :
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
+Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
-Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
-Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
-GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
-GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK 
3.Thực hành
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
-GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
-GV nhận xét.
Bài 2
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
4.Củng cố-dặn dò
-GV tổng kết giờ học.
-2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
-HS nghe
 M N 
 P Q 
+Các góc này đều là góc vuông.
+Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
-HS vẽ vào giấy nháp.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào Vở
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
-Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm)
-HS làm bài cá nhân.
-HS cả lớp.
Bổ sung: 
§45 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I/Mục tiêu
Giúp HS biết sử dụng thước và ê-ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
II/Đồ dùng dạy học
 Thước kẻ và ê-ke.
III/Hoạt động dạy học
 GV 
 HS
A/KTBC
 -Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật cạnh 5 cm và 3 cm sau đó nêu các cặp cạnh vuông góc và các cặp cạnh song song với nhau.
 -Nhận xét, cho điểm HS
B/Dạy bài mới
1.Vẽ hình vuông cạnh 3 cm
 -Nêu bài toán “Vẽ hình vuông cạnh ABCD có cạnh 3 cm”.
 -Hướng dẫn HS vẽ và vẽ mẫu lên bảng ( vẽ lên bảng hình vuông có cạnh 3 dm).
*Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm.
*Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm.
*Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm.
*Nối A với B ta được hình vuông ABCD
2.Thực hành
 Bài1
a/ HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm (như hướng dẫn SGK ).
b/ HS tự tính được chu vi và diện tích hình vuông có cạnh 4 cm.
 Bài2
-Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như trong SGK ( vẽ vào vở ).
-GV hướng dẫn vẽ hình b: Ta vẽ như hình phần a rồi vẽ thêm hình tròn có tâm là giao điểm hai đường chéo của hình vuông và có bán kính bằng 2 ô.
Bài3
 -Trước hết cho HS vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm. Sau đó:
 -Dùng e- ke kiểm tra để thấy hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
 -Dùng thước đo để thấy hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
3.Củng cố-dặn dò
 -GV nêu lại cách vẽ hình vuông.
 -Nhận xét tiết học.
-Cả lớp vẽ vào nháp sau đó 2 bạn cùng bàn đổi vở kiểm tra cho nhau.
-1 HS lên bảng vẽ với số đo 5 dm và 3 dm.
-Đọc lại bài toán.
-Quan sát GV vẽ đồng thời vẽ hình vuông cạnh 3 cm vào vở.
 A 3 cm B
 D C
-HS vẽ vào vở, rồi tự tính chu vi và tính diện tích.
 Chu vi của hình vuông đó là:
 4 x 4 = 16 (cm)
 Diện tích của hình vuông đó là:
 4 x 4 = 16 (cm2)
Hình vẽ tượng trưng như sau:
a/
b/
 A B
 D C	
Bổ sung: 

File đính kèm:

  • doctoan 4_t9.doc